Hóa chất độc hại ảnh hưởng trẻ nhỏ theo cách không ngờ
Hóa chất hiện diện phổ biến trong nhiều sản phẩm gia đình, phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau, từ diệt trừ côn trùng gây hại, tẩy rửa đồ dùng đến nâng cao chất lượng sản phẩm và cả chữa bệnh.
Tuy nhiên, thường xuyên tiếp xúc những thành phần hóa học cũng mang đến nhiều tác động bất lợi đến sức khỏe, không chỉ đối với người lớn mà còn trẻ nhỏ, dù đối tượng này không sử dụng trực tiếp.
Chọn đồ chơi bằng gỗ tự nhiên giúp trẻ tránh nguy cơ phơi nhiễm hóa chất.
Dưới đây là hai cách thức không ngờ mà hóa chất độc hại có thể xâm nhập và gây hại cho trẻ nhỏ, cũng như khuyến cáo để hạn chế tối đa tác động của chúng đối với các em:
Sử dụng đồ chơi nhựa
Theo một phát hiện được công bố gần đây trên Tạp chí Môi trường Quốc tế, ít nhất 126 chất độc hại ẩn chứa trong đồ chơi bằng nhựa. Một số hợp chất đó là tác nhân sinh ung thư và các nhà nghiên cứu đặc biệt lo ngại sau khi phát hiện nguy cơ ung thư do những hóa chất này gây ra vượt quá ngưỡng nguy cơ được khuyến cáo. Tuy không có cách nào để dễ dàng nhận ra đồ chơi nhựa nào có chứa hóa chất độc hại, nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng đồ chơi làm từ nhựa mềm có thể khiến trẻ dễ tiếp xúc với một số hóa chất độc hại ở mức độ cao.
Video đang HOT
Lời khuyên:
Để bảo vệ trẻ trước nguy cơ phơi nhiễm hóa chất từ đồ chơi nhựa, phụ huynh cần giảm sử dụng các vật dụng gia đình bằng nhựa, tránh cho trẻ chơi đồ chơi bằng nhựa mềm. Thay vào đó, nên ưu tiên cho con dùng đồ chơi làm từ vật liệu tự nhiên, ví dụ như các khối xếp hình bằng gỗ, vòng gỗ, xe gỗ…, các món đồ chơi làm từ sợi tự nhiên và len hữu cơ, hoặc đồ chơi làm từ cao su thiên nhiên.
Phụ huynh cũng cần đảm bảo phòng ngủ của trẻ luôn được thông thoáng, bằng cách sử dụng quạt và thường xuyên mở cửa sổ. Điều này có thể giúp trẻ tránh nguy cơ hít phải các hóa chất tỏa ra từ đồ chơi để trong phòng. Được biết, nguy cơ sức khỏe lớn nhất mà đồ chơi nhựa có thể gây ra là tiếp xúc qua đường hô hấp.
Nệm ngủ kém an toàn
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Khoa học & Công nghệ Môi trường, nệm là nơi có thể ẩn chứa nhiều loại hóa chất độc hại. Trong số đó đáng chú ý là polyurethane, chất chống cháy, nhựa, acetaldehyde, formaldehyde và benzen vì những hóa chất này đều tạo ra khí độc khi thân nhiệt của con người làm nóng bề mặt của nệm. Các nhà nghiên cứu đặc biệt lo ngại rằng các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) khi được giải phóng từ nệm có thể gây hại cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một số vấn đề sức khỏe mà VOC có thể gây ra bao gồm đau đầu và kích ứng mắt, mũi và cổ họng. Hơn nữa, phơi nhiễm VOC về lâu dài có thể góp phần gây tổn thương nội tạng hoặc sinh ung thư.
Lời khuyên:
Để đem lại sự bảo vệ tốt nhất cho trẻ, phụ huynh cần tìm hiểu kỹ thành phần nguyên liệu trước khi quyết định mua nệm cho con, chẳng hạn như tránh mua nệm làm từ chất liệu polyurethane foam.
Bên cạnh đó, để tránh các chất chống cháy độc hại, đừng mua đệm đã qua sử dụng vì các sản phẩm cũ có nhiều khả năng chứa các hóa chất này hơn. Khi mua một tấm nệm mới, cần tìm hiểu xem nhà sản xuất có sử dụng chất chống cháy hoặc có giấy chứng nhận an toàn sức khỏe OEKO-TEX hay không.
Tìm ra 126 hóa chất gây hại trong vật liệu sản xuất đồ chơi dành cho trẻ
Từ lâu, người ta đã biết rằng một số hóa chất được sử dụng trong đồ chơi bằng nhựa có thể gây hại cho sức khỏe con người, nhất là trẻ em.
Tuy nhiên, các bậc cha mẹ rất khó tìm ra cách để tránh những đồ chơi bằng nhựa chứa hóa chất có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của con mình.
