Hòa Bình: “Trúng số” nhờ trồng giống cam chín muộn trên đất dốc
Từ nhiều năm nay, ông Hoàng Văn Chất, 60 tuổi, dân tộc Thái ở bản Củ 2 ( xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, tỉnh Hòa Bình) trồng hơn 2ha cam V2 ( cam chín muộn) phát triền kinh tế. Khác với nhiều nông hộ khác, ông Chất chọn cách bán lẻ sản phẩm cho khách thập phương và các thương lái trên địa bàn tỉnh, mỗi năm cho lãi hơn 400 triệu đồng.
Chúng tôi đến thăm vườn cam V2 của gia đình ông Hoàng Văn Chất ở bản Củ 2, khi được tận mắt “mục sở thị” vườn cam rộng hơn 2ha ngay sau căn nhà kiến cố, cũng được xây dựng từ tiền bán cam mấy năm trước của ông, chúng tôi thấy cây nào, cây nấy quả sai lủng lẳng.
Chỉ vào một cây cam V2 sai trĩu quả, ông Chất nói bông đùa rằng: “Anh đã thấy vườn cam nào cho quả to và đều như này chưa? Có được vườn cam như thế này là cả một quá trình lao động vất vả và sáng tạo đấy. Muốn vườn cam phát triển tốt, cho qua nhiều và chất lượng thì phải trồng theo khoảng cách hợp lý. Vườn cam nhà tôi, cây cách cây 3m, hàng cách hàng 3m. Làm được như vậy thì cây nào cũng sai trĩu quả, năm nào cũng có sản phẩm bán”.
Ông Hoàng Văn Chất cho biết: “Cam V2 là giống cam chín muộn nên bán được giá cao, vào thời điểm cây chín kéo dài đến tháng 4 dương lịch”.
Cam V2 là giống cam chín muộn và ngon nên giá có thể lên tới 40.000 đồng/kg. Giống V2 thường chín vào tháng 11 đến tháng 1 âm lịch, khi ấy cam lòng vàng đã hết mùa nên giá cam V2 cao. Các hộ trồng cam nên biết cách xen canh giữa giống lòng vàng và giống V2 thì vụ cam có thể kéo dài tới tháng 4 dương lịch. Đặc biệt là sẽ tăng thêm nguồn thu nhập cao hơn cho người trồng.
Nhờ có nhiều năm kinh nghiệm trong trồng trọt, vườn cam V2 của ông Hoàng Văn Chất đều sai quả.
Chia sẻ bí quyết trồng cam V2, ông Chất nói: “Tôi thường dùng phân trâu, phân bò để bón cho cam và bón làm nhiều lần trong năm, đảm bảo cân đối giữa các thời kỳ, giúp cho cây cam sinh trưởng, phát triển tốt. Ngoài bón phân, tôi thường xuyên kiểm tra tình hình sâu bệnh để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Vào thời kỳ cam ra quả non, thường xuất hiện loại nhện đỏ phá hoại nên tuyệt đối không được lơ là. Khi phát hiện nhện đỏ tấn công là phải diệt trừ ngay và phải sử dụng đúng thuốc… Có như vậy vườn cam mới phát triển tốt, cho nhiều quả được…”
Nhờ trồng cam V2 mà ông Hoàng Văn Chất đã có 1 cơ cơi khang trang và sắm sửa được xe hơi tiền tỷ.
Cũng theo ông Chất, trồng cam V2 chỉ vất vả những năm đầu. Khi mới trồng thì việc chăm sóc vườn cam không khác nào chăm con mọn. Bởi khi đó cây còn nhỏ, sức đề kháng kém nên mất nhiều công chăm bón, làm cỏ. Đất trồng cam phải đảm bảo tơi xốp, đủ ẩm, bón phân đúng kỹ thuật và phải có rãnh thoát để chống úng kịp thời, không để cho cây cam bị xói mòn gốc.
Video đang HOT
Trong quá trình chăm sóc cần nắm rõ quy trình sâu bệnh và thay đổi lá trên cây vào các tháng trong mùa. Muốn cam đạt chất lượng tốt, quả đẹp, thời điểm đầu vụ, người trồng phải biết can thiệp vào quá trình ra lộc hoa của cây, biết cách tỉa hoa, tỉa cành, tạo tán để cam ra hoa đúng thời điểm.
