Hòa bình để phục hồi thế giới
“ Thế giới của chúng ta đang phải đối mặt với một sự lựa chọn khắc nghiệt: hòa bình hoặc hiểm nguy dai dẳng.
Chúng ta phải chọn hòa bình. Đó là sự lựa chọn duy nhất để hàn gắn thế giới đã bị rạn nứt.”
Đây là phát biểu được Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đưa ra tại lễ rung chuông hòa bình trước thềm kỷ niệm 40 năm “ Ngày Quốc tế Hòa bình” (21/9/1981-21/9/2021).
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres phát biểu tại cuộc họp LHQ ở New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày Quốc tế Hòa bình được LHQ khởi xướng năm 1981 và lần đầu tiên được tổ chức tháng 9/1982. Tới năm 2002, Đại Hội đồng LHQ chính thức lấy ngày 21/9 hằng năm để kỷ niệm Ngày Quốc tế Hòa bình, với mong muốn củng cố và thúc đẩy những lý tưởng hòa bình, cũng như khuyến khích toàn nhân loại cùng hành động và hợp tác vì mục tiêu hòa bình cho mọi quốc gia, mọi dân tộc.
Năm nay, Ngày Quốc tế Hòa bình diễn ra trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với những thách thức khổng lồ bởi cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 gây ra. Tính đến nay, đại dịch đã cướp đi sinh mạng của hơn 4,7 triệu người. Những hậu quả của đại dịch thậm chí còn vượt ra ngoài khía cạnh y tế, sức khỏe, ảnh hưởng đến hòa bình, an ninh thế giới.
Video đang HOT
Đại dịch kéo dài khiến cho các nỗ lực giải quyết xung đột và thiết lập hòa bình gặp nhiều khó khăn, do các chính phủ phải tập trung đối phó dịch bệnh. Sự bất ổn do đại dịch gây ra cũng có thể kích động các tác nhân gây chia rẽ, xúi giục sự hỗn loạn, làm gia tăng bạo lực và dẫn tới những tính toán sai lầm có thể làm trầm trọng thêm xung đột. Tính từ tháng 1/2020 đến tháng 4/2021, các vụ bạo lực liên quan đến đại dịch đã được ghi nhận ở ít nhất 158 quốc gia, bao gồm các vụ tấn công nhằm vào những người gốc Á, hay các cuộc biểu tình biến thành bạo lực. Theo Chỉ số Hòa bình toàn cầu 2021, kể từ khi đại dịch bùng phát, thế giới đã ghi nhận khoảng 5.000 vụ việc như vậy.
Ngoài ra, đại dịch bùng phát còn bộc lộ sự bất bình đẳng, giáng đòn nặng nề nhất vào những nhóm yếu thế. Theo số liệu của hãng tin Bloomberg, tính đến tháng 9/2021, hơn 5,9 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 đã được tiêm trên toàn cầu, song chỉ có khoảng 1,9% người dân ở các nước thu nhập thấp được tiêm ít nhất một liều vaccine.
Đáng quan ngại, những người dân sống có các khu vực xung đột càng dễ bị tổn thương do không được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc y tế. Do đó, trong bài phát biểu tại trụ sở LHQ ở New York (Mỹ), Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres đã nhấn mạnh rằng, thế giới đang ở thời khắc cần đoàn kết hơn bao giờ hết trước đại dịch COVID-19 cùng vòng xoáy xung đột, bất bình đẳng, đói nghèo và biến đổi khí hậu. Ông kêu gọi “các tay súng trên toàn thế giới hạ vũ khí và tuân thủ lệnh ngừng bắn một ngày trên toàn cầu, bởi chúng ta cần tập trung vào một kẻ thù chung của nhân loại: COVID-19.”
