Hóa chất lạ ngâm vào cá, mực… giúp tăng trọng gấp rưỡi
Gần đây, giới kinh doanh thủy hải sản râm ran về loại hóa chất hòa tan trong nước, mà khi ngâm vào sẽ khiến cá, tôm, mực… tăng trọng gấp rưỡi chỉ trong vòng vài giờ, giúp người bán thu lợi lớn hoặc có thể bán thủy hải sản giá rẻ mà không lỗ. Vậy người tiêu dùng ăn vào những loại thủy hải sản ngâm “thần dược” ấy, có ảnh hưởng sức khỏe không?
Sau chuyến đi biển dài ngày, các tàu đánh cá sẽ vào các cửa biển như Khánh Hội (Cà Mau), Trần Đề (Sóc Trăng),… để bán thủy hải sản và mua lại nhu yếu phẩm.
Sau chầu nhậu bí tỉ, ông T., chủ đại lý mua tôm, mực ở Khánh Hội, đã thừa nhận là ông có sử dụng loại hóa chất lạ để khiến mực tăng trọng. “Từ 1kg mực ban đầu, sau khi ngâm hóa chất, sẽ tăng lên khoảng 1,5kg”, ông nói. Tuy nhiên, chính ông cũng không biết đấy là loại hóa chất gì bởi nó được chính người lấy hàng cung cấp và yêu cầu ông ngâm vào trước khi giao. Tại đại lý, ông luôn căn dặn các nhân công không được lấy mực đã ngâm để ăn. “Tôi cũng không biết có độc hay không. Nhưng cứ đề phòng. Mà răn như vậy cũng có cái lý riêng là để tụi nó đừng có chôm chỉa mà ăn”, ông T. nói.
Dù đã sử dụng hết cách, nhưng PV vẫn không tài nào lấy được 1 ít hóa chất ấy để đem về phân tích. Và thông tin chỉ dừng lại ở mức: hóa chất lạ dùng để ngâm mực là có, nhưng không biết là chất gì, có độc hay không.
Vạch trần loại “thần dược” tăng trọng
Mới đây, PV tiếp xúc được với một số giám đốc doanh nghiệp thủy sản ở miền Tây chuyên xuất khẩu cá da trơn. Và sự thật về loại hóa chất ấy đã được tiết lộ. Theo giới kinh doanh thủy sản, hóa chất này được nhập về từ nước ngoài với giá chỉ hơn 30.000đ/kg. Nó có nguồn gốc Thái Lan, Trung Quốc… Tính ra, chỉ cần tốn hơn 300đ để ngâm hóa chất (100kg thủy sản chỉ xài 1kg hóa chất), thì người bán đã thu được lượng cá mực tăng thêm 1/2 so với trọng lượng ban đầu.
Cá xuất khẩu có sử dụng loại hóa chất giúp tăng trọng
Anh Th., giám đốc một công ty chế biến cá, cho biết: “Hóa chất ấy thực ra giới thủy sản không lạ gì. Chúng tôi đã sử dụng từ lâu nay và đúng là nó làm tăng trọng thủy sản rất nhanh. Không chỉ mực, nó còn giúp cá, tôm… tăng trọng chỉ sau 2 giờ đồng hồ. Nếu để đông đá, thủy sản sẽ giữ mức tăng trọng ấy hơn 1 năm”.
Anh Th. cho biết, sau khi cá được chế biến thành miếng phi lê, sẽ được đưa đi ngâm hóa chất để tăng trọng. Mỗi mẻ hơn 200kg, được ngâm vào nước chứa hóa chất, sau đó đưa vào 1 thùng lớn tựa như máy trộn bê tông để trộn. Thao tác trộn giúp hóa chất ngấm đều và đẩy nhanh quá trình tăng trọng. “Cứ sau 2 giờ trộn như vậy sẽ giúp cá tăng trọng khoảng 40-50%. Nếu muốn tăng 50% trọng lượng thì cứ 100kg cá sử dụng 1kg hóa chất là đủ”, anh Th. nói.
Video đang HOT
“Thần dược” không gây độc?
Sau khi cung cấp đầy đủ thông tin về loại “thần dược” ấy, anh Th. khẳng định: “Nó không gây độc hại cho người ăn. Hóa chất ấy chính các nhà nhập khẩu ở nước ngoài hướng dẫn chúng tôi sử dụng để bán hàng sang châu Âu. Khi kiểm tra, phát hiện thủy sản đã ngâm tăng trọng, hàng vẫn được nhập khẩu bình thường. Thực tế, chỉ cần lấy mẫu kiểm nghiệm thì người ta đã biết mình sử dụng hóa chất tăng trọng vì tỷ lệ nước trong miếng cá cao hơn mức 60% – như bình thường”.
