Ho và cách phòng ngừa
Thời tiết giao mùa thu đông, mọi người dễ bị cảm lạnh, cảm cúm xuất hiện triệu chứng ho.
Ảnh minh họa
Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất gây kích ứng ra khỏi đường hô hấp. Vì vậy, phản xạ ho cũng là cách để cơ thể tự bảo vệ và chữa lành. Thông thường ho không phải là bệnh mà là triệu chứng của các bệnh như viêm nhiễm đường hô hấp, trào ngược dạ dày thực quản hoặc do tác dụng phụ của vài loại thuốc tim mạch. Nếu bệnh nhân có những biểu hiện ho dai dẳng trong nhiều tuần, sốt trên 38 0C, ho ra máu cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện để bác sĩ xác định các bệnh lý nguy hiểm như lao, ung thư phổi,…
Ho khan là triệu chứng ho mãn tính không có đàm, thông thường do nhiễm trùng đường hô hấp, viêm họng, hen suyễn, dị ứng. Ho khan thường kéo dài vài tuần sau khi bị cảm cúm, cảm lạnh.
Ho có đàm thường do viêm phế quản mạn tính. Đàm và các chất nhầy tiết ra sẽ chảy xuống họng kích thích trung tâm phản xạ ho gây nên tình trạng ho, triệu chứng xuất hiện khá nhanh kèm theo sốt, sổ mũi, ngạt mũi, đau họng, ù tai.
Điều trị
- Thuốc chống dị ứng (antihistamin) có thể sử dụng để giảm các triệu chứng tắc nghẽn mũi do dị ứng dẫn đến phải thở bằng miệng gây khô họng và ho. Xịt mũi bằng các dung dịch có chứa muối đẳng trương hoặc chlorhexidine, nano bạc, tinh dầu bạc hà,…
- Có thể sử dụng các thuốc long đàm, các loại siro ho chiết xuất từ bạch chỉ, tía tô, hẹ, gừng, mơ, cam thảo, trần bì,…
- Thuốc kê đơn ức chế ho hoặc ho do nhiễm trùng phải sử dụng theo đơn bác sĩ, ưu tiên kháng sinh nhóm Macrolide, với bệnh nhân 2 tháng không dung nạp hoặc quá mẫn với Macrolide có thể được thay thế bởi kháng sinh khác tác dụng đến sự viêm nhiễm đường hô hấp. Kháng sinh phải dùng liên tục ít nhất 1 tuần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để tránh lờn thuốc.
Video đang HOT
- Ho khan là một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất khi sử dụng thuốc tim mạch, huyết áp nhóm ức chế men chuyển có hoạt chất perindopril, trường hợp này cần xin ý kiến bác sĩ để đổi thuốc.
- Ho do trào ngược dạ dày thực quản cần phải tránh ăn các chất dễ gây trào ngược như chocolate, caffeine, rượu và thuốc lá, đồng thời ngăn ngừa trào ngược dịch vị dạ dày bằng cách kê cao đầu, không ăn trong vài giờ trước khi đi ngủ, điều trị phối hợp thuốc ho với thuốc ức chế bơm proton bảo vệ bao tử.
- Ho gà là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Bordetella Pertussis gây ra với các biểu hiện lâm sàng như sốt kèm theo cảm giác lạnh; đau cơ, xương, khớp; đau đầu, mệt mỏi; sổ mũi và nghẹt mũi; viêm họng và ho; buồn nôn; mệt mỏi; rối loạn tiêu hóa; khó thở. Tiêm phòng vắc-xin là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh ho gà ở trẻ em. Lúc trẻ được 2 tháng tuổi là thời điểm thích hợp để tiêm vắc-xin phòng bệnh ho gà.
- Tránh tiếp xúc với nguồn bệnh bằng cách đeo khẩu trang, tránh để mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây ho mãn tính, tránh để mắc các bệnh về tai mũi họng như viêm xoang, viêm mũi dị ứng,… có thể dẫn đến ho.
