Hóa chất Đức Giang dồn ứ tiền vào đầu tư tài chính
Theo báo cáo tài chính mới nhất, Công ty CP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (mã DGC, sàn HoSE) đang có xu hướng “dồn ứ” dòng tiền, dù đã có một số kế hoạch đầu tư thời gian tới.
Tài sản ngắn hạn của Công ty Hóa chất Đức Giang có xu hướng tăng mạnh trong 3 quý đầu năm 2020.
Mục tiêu lợi nhuận 240 tỷ đồng trong quý IV/2020
Công ty Hóa chất Đức Giang vừa đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất cho quý IV/2020 là 1.750 tỷ đồng, tổng lợi nhuận sau thuế hợp nhất là 240 tỷ đồng. Đồng thời, Công ty cũng “đãi đằng” cổ đông trước thềm năm mới 2021 bằng một đợt chia cổ tức bằng tiền mặt khá hào phóng, với tỷ lệ 15%. Thời gian chốt danh sách cổ đông để hưởng cổ tức dự kiến là tháng 12/2020, thời gian chi trả cổ tức dự kiến là tháng 1/2021. Theo đó, 1 cổ phần được nhận 1.500 đồng.
Với kế hoạch chia cổ tức này, Công ty Hóa chất Đức Giang sẽ phải chi ra hơn 223 tỷ đồng tiền mặt trả cổ đông.
Việc Công ty có thể có được phương án cổ tức khá rộng tay như trên một phần đến từ kết quả lợi nhuận đã về đích trước hạn chỉ sau 9 tháng kinh doanh.
Trong quý III/2020, Công ty Hóa chất Đức Giang đạt doanh thu thuần 1.560 tỷ đồng, bằng 99% kế hoạch quý. Doanh thu thuần lũy kế 9 tháng đầu năm đạt 4.650 tỷ đồng, bằng 76% kế hoạch doanh thu thuần cả năm 2020.
Video đang HOT
Lợi nhuận sau thuế quý III/2020 của Hóa chất Đức Giang là 235,5 tỷ đồng, đạt 112% kế hoạch lợi nhuận quý III/2020; lợi nhuận sau thuế lũy kế 9 tháng là 704,8 tỷ đồng, đạt 100,6% kế hoạch lợi nhuận năm.
Trong nội dung văn bản giải trình về kết quả kinh doanh quý III/2020, ông Đào Hữu Duy Anh, Tổng giám đốc Công ty Hóa chất Đức Giang cho biết, doanh thu tăng do các mặt hàng không bị ngừng do đại dịch Covid-19. Trong khi đó, Nhà máy Phốt pho thuộc Tổng công ty cổ phần Phốt pho Apatit cũng vận hành ổn định, đóng góp tới 937 tỷ đồng doanh thu cho Tập đoàn (năm ngoái, nhà máy này chỉ đóng góp 520 tỷ đồng doanh thu).
Ngoài ra, lãnh đạo doanh nghiệp này còn cho biết, Công ty đã áp dụng công nghệ mới, nên tiết kiệm được chi phí, giúp giá vốn tăng chậm hơn so với doanh thu. Cụ thể, giá vốn hàng bán trong 9 tháng đầu năm nay chỉ tăng 18,08%, trong khi doanh thu tăng tới 27,73%.
Dồn ứ dòng tiền
Bối cảnh kinh doanh chung là vậy, nhưng sự lệ thuộc của Công ty Hóa chất Đức Giang khi tiếp tục phải “ăn” vào lợi nhuận chưa phân phối trong quá khứ từ một số công ty con vẫn thể hiện trong hoạt động công ty mẹ trong quý III/2020.
Riêng công ty mẹ Hóa chất Đức Giang đạt 644 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế quý III/2020, tăng 232% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, cũng giống như kỳ kế toán 6 tháng đầu năm 2020, lợi nhuận công ty mẹ chủ yếu là do công ty con chuyển lợi nhuận chưa phân phối về.
Cụ thể, trong quý III/2020, công ty con là Công ty TNHH một thành viên Hóa chất Đức Giang Lào Cai chuyển lợi nhuận chưa phân phối về công ty mẹ với số tiền hơn 638 tỷ đồng. Do vậy, nếu không tính đến lợi nhuận được điều chuyển về, thì lợi nhuận sau thuế quý III/2020 của công ty mẹ chỉ hơn 5,9 tỷ đồng.
Công ty Hóa chất Đức Giang cho biết, việc điều chuyển lợi nhuận này là để công ty mẹ có đủ nguồn vốn để góp vốn vào các dự án và trả cổ tức cho các cổ đông hiện hữu. Việc chia cổ tức đang được Công ty hiện thực hóa bằng kế hoạch nêu trên. Trong khi đó, với các dự án đầu tư, Công ty Hóa chất Đức Giang cũng đã có một số kế hoạch nhất định, nhưng hiệu quả cho các dự án sắp tới vẫn còn là ẩn số đối với các nhà đầu tư quan tâm đến doanh nghiệp này.