Cây cam cho nhiều quả, ông Chất phải dùng cây gỗ để trống đỡ. Việc làm này sẽ giúp cây không bị gãy cành.
Ông Hoàng Văn Chất là người tiên phong trong việc đưa giống cam V2 về trồng phát triển kinh tế ở xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn.
Khác với nhiều hộ trồng cam V2 ở xã Chiềng Ban, ông Chất không đổ buôn cho thương lái mà bán lẻ cho khách thập phương. Ông Chất có lợi thế là nhà ngay Trung tâm xã và gần đường QL 4G đi huyện Sông Mã, TP. Sơn La, huyện Mai Sơn nên rất thuận tiện cho việc bán cam. Vào vụ cam, ngày nào ông cũng hái để bán cho các tiểu thương đã đặt hàng.
Hiện cam V2 ông Chất bán tạii vườn với dao động từ 25.000 – 30.000 đồng/kg.
“Trồng cam V2 (cam chín muộn) cho hiệu quả kinh tế cao gấp chục lần so với trồng ngô. Vườn cam của gia đình tôi rộng hơn 2ha. Với 2.000 cây đã bước sang tuổi thứ 6. Nhiều đoàn đến tham quan học hỏi kinh nghiệm, nhìn vườn cam ngút tầm mắt, cành nào cũng sai trĩu quả, ai cũng trầm trồ khen ngợi và không muốn quay ra.
Cam chín muộn có vỏ bên ngoài vàng hoe, ngọt lịm, được khách hàng ưa chuộng, chỉ bán lẻ thôi mà có ngày tôi bán được cả tấn cam. Tôi bán lẻ với giá dao động từ 25 – 30.000 đồng/kg. Mấy năm gần đây, vụ cam nào tôi cũng thu trên 400 triệu đồng.” – ông Hoàng Văn Chất cho biết thêm.
Theo Danviet
Vườn đất dốc nhìn đâu cũng thấy cam, trai Sơn La lãi 800 triệu/năm
28 tuổi, anh Hoàng Văn Trường, bản Củ 2 (xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) được nhắc tới nhiều khi là một trong những người có thu nhập cao từ trồng cam đường Canh và cam Vinh trên đất dốc.
Với 2,3 ha trồng cam, sau khi trừ chi phí anh Trường thu lãi 800 triệu đồng mỗi năm, một nguồn thu nhập ổn định khiến ai cũng phải thán phục.
Sinh ra trong 1 gia đình thuần nông chân chất, anh Hoàng Văn Trường sớm trau dồi kiến thức nông nghiệp và tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho gia đình. Dù tuổi còn trẻ nhưng anh Trường đã sở hữu 2,3ha cam Vinh, cam đường Canh sai trĩu quả, khiến nhiều người trong bản Củ 2 nể phục. Để có vườn cam như ý muốn, anh đã phải bỏ 1 thời gian dài theo đuổi ước mơ làm giàu từ lĩnh vực nông nghiệp.
Từ 1 gia đình có hoàn cảnh khó khăn, anh Trường đã vươn lên làm giàu.
Sau khi tốt nghiệp cấp 3, do hoàn cảnh gia đình khó khăn không có đủ điều kiện ăn học như bạn bè cùng trang lứa, anh Trường ở nhà làm nương cùng bố mẹ. Khoảng 3 năm sau anh lập gia đình. Mới đầu anh chỉ biết làm nương ngô, nương sắn, thu nhập rất thấp, được mùa thì mất giá, anh phải bù lỗ tiền mua phân bón rất nhiều.
"Tiền nợ ở các đại lý phân bón lên đến hàng chục triệu đồng tôi còn nợ. Lúc đó bản thân tôi chỉ nghĩ, phải làm sao tìm kiếm hướng đi mới để đưa gia đình có cuộc sống khá giả hơn. Nghĩ là làm, tôi khăn gói xuống các nhà vườn lớn trồng cam ở tỉnh Hưng Yên và Hòa Bình để học hỏi kinh nghiệm".
Trong quy trình chăm sóc cây trồng, anh Trường hầu như không dùng các loại thuốc hóa học hoặc chất bảo quản.
Nhờ cách chăm sóc tốt mà vườn cam của anh Trường luôn sai quả.