- Nên giữ ấm mũi, họng bằng cách mặc ấm, quàng khăn khi thời tiết lạnh; ăn uống thức ăn ấm nóng, hạn chế uống rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích; dinh dưỡng điều độ để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại bệnh tật; phòng ngừa cảm cúm bằng cách tiêm phòng vắc xin; kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện sớm các tình trạng sức khỏe bất thường và điều trị kịp thời; vệ sinh răng miệng hàng ngày để bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, virus.
- Nên súc họng bằng dung dịch chứa hoạt chất chlorhexidine, propolis, nước muối ngày 2 lần buổi sáng thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Nên làm sạch đường hô hấp bằng viên có chứa hoạt chất propolis keo ong. Uống mật ong pha với nước ấm 50 độ và chanh vào buổi sáng. Uống trà hoa cúc, trà gừng giàu chất kháng viêm. Thêm tỏi, gừng vào chế độ ăn để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ngậm sản phẩm có tinh dầu eucalyptin, menthol./.
Bác sĩ Bệnh viện K điểm danh: 6 nguyên nhân dễ mắc ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng là căn bệnh ác tính. Bệnh đang có xu hướng đang gia tăng ở giới trẻ do các yếu tố nguy cơ đều tăng lên.
Căn bệnh gặp ở người khá trẻ
Theo bác sĩ Hà Hải Nam, Phó trưởng khoa Ngoại Bụng I (Bệnh Viện K), Giảng Viên Bộ môn Ung thư (Đại Học Y Hà Nội), Ung thư vòm họng là bệnh lý ác tính các tế bào niêm mạc và dưới niêm mạc vùng mũi họng. Đây là căn bệnh đứng đầu trong các ung thư vùng đầu cổ. Ở Việt Nam ung thư vòm họng đứng 6 trong số các ung thư hay gặp ở nam giới và đứng thứ 9 trong số các ung thư hay gặp ở nữ giới.
Mới đây, bác sĩ Nam cũng đã tiếp nhận 2 trường hợp bệnh nhân đến khám do ù tai, ngạt mũi. Cả hai bệnh nhân mới ngoài 40 tuổi do có ù tai, ngạt mũi điều trị thuốc tại nhà không đỡ đã tới bệnh viện khám. Kết quả khám và nội soi tai mũi họng của 2 bệnh nhân nghi ngờ u ác tính của vòm mũi họng.
Bác sĩ Nam cho biết, điều may mắn của hai bệnh nhân này đều chưa có dấu hiệu di căn hạch. Kết quả chẩn đoán bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn sớm nên hy vọng kết quả điều trị tốt.
Ung thư vòm mũi họng gặp chủ yếu loại ung thư biểu mô không biệt hóa-một trong những loại ung thư có tiến triển nhanh. Tuy nhiên, căn bệnh lại đáp ứng tốt với xạ trị, hoá chất.
" Bệnh hay gặp ở nam giới, với tỷ lệ gặp ở nam gấp 2-3 lần ở nữ. Đặc biệt, ung thư vòm họng có thể gặp ở mọi lứa tuổi và thường khá trẻ, thậm chí có đến 10% trẻ em dưới 18 tuổi đã được ghi nhận mắc bệnh. Việt Nam nằm trong số các quốc gia có tỷ lệ mắc Ung thư vòm khá cao ", bác sĩ Nam nói.
Bác sĩ Hà Hải Nam, ảnh L.P.
6 yếu tố nguy cơ tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng
Bác sĩ Nam cho biết, nhiễm virus, bất thường nhiễm sắc thể, chế độ ăn uống không lành mạnh và nghề nghiệp được cho là có mối liên quan mật thiết với căn bệnh ung thư vòm họng, cụ thể.