Từ trước đây, người ta đã sử dụng hóa chất này để giúp thực phẩm được bảo quản lâu hơn. Bởi chúng kích thích các tế bào trong từng loại thủy sản căng lên, tích nước, giữ được độ tươi lâu ngày. Tùy mỗi thị trường, nhà nhập khẩu sẽ yêu cầu cho tăng trọng 10-50%. Đó cũng xem như là cách để họ hạ giá thành sản phẩm. Sau khi chế biến thành món ăn, miếng cá, con tôm… sẽ tự nhiên xẹp xuống vì lượng nước “tăng trọng” tích trong thịt sẽ tự xì ra.
“Thực tế, loại hóa chất này có thể giúp thủy sản tăng trọng tối đa đến 70%. Nhưng khi ấy, miếng cá nhìn sẽ không bắt mắt do tích nước quá nhiều. Nếu tăng trọng chừng 10% là rất lý tưởng, miếng cá nhìn sẽ rất tươi ngon”, anh Th. nói.
Thực tế, chính Bộ NN&PTNT cũng nắm rõ về việc sử dụng chất tăng trọng tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản và vừa ra quy định sắp tới chỉ cho tăng trọng 10% ở các lô hàng thủy sản xuất khẩu.
Có 2 loại được sử dụng để giúp thủy sản tăng trọng là 1 loại không có phosphate (nonphosphate) và 1 loại có phosphate. Theo các doanh nghiệp chế biến thủy sản, thực ra loại có phosphate vẫn không ảnh hưởng đến sức khỏe khi ăn vào nhưng do cẩn thận nên thị trường châu Âu không cho phép sử dụng loại có chứa phosphate.
PV đã khảo sát một số website của các công ty cung cấp hóa chất thủy sản và nhận thấy rằng loại thuốc được giới thiệu là giúp tăng trọng được rao bán công khai.
Người tiêu dùng khó an tâm
Sau khi thu thập đầy đủ thông tin, chúng tôi xin khẳng định, loại hóa chất dùng để tăng trọng thủy sản này chính là 1 dạng muối bột và thường sử dụng nhất là sodium tripoly phosphate (STPP).
“Trong thực phẩm, STPP được sử dụng để duy trì độ ẩm và đương nhiên giúp tăng trọng. Nó là hóa chất thực phẩm nên không ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi ăn vào. Do đó, chúng ta đừng quá hoang mang và tẩy chay nhiều loại thủy sản khi biết nó được ngâm chất tăng trọng. Tuy nhiên, nếu như ngoài chất tăng trọng, người ta còn trút vào những loại hóa chất công nghiệp khác thì không ai lường trước được hậu quả. Như chính STPP vẫn có loại chỉ sử dụng trong công nghiệp để chế biến xà phòng”, một kỹ sư chuyên về hóa thực phẩm cho biết.
STPP mà các nhà máy thủy sản sử dụng đều là hóa chất thực phẩm, có thể tạm yên tâm, bởi chính nhà nhập khẩu sẽ kiểm tra hóa chất đó. Nhưng còn các đại lý mua bán thủy sản cung cấp cho các chợ, liệu có sử dụng STPP công nghiệp?
Kỹ sư chuyên về hóa thực phẩm cho biết thêm, công dụng của 2 loại này cũng gần giống nhau và STPP công nghiệp lại có giá rẻ hơn. Chỉ có thể phát hiện STPP thực phẩm hay công nghiệp khi xem trên bao bì sử dụng. Nhưng với nhà cung cấp thủy sản nhỏ, điều này rất khó kiểm soát.
Theo một luật sư ở TP.Cần Thơ, thực tế mục đích người sử dụng hóa chất này là để tăng trọng lượng sản phẩm. Nó được xem là hành vi gian lận thương mại, nếu như người bán không cho người mua biết, và vẫn bán với giá thị trường để thu lợi bất chính từ trọng lượng tăng thêm. Còn nếu cả 2 bên đã thỏa thuận, thống nhất về giá thì không ai bắt bẻ được.
Theo_VietNamNet
Trung tâm Hỗ trợ người nghèo đã phải tự gỡ bỏ thư ủng hộ
Trên trang web chính thức của Trung tâm Hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới (hotronguoingheo.vn), các thư kêu gọi ủng hộ chương trình đã được Lãnh đạo Trung tâm này gỡ bỏ.
Việc Ông Trần Đức Trung Chủ tịch HĐTV và bà Lê Hằng Tổng giám đốc Trung tâm Hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới đã sử dụng thư kêu gọi, ủng hộ của các Lãnh đạo cao cấp Đảng và Nhà nước để đăng tải trên website và dán niêm yết công khai tại các điểm thu tiền đã gây ảnh hưởng lớn đến uy tín Lãnh đạo cấp cao.
Nhiều thư kêu gọi ủng hộ đã được gỡ bỏ trên trang web chính thức của Trung tâm này
Sau khi bị báo chí phanh phui ra thủ đoạn này, nhiều tổ chức đã lên tiếng phản đối, yêu cầu Lãnh đạo Trung tâm này phải gỡ bỏ toàn bộ thư kêu gọi được đăng tải trên website chính thức của Trung tâm. Điều đáng nói, mặc dù nội dung một số bức thư không phải là thư kêu gọi nhưng Lãnh đạo Trung tâm này vẫn cố tình gian dối ghi là thư kêu gọi dẫn đến nhiều người dân nghèo đã hiểu lầm.
