Hòa Bình: Bí xanh chất đống ven đường, giá sụt giảm mạnh
Tại tuyến đường Quốc lộ 12B thuộc các xã Hợp Kim, Sào Bày, Vĩnh Đồng, Hợp Tiến, Nam Thượng… của huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình, bí xanh chất đống ven đường, chờ người thu mua.
Bí xanh mất giá khiến người nông dân lao đao. (Ảnh: Thanh Hải/TTXVN)
Vào thời điểm này, các hộ nông dân trong tỉnh Hòa Bình đang tranh thủ thu hoạch bí xanh để lấy đất gieo trồng vụ lúa Hè Thu .
Các địa phương trong tỉnh đều tăng cả diện tích và sản lượng bí xanh nhưng điệp khúc “được mùa, mất giá” như hằng năm vẫn là bài toán chưa có lời giải.
Giá bí xanh có thời điểm lên cao đến 15.000 đồng/kg, đến nay chỉ còn 2.500 đồng/kg.
Theo ghi nhận của phóng viên, tại tuyến đường Quốc lộ 12B thuộc các xã Hợp Kim, Sào Bày, Vĩnh Đồng, Hợp Tiến, Nam Thượng… của huyện Kim Bôi, bí xanh chất đống ven đường, chờ người thu mua. Bí xanh loại 1 đạt tiêu chuẩn giá cao được giá 2.000-3.000 đồng/kg; bí xanh loại 2 chỉ có giá 1.000-1.500 đồng/kg.
Video đang HOT
Người nông dân bán tống, bán tháo bí xanh cho thương lái. (Ảnh: Thanh Hải/TTXVN)
Hộ gia đình bà Bùi Thị Niện ở xóm Dảnh, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) vay vốn ngân hàng để chuyển đổi diện tích 2.000m2 sang trồng bí xanh.
Bắt đầu thu hoạch cuối tháng Tư nhưng hiện nay bà Niện chỉ bán được nhỏ, lẻ cho khách đi đường. Một số thương lái trả 1.800 đồng/kg để mua cả vườn nhưng giá thấp quá nên gia đình bà Niện đắn đo chờ được giá. Do đó, toàn bộ bí xanh của bà Niện được bày bán ven đường hoặc vận chuyển đến các chợ trung tâm gần nhà để tiêu thụ.
Bà Bùi Thị Niện chia sẻ bây giờ giá bí xanh rẻ quá nhưng cũng chẳng có người đến mua. Thời điểm tháng 11, 12 năm ngoái, bí xanh bán được 15.000 đồng/kg, rồi còn 7.000-8.000 đồng/kg, đến nay lại chất đống không biết bán cho ai.
Trên địa bàn xã Nam Thượng, huyện Kim Bôi có trên 30ha trồng bí xanh, nhiều diện tích đã đến kỳ thu hoạch, tuy nhiên giá thành sụt giảm, số lượng thương lái đến thu mua cũng ít hơn so với trước đây dẫn đến tình trạng bí xanh tại vườn hoặc đã thu hoạch không bán được bị hỏng, héo, thối…
Theo ông Bùi Ngọc Thảo, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Nam Thượng (Kim Bôi), sản phẩm bí xanh là loại cây chủ lực của xã, giờ tồn đọng rất nhiều. Chính quyền xã kiến nghị, mong muốn các cấp lãnh đạo có biện pháp để thu hút, kêu gọi các nhà tiêu thụ, liên kết sản phẩm để tiêu thụ bí xanh cho người dân trong quá trình sản xuất.
Người nông dân ngậm ngùi bán bí xanh với giá thấp cho thương lái. (Ảnh: Thanh Hải/TTXVN)
Thống kê cho thấy toàn huyện Kim Bôi có trên 400ha bí xanh, trồng nhiều tại các xã: Đú Sáng, Mỵ Hòa, Nam Thượng… Mỗi năm, bí xanh trồng hai vụ, trong đó vụ Xuân được đánh giá là dễ trồng hơn, cây tăng trưởng tốt, không bị bệnh, năng suất thu về cao hơn. Tuy nhiên, giá thành bí xanh trái vụ vào tháng 11, 12 sẽ cao hơn so với vụ tháng 4, 5. Năng suất hiện nay dao động từ 200-220 tấn/ha.
Nếu giá thành ổn định, 1ha có thể thu về trên dưới 200 triệu đồng. Từ trước đến nay, việc tiêu thụ bí xanh chủ yếu do người dân và thương lái tự thỏa thuận, không có hợp đồng, liên kết tiêu thụ sản phẩm. Do đó, giá thành bí xanh lên xuống thất thường, không ổn định.
Bà Vũ Kim Ngọc, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kim Bôi, cho biết tình trạng mặt hàng nông sản, đặc biệt là bí xanh xảy ra được mùa mất giá hay mất mùa mất cả giá đã thường xuyên xảy ra.
Thời gian tới, ngành nông nghiệp huyện sẽ tiến hành điều tiết diện tích; thu hút kêu gọi doanh nghiệp, tạo liên kết chuỗi gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm giữa người nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp.
Tìm khẩn người đi xe khách Hà Nội-Hòa Bình
Tối 16/5, Bộ Y tế phát đi thông báo khẩn số 40 tìm hành khách trên chuyến xe khách Hà Nội - Lạc Sơn, Hòa Bình vào ngày 7/5.
Cụ thể, Bộ Y tế tìm những hành khách trên chuyến xe khách Hà Nội - Lạc Sơn, Hòa Bình (biển số xe 30V-4157) khởi hành lúc 8h ngày 7/5. Những người này cần liên hệ ngay với cơ quan y tế gần nhất để được tư vấn hỗ trợ.
Đồng thời, gọi điện đến các đường dây nóng cung cấp số điện thoại những người đã tiếp xúc gần với mình: 1900.9095 (Bộ Y tế); 0969.082.115/0949.396.115 (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội) và 02183.857.005 (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hòa Bình). Bên cạnh đó, cần khai báo y tế trực tuyến tại https://tokhaiyte.vn và thường xuyên cập nhật tình trạng sức khỏe.
Tối 16/5, Việt Nam thêm 57 ca mắc Covid-19 gồm 3 ca nhập cảnh và 54 ca ghi nhận trong nước, nhiều nhất tại Bắc Ninh với 24 ca, sau đó là Đà Nẵng 12 bệnh nhân, Điện Biên: 5, Hà Nam:6, Hà Nội: 3, Hải Dương: 2.
Như vậy, tính đến 18h ngày 16/5, Việt Nam có tổng cộng 2.709 ca ghi nhận trong nước và 1.466 ca nhập cảnh. Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/4 đến nay: 1.139 ca.
Trưa 13/5, thêm 21 ca Covid-19 tại 7 địa phương, nhiều nhất là Bắc Giang Trong 6 giờ qua, Việt Nam phát hiện thêm 21 ca Covid-19 lây nhiễm trong nước, tại Bắc Giang, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nội, Huế, Hà Nam và Hòa Bình. Tính từ 6h đến 12h ngày 13/5, nước ta có 21 ca mắc mới Covid-19 ghi nhận trong nước tại Bắc Giang (7), Hưng Yên (4), Thái Bình (4), Hà Nội (3),...