COVID-19 khiến con người nhận ra rằng, chúng ta không phải là kẻ thù của nhau. Thay vào đó, kẻ thù chung của chúng ta là loại virus có thể tấn công bất cứ ai, bất kể tuổi tác, màu da, xuất xứ, tôn giáo hay tín ngưỡng. Để đối đầu với kẻ thù chung này, con người cần đoàn kết, và nền tảng để phục hồi sau sự tàn phá của đại dịch chính là hòa bình. Nỗ lực tiêm chủng toàn cầu sẽ không thể đạt tiến triển nếu các cuộc xung đột vũ trang vẫn tiếp diễn. Người dân trong các vùng chiến sự sẽ không thể được tiếp cận với các loại vaccine và các phương pháp điều trị nếu không có một lệnh ngừng bắn toàn cầu.
Trong bối cảnh thế giới vẫn đang trong quá trình chữa lành những tổn thương mà đại dịch COVID-19 gây ra, Ngày Quốc tế Hòa bình năm nay gắn với chủ đề: “Phục hồi tốt hơn vì một thế giới bình đẳng và bền vững”. Xét về mức độ, thời gian và những thay đổi mà COVID-19 gây ra, có thể xem đại dịch này là một cuộc khủng hoảng đa chiều. Mối đe dọa từ đại dịch đòi hỏi phải có những phương pháp tiếp cận mới, bởi nó tồn tại bên cạnh, thậm chí làm gia tăng những rủi ro khác như biến đổi khí hậu, xung đột địa chính trị hay xung đột hạt nhân. Tuy nhiên, đại dịch cũng đem lại một cơ hội duy nhất để cộng đồng quốc tế cùng tìm cách phục hồi tốt hơn, làm cho thế giới trở nên bình đẳng hơn, công bằng hơn, bao trùm, bền vững và lành mạnh hơn.
Năm 2021 có thể vẫn sẽ là một năm đầy khó khăn với thế giới. Bên cạnh việc đảm bảo mọi người dân đều được tiếp cận vaccine, các quốc gia cũng đang phải áp dụng các phương pháp tiếp cận mới để phục hồi sau cuộc khủng hoảng toàn cầu mà đại dịch để lại. Phục hồi sẽ là ưu tiên hàng đầu trong tất cả các chương trình nghị sự, nhưng công thức để cứu vãn nền kinh tế xã hội sẽ khác biệt so với những công cụ thường sử dụng để hỗ trợ phát triển. Sự phục hồi sau đại dịch không nên chỉ giới hạn ở số trẻ em được tiếp cận giáo dục, số người được hưởng hệ thống chăm sóc y tế miễn phí, mà còn cần các cơ hội chuyển đổi vì một lối sống bền vững hơn.
Theo người đứng đầu LHQ, “chúng ta cần đoàn kết để chấm dứt đại dịch, khẩn trương cung cấp vaccine và thuốc điều trị, hỗ trợ các nước trên con đường dài hướng tới phục hồi. Chúng ta cần tăng cường nỗ lực để giảm bất bình đẳng và xóa đói giảm nghèo. Chúng ta cần một kế hoạch hành động toàn cầu để chữa lành hành tinh, thực hiện chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và đạt được các mục tiêu không phát thải.”
Bất chấp những hạn chế đi lại và đóng cửa kinh tế do đại dịch, biến đổi khí hậu vẫn tiếp diễn trong hai năm qua và khiến các thảm họa thiên tai trở nên khắc nghiệt hơn. Theo báo cáo mang tên “United in Science 2021″ công bố ngày 16/9/2021 tập hợp các kết luận được đưa ra sau nhiều cuộc điều tra của LHQ và các đối tác khoa học của tổ chức này, những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đã tạm thời khiến lượng khí thải carbon có phần sụt giảm, nhưng điều đó không thể làm chậm lại đà tăng của nhiệt độ toàn cầu. Mục tiêu kìm hãm mức tăng của nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng 1,5 độ C sẽ là bất khả thi, nếu thế giới không lập tức cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên quy mô lớn.
Con người không thể xây dựng một thế giới bình đẳng, bền vững và hòa bình khi xung đột với thiên nhiên. Những gì thế giới cần sau đại dịch là một nền kinh tế toàn cầu xanh và bền vững, tạo ra việc làm, giảm khí thải, xây dựng khả năng chống chịu với các tác động của khí hậu. Các nỗ lực phục hồi sau đại dịch được kỳ vọng sẽ đem đến cơ hội biến đổi mối quan hệ của con người với hành tinh và môi trường.