- Virus Epstein-Barr (EBV): Được xem là nguyên nhân gây bệnh hàng đầu của bệnh ung thư vòm họng
- Yếu tố môi trường: Thức ăn giàu các chất nitrosamine (thịt muối, thịt hun khói....) dễ bay hơi là một tác nhân sinh ung thư gây ung thư biểu mô mũi, xoang trên thực nghiệm.
- Bất thường nhiễm sắc thể: Những tổn thương trên các NST 3p, 9p, 11q, 13a, 14q và 16q có ảnh hưởng tới vùng chứa các gene ức chế hình thành u, gây chuyển dạng các tế bào bình thường của biểu mô vùng vòm mũi họng thành các tổn thương tiền xâm lấn rồi phát triển thành tổn thương ung thư xâm lấn.
- Rượu và thuốc lá:
Hút thuốc lá (chủ động) hoặc hít phải khói thuốc (bị động), một lượng hóa chất gây ung thư đã xâm nhập vào cơ thể thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với thuốc lá, chính là vùng hầu họng (trong đó có vùng vòm), từ đó dẫn đến các biến đổi để hình thành ung thư.
Rượu: Rượu chính là "chất dẫn" để đưa các hóa chất độc trong thuốc lá xâm nhập vào tế bào một cách dễ dàng hơn. Thêm nữa, rượu làm chậm khả năng phân hủy và loại bỏ các hóa chất độc hại của cơ thể. Hai điều này tạo thành một "combo" vô cùng "lợi hại" cho tế bào ung thư hình thành và phát triển.
Dinh dưỡng: Chế độ ăn ít vitamin A, E có thể làm tăng nguy cơ ung thư hầu họng, trong đó có ung thư vòm.
Nghề nghiệp: Một số hóa chất độc hại như amiăng, bụi gỗ, khói sơn... làm tăng nguy cơ phát triển thành khối u ác tính.
Bác sĩ Nam cho hay, ung thư vòm họng các dấu hiệu sớm của bệnh thường nghèo nàn. Do đó, người bệnh dễ bỏ qua vì rất dễ nhầm với các triệu chứng của bệnh viêm nhiễm vùng tai mũi họng. Các triệu chứng lúc đầu thường xuất hiện ở một bên hay một vị trí, sau đó tăng dần.
Ung thư vòm họng ở giai đoạn sớm bệnh nhân có hạch cổ vị trí góc hàm hoặc xuất hiện nhiều hạch ở 1 hay 2 bên cổ. Bệnh nhân thường có biểu hiện 1 bên như nghe kém, ù tai. Có thể gặp đau sâu trong tai, chảy dịch ở tai.
Khi bệnh ở giai đoạn tiến triển bệnh nhân có các triệu chứng thần kinh như nhìn đôi và lác trong, đau nửa mặt hoặc đau họng, đau đầu hoặc đau nửa đầu do u xâm lấn nội sọ. Các triệu chứng mắt xâm lấn ổ mắt hiếm gặp, chủ yếu gặp lồi mắt hoặc liệt vận nhãn (lác), nhìn mờ.
Giai đoạn muộn khoảng 10% trường hợp có di căn xa tại thời điểm chẩn đoán ban đầu, thường gặp nhất là di căn xương gây đau xương hoặc gãy xương bệnh lý, hiếm hơn có thể gặp di căn gan hoặc di căn phổi.
"Nọi soi tai mũi họng là cách phát hiện ung thư vòm họng sớm. Do vậy, khi người bệnh có bất cứ triệu chứng bất thường gì nhưng nghẹt mũi, ù tai kéo dài trên 3 tuần thì cần phải đi khám để loại trừ nguy cơ ung thư", bác sĩ Nam khuyên.
Ho do trào ngược dạ dày thực quản dùng thuốc gì? Mặc dù ho không phải là dấu hiệu điển hình của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, nhưng có đến 25% trường hợp bị ho mạn tính do bệnh lý này. Việc điều trị cần phải phối hợp dùng thuốc và thay đổi chế độ ăn... 1. Vì sao trào ngược dạ dày thực quản lại gây ho? Ho do trào ngược...