Trước đó, ông Nguyễn Duy Lượng Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) đã có công văn khẩn yêu cầu Trung tâm Hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới phải chấm dứt ngay tình trạng mạo danh Trung ương HộiNDVN để huy động tiền của bà con nông dân.
Theo ông Lượng, trên trang thông tin điện tử của Trung tâm Hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới (tại địa chỉ hotronguoingheo.vn) có đăng tải Công văn số 692 CV/HNDTW, ký ngày 12/8/2015 về việc bố trí thời gian làm việc với chương trình "Trái tim Việt Nam". Dòng tiêu đề trên địa chỉ điện tử này và lời dẫn đến mục đăng công văn có ghi: "Thư kêu gọi ủng hộ Trung tâm Hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới của BCHT.Ư Phó Chủ tịch Nguyễn Duy Lượng".
Việc đăng tải công văn và đề dẫn nói trên là không đúng. Một là, nội dung Công văn số 692 CV/HNDTW là "về việc bố trí thời gian làm việc với chương trình "Trái tim Việt Nam", không phải là "Thư kêu gọi ủng hộ". Hai là, về hình thức văn bản, đây là công văn gửi nội bộ hệ thống Hội NDVN, không phải thư ngỏ gửi công chúng. Việc đăng tải thông tin như trên tại website hotronguoingheo.vn khiến bạn đọc hiểu nhầm đây là "Lời kêu gọi ủng hộ".
Trả lời PV Infonet, một lãnh đạo Hội Cựu chiến binh, cho biết: "Khi ông Trung (Chủ tịch thành viên Trung tâm hỗ trợ người nghèo) bà Hằng TGĐ có đề nghị tôi làm cố vấn và ủng hộ chương trình Trái tim Việt Nam, để giúp đỡ người nghèo, họ cũng đưa cho chúng tôi một số thư tay, và thư kêu gọi của một số lãnh đạo để làm tin và tôi nghĩ ủng hộ người nghèo thì đồng ý thôi" .
Vị lãnh đạo Hội Cựu chiến binh còn cho biết thêm: "Trung tâm có đưa tôi 5 bản (bức thư soạn sẵn) để tôi ký, tôi có hỏi sao lại phải đóng 5 bản, họ bảo tôi chỉ để làm tài liệu lưu trữ. Thế nhưng sau một thời gian tôi phát hiện Trung tâm này đã sử dụng các bức thư này vào mục đích khác và hoạt động của Trung tâm đã không đúng với mục đích là Hỗ trợ người nghèo (có hỗ trợ nhưng rất ít). Do đó, tôi đã nói là tôi không làm cố vấn nữa. Thế nhưng không hiểu sao họ vẫn làm như vậy".
Trước đó, trên trang web chính thức của Trung tâm này còn đăng tải rất nhiều thư kêu gọi ủng hộ chương trình Trái tim Việt Nam của rất nhiều quan chức cao cấp. Tuy nhiên, sau khi các cơ quan này chính thức lên tiếng, Trung tâm này đã buộc phải gỡ bỏ thư kêu gọi ủng hộ xuống.
Trao đổi với với PV VnMedia, giáo sư Hoàng Chương - Tổng giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn & Phát huy văn hoá dân tộc Việt Nam Chủ nhiệm tạp chí Văn Hiến, đồng thời là người đã từng đỡ đầu cho Chương trình Trái tim Việt Nam cũng đã hết sức bất bình về việc ông Trung và bà Hằng đã sử dụng ảnh của Lãnh đạo cấp cao để trưng tại các điểm thu tiền. Giáo sư Hoàng Chương và Giáo sư Vũ Khiêu đã nhiều lần phê bình, yêu cầu hai người này phải dỡ xuống nhưng họ đã không làm.
Theo GS. Hoàng Chương, 3 năm nay, ông không viết một bức thư nào kêu gọi ủng hộ Chương trình Trái Tim Việt Nam, nhưng Lãnh đạo Trung tâm này vẫn cho in màu, scan, photo phát hành thư của GS. Chương và nhiều lãnh đạo cấp cao khác.
Khánh An
Theo_VnMedia
Bên trong chợ "tử thần" Kim Biên ngay giữa Sài Gòn Chợ hóa chất Kim Biên được ví là chợ tử thần vì nguy cơ cháy nổ cao. Tuy có nhiều kiến nghị nhưng khu chợ vẫn chưa được di chuyển. Mối lo nguy cơ cháy nổ từ chợ hóa chất Kim Biên luôn rình rập khiến người dân quanh đó hết sức lo lắng. Đã có rất nhiều kiến nghị về việc di...