“Hồ tử thần”: Đẹp như tiên cảnh nhưng có thể giết một người chỉ trong 5 phút lại gần
Sở hữu khung cảnh vô cùng đẹp và nên thơ nhưng chẳng ai dám bén mảng lại gần hồ nước này bởi vô cùng nguy hiểm tới tính mạng.
Hồ Karachay nằm ở vùng núi phía nam Ural, thuộc vùng Chelyabinsk, miền trung nước Nga, là một hồ nước rất đẹp, được bao quanh bởi núi non hùng vĩ và mây ngàn tự nhiên. Tuy nhiên, nơi đây lại được coi là “ hồ tử thần” bởi không có bất cứ sinh vật nào sống trong hồ, cũng không có bất cứ ai dám bén mảng lại gần bởi vô cùng nguy hiểm tới tính mạng.
Hồ Karachay nguy hiểm đến nỗi, một người trưởng thành chỉ cần đứng bên bờ hồ khoảng 5 phút thôi cũng đủ tử vong. Theo các nhà khoa học, vào khoảng những năm 1990, một người chỉ cần đứng gần hồ Karachay khoảng 1h cũng đủ bị nhiễm phóng xạ lên tới 600 roentgen, quá đủ để giết chết một người trưởng thành khỏe mạnh.
Hồ Karachay thuộc nước Nga.
Nguyên nhân của hiện tượng trên là bởi hồ Karachay là hồ nước ô nhiễm nhất thế giới. Hồ nước này nằm trong Khu liên hợp sản xuất Mayak, một trong những cơ sở hạt nhân lớn nhất và rò rỉ nhất của Nga từ trước tới nay. Chính phủ Nga đã giữ bí mật về Mayak cho tới tận những năm 1990.
Nằm trên một diện tích khoảng 200 km2, Mayak được xây dựng vào những năm 1940, khi Liên Xô cũ chuyển việc sản xuất vũ khí sang miền đông để tránh sự xâm lược của Đức quốc xã. Sau đó, Mayak đã trở thành cơ sở chế tạo vũ khí hạt nhân đầu tiên của Liên Xô.
Ngày 29/9/1957, hệ thống làm lạnh tại khu bể chứa nước thải hạt nhân của Mayak gặp trục trặc. Sự cố này đã làm chất thải bên trong khô cạn, nóng đến 350 độ C và gây nổ. Sức mạnh của vụ nổ này tương đương tới 10 tấn thuốc nổ TNT, gây nên một đám bụi phóng xạ khổng lồ. Tổng lượng phóng xạ thoát ra đo được là 20 triệu Ci. Tất cả các cây thông ở một khu vực có diện tích 20 km2 xung quanh nơi xảy ra vụ nổ đã chết trong khoảng thời gian là 18 tháng. Hầu hết chất thải phóng xạ này đã được thải xuống hồ Karachay, khiến nơi này trở nên vô cùng ô nhiễm và nguy hiểm.
Hồ Karachay nhìn từ Google Maps.
Suốt nhiều năm, môi trường quanh hồ Karachay bị nhiễm độc bởi các chất phóng xạ như Strontium-90, Cesium-137. Theo tính toán, xấp xỉ 1 tỉ gallon nước ngầm cũng nhiễm phóng xạ. Mức độ phóng xạ đã được đo ở mức 4,44 exabecquerels (EBq), gần như tương đương với toàn bộ mức độ được phân bổ trên một khu vực lớn hơn nhiều sau thảm họa Chernobyl.
Hồ Karachay là một hồ độc lập, không có lối chảy ra ngoài. Do đó, chính quyền địa phương từng cho rằng chất phóng xạ sẽ không ảnh hưởng ra bên ngoài. Tuy nhiên, thực tế hoàn toàn trái ngược. Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Lý sinh Chelyabinsk, 93% lượng phóng xạ đã ngấm vào đất dưới đáy hồ và 60% lượng này đã hòa vào nguồn nước ngầm.
Dòng nước ô nhiễm tại hồ Karachay.