"Tôi học hỏi kinh nghiệm trồng cam hơn 2 năm. Sau đó, tôi trở về nhà thuê nhân công cải tạo lại 2,3 ha nương đất dốc bố mẹ đã phân chia cho trước khi lập gia đình, rồi mua giống cây cam đường Canh, cam Vinh về trồng. Để cho vườn cam phát triển tươi tốt, tôi đầu tư vốn khoan giếng, xây dựng hệ thống ống dẫn nước khắp nương tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển. Khoảng 3 năm sau, vườn cam của gia đình đã cho quả bói, bước đầu đã cho thu nhập đáng kể "- anh Hoàng Văn Trường kể lại.
Hiện tại 2,3ha vườn cam của anh Trường có hơn 1.000 gốc cam Canh, cam Vinh đang cho thu hoạch quả.
Về quy trình trồng và chăm sóc vườn cam đường Canh, cam Vinh, anh Trường đào hố rộng 30cm, sâu 30cm, hàng cách hàng 3m và bón phân chuồng, phủ một lớp đất mỏng rồi đưa cây giống xuống trồng. Anh Trường hầu như không dùng thuốc hóa học hay chất bảo quản, kích thích trong trồng cam.
Bên cạnh đó, anh còn dùng phân hữu cơ kết hợp với phân chuồng ủ mục, ủ đậu tương cùng với ngô ngâm sau đó lấy nước bón cho vườn cam. Nhờ vậy, 2,3ha vườn cam của gia đình anh luôn trĩu quả quanh năm, được rất nhiều khách hàng lựa chọn và thương lái thu mua với giá cao.
Anh Trường đang điều tiết hệ thống nước tưới tiêu cho vườn cây.
Theo kinh nghiệm trồng cam của anh Trường: "Sau một vụ thu hoạch quả, tôi phải cắt tỉa các cành khô, còi cọc, để lại những cành khỏe mạnh để năm tiếp theo cây cho quả nhiều và tiếp tục bón phân thúc phân NPK, phân hữu cơ cho vườn cam. Cách làm này sẽ tạo điều kiện cho cây bù đắp đầy đủ chất dinh dưỡng sau một thời gian nuôi quả...".
Ngoài ra vào thời điểm cây cam hoa kết trái, anh ngâm tỏi ớt, giềng, xả cùng với nước khoảng 1 tuần, sau đó phun vào cây để chống sâu bệnh. Phương pháp này, tôi học hỏi từ người quen ở huyện Cao Phong (Hòa Bình) nên rất hiểu quả, vườn cam luôn xanh tốt và cho quả ngọt, ít bị nám...
Ngoài trồng cam, anh Trường còn ghép các loại cây giống bán cho các nhà vườn tỉnh Sơn La và các tỉnh lân cận.
Anh Trường đang bán cây giống cho 1 người dân ở trên địa bàn xã Chiềng Ban.
Hiện tại, vườn cam của anh Hoàng Văn Trường có hơn 1.000 gốc cam đường Canh, cam Vinh mỗi năm cho thu khoảng 30 tấn. Bình quân 1kg cam đường Canh, cam Vinh anh Trường bán tại vườn với giá 25.000 đồng - 40.000 đồng tùy từng loại mẫu mã khác nhau. Ngoài trồng cam, anh còn bán cây giống cho các huyện trên địa bàn tỉnh Sơn La, Điện Biên, mỗi năm cho thu nhập hơn 800 triệu đồng.
"Từ khi gia đình tôi trồng cam đường Canh, cam Vinh, kinh tế của gia đình luôn tăng cao và cho thu nhập gấp10 lần so với trồng ngô, sắn. So với trước đây, đời sống kinh tế đã khấm khá lên hẳn, tôi cũng sắm sửa được ô tô và có nhà cửa khang trang", anh Trường phấn khởi chia sẻ thêm.
Theo Danviet
Trồng cam lòng vàng nơi heo hút, đút túi gần 1 tỷ đồng mỗi năm Sau nhiều năm dày công gây dựng, ông Hoàng Văn Chất, bản Củ 2, xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã trồng được 4 ha cây ăn quả, trong đó chủ yếu cam các loại. Từ vườn cam này, mỗi năm ông Chất ung dung bỏ túi gần 1 tỷ đồng tiền lãi. Từng vướng vòng lao lý Ngược về...