Trước mắt, lượng tiền dồn về đang “nằm ngủ” dưới dạng đầu tư tài chính ngắn hạn. Theo báo cáo tài chính hợp nhất 9 tháng, tài sản ngắn hạn của Công ty Hóa chất Đức Giang có xu hướng tăng mạnh trong 3 quý đầu năm 2020. Số dư tài sản ngắn hạn tại ngày 30/9/2020 lên tới 3.337,2 tỷ đồng, tăng tới 47,5% so với đầu năm.
Lý do chính làm tăng tài sản ngắn hạn là sự bùng nổ của đầu tư tài chính ngắn hạn, với tốc độ tăng lên tới 151% trong 9 tháng đầu năm, đạt giá trị 1.613,4 tỷ đồng tại ngày 30/9.
Số tiền trên đang được Hóa chất Đức Giang để dưới dạng “đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn”, song công ty này không cho biết cụ thể về thời hạn, lãi suất… Đây là tiền gửi ngân hàng hay tiền mua trái phiếu, cho vay, có tài sản đảm bảo hay không, cũng không được thể hiện rõ trong các thuyết minh về tài chính. Trong thông tin về lưu chuyển tệ trong kỳ, Công ty Hóa chất Đức Giang chỉ ghi nhận Công ty có tổng chi khoảng 1.830,3 tỷ đồng cho hoạt động cho vay, mua công cụ nợ của đơn vị khác.
Habeco báo lãi quý 3 gấp đôi nhờ cắt giảm quảng cáo, hơn 2.000 tỷ gửi ngân hàng
Nhờ cắt giảm mạnh 40% chi phí bán hàng nên Habeco ghi nhận lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ hơn 312 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ 2019.
Trong quý 3/2020, Tổng CTCP Bia rượ u nước giải khát Hà Nội (Habeco, HNX: BHN) ghi nhận doanh thu thuần tăng nhẹ gần 2% so cùng kỳ khi đạt 2.720 tỷ đồng.
Lợi nhuận gộp cũng tăng hơn 2% lên 805 tỷ đồng, tương ứng tỷ suất lãi gộp biên cải thiện từ 29,4% lên 29,6% trong kỳ này.
Trong khi đó, nguồn thu từ hoạt động tài chính suy giảm gần 30% về mức 38 tỷ đồng; cộng thêm lãi liên doanh liên kết cũng lao dốc 80% về vỏn vẹn hơn 1 tỷ đồng; lợi nhuận khác cũng giảm 62% về còn 22 tỷ.
Tuy nhiên, nhờ Habeco cắt giảm mạnh 40% chi phí bán hàng về còn 346 tỷ đồng. Trong đó, đáng kể nhất là chi phí quảng cáo, khuyến mại, hỗ trợ khi giảm từ 421 tỷ của cùng kỳ xuống còn 193 tỷ đồng, tức gấp đôi.
Do đó, hãng bia này ghi nhận lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ hơn 312 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ 2019.
Luỹ kế 9 tháng, do quý 1/2020 Habeco kinh doanh thua lỗ gần 72 tỷ đồng nên lợi nhuận 9 tháng chỉ tăng nhẹ hơn 3% lên 488 tỷ đồng.
Theo Habeco, lợi nhuận hợp nhất quý 3 tăng khá do công ty tiết giảm các chi phí sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, trong năm 2020, Habeco chịu ảnh hưởng lớn từ tác động kép của quy định về sử dụng rư ợu bia và đại dịch Covid-19 trong những tháng đầu năm. Do vậy, Habeco đang tạm dừng và tiết giảm nhiều hoạt động để chủ động ứng phó kịp thời với các tình huống.
Tại thời điểm 30/9/2020, ngoài khoản tiền mặt 1.031 tỷ thì Habeco còn có gần 2.082 tỷ tiền gửi ngân hàng, tăng gần 500 tỷ so với đầu kỳ. Trong khi đó, Habeco đang vay ngắn hạn gần 200 tỷ, và dài hạn 107 tỷ đồng, giảm đáng kể so với đầu kỳ.
Habeco có vốn điều lệ 2.318 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm chủ yếu với 81,79%, còn đối tác ngoại Calsberg Breweries A/S sở hữu 17,34% và Công ty TNHH Thương mại Carlberg Việt Nam 0,16%.
Bất động sản An Gia (AGG): Lãi 9 tháng tăng vọt nhờ chuyển nhượng cổ phần Kết thúc quý III/2020, CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (mã chứng khoán AGG) ghi nhận doanh thu thuần 13,6 tỷ đồng (chủ yếu từ mảng dịch vụ tư vấn môi giới và tiếp thị 11,72 tỷ đồng), chỉ bằng 22% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, doanh thu tài chính tăng vọt lên hơn 54 tỷ đồng,...