Bên cạnh đó, Ngày Quốc tế Hòa bình cũng là một cơ hội để các cá nhân tham gia vào hoạt động thúc đẩy hòa bình trên toàn cầu, bắt đầu từ việc điều chỉnh hành vi. Mỗi cá nhân có thể đóng góp vì hòa bình bằng cách đấu tranh chống lại các hành động thù địch, phân biệt đối xử cả trực tuyến và ngoại tuyến, lan tỏa lòng trắc ẩn, sự tử tế và hy vọng, thể hiện tình đoàn kết khi đối mặt với đại dịch và khi phục hồi sau đại dịch. Tất cả chúng ta có thể tạo ra sự khác biệt nếu cùng nỗ lực vì mục tiêu cuối cùng đem đến hòa bình cho thế giới.
Như khẳng định của Tổng Thư ký LHQ Guterres, hòa bình chính là ánh sáng trong bóng tối, dẫn dắt chúng ta tới một con đường duy nhất đến một tương lai tốt đẹp hơn cho nhân loại, và hãy cùng bước đi trên con đường này.
Biden sẽ bác bỏ 'Chiến tranh Lạnh mới'
Một quan chức Mỹ cho hay Biden sẽ phản bác ý kiến Washington đang lao vào "Chiến tranh Lạnh mới" trong bài phát biểu đầu tiên trước Liên Hợp Quốc.
"Tổng thống Biden ngày mai sẽ truyền thông điệp rằng ông không tin vào khái niệm Chiến tranh Lạnh mới, thế giới bị chia rẽ thành nhiều khối. Ông tin vào cạnh tranh mạnh mẽ, dựa theo nguyên tắc", một quan chức cấp cao Mỹ hôm 20/9 cho biết về bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Joe Biden tại hội nghị thượng đỉnh thường niên của Liên Hợp Quốc vào 21/9.
"Tổng thống sẽ đưa ra thông điệp rằng việc chấm dứt chiến tranh ở Afghanistan đã khép lại một chương tập trung vào chiến tranh, mở ra chương mới về ngoại giao Mỹ tập trung vào cá nhân, mục đích, hiệu quả".
Tổng thống Mỹ Joe Biden xuất phát từ Nhà Trắng hôm 20/9 tới New York dự cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Ảnh: AFP
Trong bài phát biểu đầu tiên trước Liên Hợp Quốc trên cương vị tổng thống, Biden sẽ nhấn mạnh Washington luôn làm việc với đồng minh và đối tác "để giải quyết các vấn đề không thể giải quyết bằng quân sự".
Lãnh đạo Mỹ sẽ đưa ra lời kêu gọi hợp tác toàn cầu để chấm dứt Covid-19, đại dịch tàn phá thế giới từ đầu năm 2020. Quan chức Mỹ cũng cho hay Biden đang đợi điện đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron với hy vọng sửa chữa rạn nứt do thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân giữa Mỹ và Australia, khiến thương vụ bán tàu ngầm của Pháp cho Canberra bị hủy.
Biden đã "yêu cầu được nói chuyện với Tổng thống Macron về con đường tương lai" và thảo luận về cách hai đồng minh lâu năm có thể hợp tác chặt chẽ với nhau trên toàn thế giới, đặc biệt ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, quan chức Mỹ cho hay.
"Chúng tôi hiểu lập trường của Pháp. Chúng tôi không đồng quan điểm với họ", quan chức Mỹ nói, trong bối cảnh Ngoại trưởng Pháp cáo buộc Washington "đâm sau lưng". "Cả hai người đều rất tôn trọng nhau", quan chức Mỹ nhắc tới Biden và Macron.
Chủ tịch nước lên đường tới New York Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lên đường tới New York, Mỹ, chuẩn bị dự họp Liên Hợp Quốc sau khi kết thúc chuyến thăm chính thức Cuba. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc rời thành phố Santiago chiều 20/9 (sáng 21/9 giờ Hà Nội), kết thúc ba ngày thăm Cuba và lên đường tới thành phố New York, Mỹ để dự họp...