Hòa Bình: Sớm khắc phục sạt lở đất đá trên tuyến đường tỉnh 435
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (tháng 9/2022), tuyến đường tỉnh 435 (kéo dài hơn 20 km từ thành phố Hòa Bình đi các xã Bình Thanh, Thung Nai, huyện Cao Phong và xã Suối Hoa, huyện Tân Lạc) đã có hàng nghìn m3 đất đá hai bên đường sạt lở xuống lòng đường gây mất an toàn giao thông.
Phương án xử lý trước mắt của ngành giao thông tỉnh Hòa Bình là cắm biển cảnh báo, huy động máy móc, nhân lực san gạt để đảm bảo lưu thông trên tuyến đường. Ảnh: Lưu Trọng Đạt/TTXVN
Theo báo cáo của Sở Giao thông vận tải tỉnh Hòa Bình, tuyến đường 435 có 11 điểm sạt lở taluy dương, tổng khối lượng sạt lở gần 4.000 m3 đất đá, một số vị trí ngầm bị lấp tắc. Ngành Giao thông đã làm rào chắn, cắm biển cảnh báo, huy động máy móc, nhân lực hót dọn để đảm bảo lưu thông trên tuyến đường.
Tuyến đường tỉnh 435 được hoàn thành vào tháng 10/2020, mở ra cơ hội rất lớn thúc đẩy giao thương, thu hút đầu tư, thu hút khách du lịch lên hồ Hòa Bình, cải thiện điều kiện đi lại của người dân. Dự án đường 435 tuyến Bình Thanh – Suối Hoa có tổng mức đầu tư 756 tỷ đồng với chiều dài 21,2 km, được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp 3 miền núi. Điểm đầu km7 889 tại ngã ba Bình Thanh đi Thung Nai, thuộc địa phận xã Bình Thanh; điểm cuối km29 156 thuộc địa phận xóm Liếm, xã Suối Hoa (trước là Ngòi Hoa), huyện Tân Lạc.
Có 11 điểm sạt lở ta-luy dương với với khối lượng khoảng 3.760 m3, một số vị trí ngầm bị lấp tắc với khối lượng hàng nghìn m3 đất đá trên tỉnh lộ 435. Ảnh: Ảnh: Lưu Trọng Đạt/TTXVN
Video đang HOT
Theo ghi nhận của phóng viên, dọc tuyến đường 435, các điểm sạt lở đang có tình trạng tiếp tục sạt trượt, đất đá vương vãi. Nhiều điểm đất, đá tràn xuống mặt đường chắn hết một làn xe, gây mất mỹ quan, nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Đồng thời, các điểm sạt lở mở rộng đã xâm lấn đến đất canh tác, tài sản của người dân.
Chị Bùi Thị Phương (người dân xóm Nẻ, xã Suối Hoa) kể lại, việc đất đồi canh tác bị sạt lở xuống đường diễn ra từ năm 2021. Đến năm 2022, đất đá sạt lở lớn và nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến diện tích đất canh tác nên gia đình chị rất khó khăn về kinh tế. Chị Phương mong muốn, các cấp chính quyền địa phương có biện pháp khắc phục, hỗ trợ để gia đình yên tâm lao động, sản xuất.
Theo ông Bùi Văn Hiển (người dân xóm Nẻ, xã Suối Hoa), điểm sạt lở tại khu vực gia đình ông canh tác đã diễn ra hai lần nhưng lần này bị thiệt hại nặng nhất. Ông đã kiến nghị nhiều lần đến chính quyền xã nhưng đến nay cơ quan chức năng vẫn chưa giải quyết.
Trên tuyến đường 435 có 11 điểm sạt lở ta-luy dương. Ảnh: Lưu Trọng Đạt/TTXVN
Ông Bùi Văn Nhàn, Bí thư Đảng ủy xã Suối Hoa cho biết, các điểm sạt lở trên tuyến đường ở địa bàn đã xảy ra gần 2 tháng nay gây cản trở giao thông, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân, đến nay vẫn chưa được cơ quan quản lý dọn dẹp, múc đất để bà con đi lại. Chính quyền xã đã có văn bản đề xuất lên cấp trên nhưng chưa thấy xử lý. Địa phương mong muốn, các đơn vị chức năng sớm khắc phục để người dân thuận tiện đi lại và phát triển kinh tế.
Ông Vũ Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Hòa Bình nêu rõ, căn cứ những hư hỏng, thiệt hại do bão lũ gây ra, Sở đã có tờ trình đề nghị UBND tỉnh công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để ứng phó, khắc phục hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông trên tuyến đường tỉnh 435. Việc công bố tình trạng khẩn cấp là một trong những điều kiện cần để có thể thực hiện công trình khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1 (hót sụt, sửa chữa hư hỏng do thiên tai gây ra). Hiện các vị trí sạt lở taluy dương trên tuyến đường tỉnh 435 mới chỉ được thông xe tạm. Sở Giao thông Vận tải thường xuyên chỉ đạo đơn vị quản lý tuyến đường thực hiện công tác đảm bảo an toàn giao thông…
Mưa lũ làm 8 người chết, nhiều thiệt hại nghiêm trọng tại các địa phương
Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai và phóng viên TTXVN tại các địa phương, tính đến 17 giờ 30 phút ngày 2/10, mưa lũ tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm 8 người chết (tại Nghệ An, Hà Tĩnh); 26 nhà thiệt hại trên 70%; 143 nhà bị hư hỏng, tốc mái; 55 nhà bị ảnh hưởng do sạt lở đất; hơn 2.000 hộ phải di dời; 14.033 nhà bị ngập (Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa), hiện nước đang rút chậm.