Liều lượng phơi nhiễm ước tính vượt quá mức tham chiếu theo quy định
Hiện nay chưa có thỏa thuận quốc tế về những chất nào nên bị cấm sử dụng trong vật liệu đồ chơi. Phần lớn, các quy định và danh sách về hóa chất cần lưu ý trong đồ chơi tập trung vào một số nhóm chất nhất định có đặc tính gây hại đã biết, chẳng hạn như phthalates.
Các nhà nghiên cứu Đại học Michigan (Hoa Kỳ) cùng Chương trình Môi trường Liên hợp quốc đã phân tích dữ liệu về hàm lượng và chức năng hóa học được tìm thấy trong đồ chơi bằng nhựa, đồng thời định lượng mức độ phơi nhiễm của trẻ em và các nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn. Họ xếp hạng các hóa chất theo mức độ nguy hiểm đối với sức khỏe và so sánh các kết quả này với danh sách các chất ưu tiên hiện có trên khắp thế giới.
Kết quả cho thấy, trong số 419 hóa chất được tìm thấy trong vật liệu nhựa cứng, mềm và xốp được sử dụng trong đồ chơi trẻ em, có tới 126 hóa chất có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ em thông qua các tác động gây ung thư hoặc các tác hại khác. Các hóa chất này có trong 31 chất làm dẻo, 18 chất chống cháy và 8 chất tạo mùi thơm...
Những hóa chất này có liều lượng phơi nhiễm ước tính vượt quá liều lượng tham chiếu theo quy định, nguy cơ ung thư vượt quá ngưỡng rủi ro quy định. Các chuyên gia nhấn mạnh, những chất này nên được ưu tiên loại bỏ trong vật liệu đồ chơi và thay thế bằng các chất thay thế an toàn và bền vững hơn.
Đồ chơi bằng nhựa mềm có thể chứa hóa chất không an toàn cho trẻ.
Trẻ bị nhiễm hóa chất qua đồ chơi bằng cách nào?
Để tìm hiểu chính xác các tác hại của chất hóa học có trong đồ chơi với trẻ, các nhà khoa học đã tổng hợp từ 25 nghiên cứu khác nhau, tìm hiểu đặc điểm vật liệu và cách sử dụng đồ chơi: Thời gian một đứa trẻ thường chơi với một món đồ chơi, có cho vào miệng hay không và số lượng đồ chơi được tìm thấy trong một hộ gia đình.
Kết quả cho thấy, trung bình trẻ em ở các nước phương Tây có khoảng 18kg đồ chơi bằng nhựa. Trong đó có các hóa chất mà có thể gây ảnh hưởng cho sức khỏe của trẻ em: Phthalate, chất chống cháy brom hóa, ngoài ra còn có hai chất hóa dẻo butyrate TXIB và citrate ATBC, được sử dụng thay thế cho phthalate.
Mặc dù, những hóa chất thay thế phthalate không có nguy cơ cao gây ung thư cho trẻ em, tuy nhiên cần được đánh giá thêm để tránh sự thay thế một hóa chất độc hại này bằng một chất có hại tương tự.
Các nhà khoa học cho biết, đồ chơi bằng nhựa mềm có chứa một số hóa chất độc hại cao và phơi nhiễm qua đường hô hấp là chủ yếu. Trẻ em có khả năng hít phải hóa chất khuếch tán từ tất cả đồ chơi trong phòng, chứ không chỉ chạm vào một đồ chơi tại thời điểm đó.
Theo các chuyên gia, các nhà sản xuất đồ chơi thường không cung cấp bất kỳ thông tin nào về hàm lượng hóa chất trong đồ chơi và thiếu cơ sở dữ liệu về thành phần đồ chơi.
Hiện có nhiều danh sách về các sản phẩm và vật liệu có chứa các hóa chất độc hại. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn thiếu thông tin làm thế nào để sử dụng các hóa chất trong các ứng dụng an toàn và bền vững.
Nghiên cứu đã đưa ra một số liệu mới để đánh giá hàm lượng hóa chất trong vật liệu đồ chơi dựa trên mức độ phơi nhiễm và rủi ro. Các nhà khoa học cho hay, với những thông tin như vậy sẽ giúp các nhà sản xuất đưa ra quyết định lựa chọn các hóa chất để phát triển đồ chơi an toàn hơn cho trẻ.
Các chuyên gia khuyên, nên giảm tiêu thụ vật liệu nhựa nói chung, tránh sử dụng đồ chơi bằng nhựa mềm và giữ sạch sẽ, thoáng mát cho phòng của trẻ.
Nỗi lo từ sữa mẹ nhiễm hóa chất Một nghiên cứu mới về sữa mẹ tại Mỹ được công bố trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ môi trường đã phát hiện ra hóa chất độc hại trong tất cả 50 mẫu được thử nghiệm và ở mức cao hơn gần 2.000 lần so với mức khuyến cáo, tức ở mức từ 50 phần ngàn tỷ (50 ppt), tới 1.850...