Hoa băng ‘nở’ trắng mặt nước, trải khắp chân trời: Hiện tượng thiên nhiên làm say mê lòng người!
Không dễ để được tận mắt ngắm nhìn biển hoa băng mênh mông đến tận chân trời, nhưng một khi đã thấy thì chỉ có say mê!
Nếu có cơ hội được đắm mình trong mùa đông ở Bắc bán cầu, chắc hẳn bạn sẽ rất thích thú với những hiện tượng kỳ thú mà xứ nhiệt đới không bao giờ có được. Song, đã bao giờ bạn nghĩ đến việc sẽ trông thấy hàng triệu bông hoa băng “mọc” đầy mặt nước như hồ sen giữa mùa hạ thế này chưa?
Một cảnh tượng thật ngoạn mục phải không? Đó chính là rừng “hoa băng” bao phủ mặt hồ Valdai ở Nga hồi tháng 12/2018. Theo Nikolai Sokolov – Giám đốc Công viên quốc gia Valdai cho biết thì vào ngày “hoa băng” nở rộ trên mặt hồ, nhiệt độ rơi vào khoảng -20 độ C. Trong suốt 25 năm làm việc, đó là lần đầu tiên ông chứng kiến cảnh tượng đẹp và ngoạn mục như thế. Không phải ai cũng may mắn được tận mặt thấy biển “hoa băng” trôi bồng bềnh giống Nikolai, bởi thực tế đây cũng là một “công trình” kì bí của mẹ thiên nhiên.
Cận cảnh những bông “hoa băng” nở rực rỡ tinh khôi trên mặt hồ Valdai
Thật khó kìm lòng trước biển “hoa băng” lên đến cả triệu bông trắng tinh như thế này!
Video đang HOT
Những bông “hoa băng” xinh xắn này còn xuất hiện ở biển Bắc Cực và Nam Cực. Dĩ nhiên chúng không phải là hoa thật mà là những tinh thể băng kết tinh lại giống bông hoa, kiêu sa và quý phái trong nắng đông buốt lạnh. Những bông hoa băng được hình thành trên các vùng biển lạnh, chỉ xuất hiện trong điều kiện lạnh và ít gió. Các cụm băng thường có đường kính 4 cm và nhiều cánh mỏng xòe ra như bông hoa. Vì được hình thành từ nước biển nên các bông hoa băng đều chứa hàm lượng muối cao.
Hiện tượng hoa băng “nở” xảy ra do sự kết hợp của nhiều yếu tố. Khi băng giá phát triển từ các điểm không hoàn hảo trong lớp băng bề mặt, thường là trên băng non trên mặt biển trong thời gian nhiệt độ cực thấp, các lớp băng mỏng sẽ chảy ra. Nước phải đủ ấm để chảy được và cần có đợt lạnh bất ngờ khiến băng hình thành gần mặt hồ. Nước chảy qua đỉnh khối băng, nhanh chóng lạnh đi và đông cứng thành các cánh hoa băng.
Những bông hoa băng kỳ ảo lấp lánh trong nắng đông, không dễ để bắt gặp được chúng.
Chẳng ai có thể dự báo trước “hoa băng” sẽ mọc đầy mặt nước vào lúc nào.
Quá trình này lặp đi lặp lại, tạo nên những bông hoa lạnh buốt cao vài cm, “mọc” độc lập với nhau nhưng lại tạo nên cảnh tượng vô cùng hoành tráng giống biển hoa băng trên hồ Valdai. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ngoài nước đông cứng thì hoa băng còn chứa nhiều loại vi sinh vật, hoạt động như một hệ sinh thái tạm thời.
Tuy nhiên, hoa băng không tồn tại lâu. Khi gió mạnh lên, nhiệt độ tăng kết hợp với tuyết rơi dày khiến chúng nhanh chóng bị phá hủy. Thật mỏng manh như chị em phụ nữ vậy, đẹp nhưng không phải ai cũng có cơ hội ngắm nhìn vĩnh viễn!
Độc lạ với khách sạn nằm lơ lửng trên đường ray xe lửa
Công viên quốc gia Krunger là một trong những khu bảo tồn lớn nhất châu Phi, nơi lý tưởng dành cho những niềm đam mê tìm về tự nhiên.
Những khu nghỉ trên mặt nước, khách sạn lơ lửng trên cây hay thậm chí dưới đáy sâu đại dương không còn là lựa chọn xa lạ trong kỳ nghỉ nhưng lần này bạn hãy thử một trải nghiệm mới lạ tại Kruger Shalati.
Và khách sạn Kruger Shalati ở lưng chừng trời là công trình ghi lại dấu ấn của những người khám phá đã ghé thăm nơi đây hơn 100 năm trước. Giờ đây, khách sạn này đang chào đón những nhà thám hiểm mới.
Nằm trên chiếc cầu Selati phía trên sông Sabie, khách sạn Kruger Shalati Train Lodge sang trọng với 31 phòng được làm mới lại từ những toa tàu cũ mang đậm dấu ấn địa phương.
Mỗi phòng đều có sân hiên và bể bơi để khách có thể bơi cao an toàn trong khi cá sấu, hà mã, trâu và voi nghịch nước bên dưới. Bạn có thể ngồi trong bể ngâm trong khi ngắm mặt trời lặn ở một trong những nơi đẹp nhất trên Trái đất.
Ngoài các phòng rộng rãi có tường kính lớn với view không bị cản trở ra nhìn sông và đồng cỏ bên ngoài, Shalati Lodge còn có boong hạng tùy chọn. Tại đây, du khách có thể nằm dài và gọi đồ uống từ quầy bar hoặc sử dụng bể bơi mà những loại động vật hoang dã tự nhiên của Châu Phi chỉ cách đó vài mét.
Kruger Shalati là lựa chọn tuyệt vời đưa bạn lạc sâu vào rừng xanh sâu thẳm. Trong một chiều hoàng hôn dần buông, bạn hãy ngâm mình trong bồn tắm với cửa kính trong suốt để ngắm nhìn khoảnh khắc mặt trời dần buông xuống mặt sông hay dạo quanh qua từng toa tàu để tận hưởng bầu không khí trong lành của Nam Phi.
Trong nhiều năm, đường ray đã được sử dụng để khai thác các mỏ vàng Selati nhưng khi nguồn tài nguyên này cạn kiệt thì James Stevenson-Hamilton, quản giáo đầu tiên của Khu bảo tồn thiên nhiên Sabi của Nam Phi, đã nảy ra ý tưởng về việc trưng dụng đường sắt phục vụ khách du lịch.
Vào thời điểm đó, không có Vườn quốc gia Kruger, mà chỉ có khu cấm săn bắn. Chính James Stevenson-Hamilton đã thúc ép xây dựng khu bảo tồn để bảo vệ động vật hoang dã. Khu cấm săn bắn Sabi đã trở thành Công viên quốc gia Kruger vào năm 1926. Tuyến đường sắt Selati hoạt động cho đến năm 1973, sau đó bị bỏ hoang.
Sửng sốt trước "thiên đường hồng hạc" - công viên quốc gia hồ Nakuru ở châu Phi Là nước mặn tự nhiên lớn nhất ở Kenya, Châu Phi, hồ Nakuru được mệnh danh là "thiên đường hồng hạc" mà bất cứ ai cũng muốn đặt chân tới một lần trong đời. Thuộc địa phận công viên quốc gia hồ Nakuru, hồ Nakuru tọa lạc tại phía Nam thành phố Nakuru, Kenya, châu Phi. Đây không chỉ là hồ nước mặn...