Huy động máy xúc để khắc phục sự cố sạt lở đất đá gây ách tắc giao thông trên đường ở huyện Con Cuông, Nghệ An. Ảnh: TTXVN phát
Mưa lũ cũng làm thiệt hại 11.435 ha lúa, hoa màu; hơn 3.800 ha cây công nghiệp, ăn quả hằng năm, lâu năm; gần 135 ha rừng; trên 9.000 ha ao hồ; hơn 710 tấn muối bị thiệt hại; 155.340 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi; 127 điểm trường bị ảnh hưởng, 4 phòng họp bị tốc mái; 9.150 m kênh mương; 26 đập loại nhỏ bị hư hỏng; 82 cầu, cống bị hư hỏng; 1.550 m bờ sông bị sạt lở; trên 75.800 m3 đất đá sạt lở ; 112 cầu, cống bị hư hỏng; 29 vị trí bị ngập; 100 vị trí bị sạt lở; 51 cột điện, trên 5.500m tường rào bị đổ...
'Riêng tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, đây là khu vực bị thiệt hại rất nặng bởi mưa lũ, tính đến 17 giờ 30 phút ngày 2/10, khu vực này có 14 nhà bị cuốn trôi (xã Tà Cạ, thị trấn Mường Xén); 85 nhà ngập tại xã Tà Cạ và thị trấn Mường Xén; ngập các cơ quan Nhà nước tại Khối 1, thị trấn Mường Xén. Hiện nay nước đã rút, còn lại bùn, đất bồi lấp; 19 nhà bị sạt lở, trong đó có 3 nhà kiên cố bị sạt lở hoàn toàn (tại bản Cánh, Sơn Hà); sập hoàn toàn nhà làm việc của Công an xã Tà Cạ .
Nhiều đoạn tại tuyến đường Mường Xén đi Tây Sơn (trong đó 4 điểm sạt lở rất nặng), làm hư hỏng cầu vòm sắt Hòa Sơn, xã Tà Cạ.
Giao thông vào xã Tà Cạ và Tây Sơn bị ách tắc hoàn toàn; sạt lở taluy dương tuyến quốc lộ 7 tại xã Tà Cạ, các phương tiện hiện không qua lại được; sạt lở trên 10 điểm tuyến quốc lộ 7 trên địa bàn xã Nậm Cắn.
Ngoài ra, mưa lũ làm cô lập 2 xã Tây Sơn và Tà Cạ, trong đó bản Hòa Sơn, xã Tà Cạ (236 hộ và 966 nhân khẩu) và bản Sơn Hà, xã Tà Cạ bị cô lập hoàn toàn chưa thể tiếp cận được; 2 ô tô bị cuốn trôi (hiện đã vớt được 1 chiếc); 10 ô tô bị ngập.
Để tiếp tục ứng phó với mưa lũ trong thời gian tới, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị các tỉnh, thành phố đặc biệt là các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh thực hiện nghiêm các công điện số 875/CĐ-CP ngày 30/9/2022 của
Thủ tướng Chính phủ và số 30/CĐ-QG ngày 29/9/2022 của Văn phòng Thường trực Quốc gia về phòng, chống thiên tai.
Các tỉnh, thành phố thống kê, tổng hợp, báo cáo tình hình thiệt hại; huy động lực lượng kịp thời, khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão; dọn dẹp vệ sinh môi trường, đường phố, khôi phục hệ thống điện, thông tin, nước sạch sinh hoạt để nhanh chóng khôi phục hoạt động bảo đảm đời sống, sinh hoạt cho người dân; hỗ trợ người dân, nhất là những hộ khó khăn sửa chữa lại nhà cửa bị sập đổ, tốc mái, hư hại; khắc phục nhanh các công trình công cộng (trường học, trạm y tế...) để bảo đảm điều kiện cho học sinh trở lại trường, nơi khám chữa bệnh cho người dân.
Các địa phương khôi phục sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do bão, mưa lũ để bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, ổn định đời sống người dân thời gian tới; tiếp tục theo dõi chặt chẽ mưa lũ, tổ chức lực lượng kiểm tra, rà soát các khu dân cư khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét để chủ động di dời, sơ tán dân cư, bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân; đồng thời, bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.
Mưa lũ tại Lào Cai làm 1 người chết, 1 người mất tích Chiều 5/8, Văn phòng Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai cho biết, đã có 1 người chết, 1 người mất tích do mưa lũ từ đêm 4 đến sáng 5/8 tại thị xã Sa Pa. Bên cạnh đó, mưa lũ đã làm hàng trăm ngôi nhà bị ảnh hưởng, gây nhiều thiệt hại về nông...