Sau khi thông tin về sự cố nổ phóng xạ Mayak được chính phủ xác nhận, các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy, tại vùng Chelyabinsk, tỷ lệ mắc ung thư đã tăng 21%, dị tật bẩm sinh tăng 25% và bệnh bạch cầu tăng 41% trong những năm 1990. Sông Techa, nơi cung cấp nước cho các ngôi làng lân cận, bị ô nhiễm đến mức có tới 65% người dân địa phương bị bệnh do phóng xạ.
Mùa đông năm 1966, một đợt hạn hán dài đã khiến nước hồ Karachay bị cạn kiệt, các loại chất phóng xạ Caesium-137 và Strontium-90 trở thành bụi rồi bị gió thổi khiến chúng phát tán trong khu vực rộng tới 2.700 km2, khiến nửa triệu người bị đe dọa tính mạng vì nhiễm xạ.
Hiện nay, nhiều mảnh đất rộng lớn của vùng Chelyabinsk đã không còn người sinh sống do ảnh hưởng của phóng xạ. Chính quyền cũng đã niêm phong hồ Karachay bằng các khối đá tổng hợp và các khối bê tông cực lớn để hạn chế nhất có thể sự lây nhiễm phóng xạ cho các vùng xung quanh.
Điều đặc biệt gì sẽ xảy ra nếu làm tan chảy vàng bằng tay?
Bỗng nhiên một ngày, con người trở nên mạnh mẽ có thể dùng tay làm tan chảy kim loại như vàng, sắt, thậm chí cả titan. Điều đặc biệt gì sẽ xảy ra?
Vàng tan chảy trong lòng bàn tay, điều đặc biệt gì sẽ xảy ra?
Về mặt kỹ thuật, bạn có thể làm tan chảy kim loại bằng tay nhưng không phải là với mọi kim loại. Có một kim loại mềm tới mức có thể tan chảy trong tay bạn. Đó chính là Gallium - kim loại mềm có thể làm nóng chảy ở nhiệt độ dưới 30 độ C.
Chỉ cần đặt gallium trong lòng bàn tay vài giây, 'đùa nghịch' bằng cách tung qua tung lại, khối kim loại có thể hóa lỏng chỉ sau vài giây. Tuy nhiên, Gallium cực kỳ đắt đỏ.
Và con người không phải làm điều tương tự với tất cả kim loại. Có những kim loại có cùng nhiệt độ nóng chảy với gallium, chẳng hạn như francium và Caesium nhưng hãy tránh xa chúng nếu không muốn bị nhiễm phóng xạ hoặc có thể bốc cháy nếu xử lý không đúng cách.
Để làm nóng chảy kim loại cần một nhiệt độ rất lớn. Con người thường nhờ đến những lò đúc chuyên nghiệp để đạt đến nhiệt độ cực cao và duy trì chúng.
Ví dụ, kim loại vàng nóng chảy ở nhiệt độ gần 1.000 độ C. Điều này có nghĩa nếu muốn tan chảy vàng, bàn tay bạn phải đạt được nhiệt độ nóng như vậy. Trong khi, nhiệt độ tối đa con người có thể đạt được là 44 độ C.
Nhưng giả sử, một ngày, con người trở nên mạnh mẽ có thể dùng tay làm tan chảy kim loại như vàng, sắt, thậm chí cả titan. Điều đặc biệt gì sẽ xảy ra?
Đầu tiên, bạn chắc chắn sẽ biến thành 'lò nung di động', toàn thân nóng như dung nham. Không chỉ tan chảy vàng, bạn cũng có thể làm tan chảy mọi thứ trên đường di chuyển.
Bạn giống như 'quả cầu lửa hủy diệt khổng lồ' phá hủy mọi thứ xung quanh nhưng đồng nghĩa với việc bạn cũng dễ dàng bị 'nổ tung'. Chỉ cần một cơn mưa rơi xuống, bạn trúng nước mưa và đột nhiên sẽ xảy ra vụ nổ lớn. Đó là do nước tiếp xúc với nhiệt độ cực cao, như kim loại nóng chảy, khiến nước bốc hơi nhanh.
Việc hơi nước bốc lên nhanh chóng đã khiến thể tích khu vực xung quanh tăng lên. Thể tích tăng lên nhanh chóng, có thể gấp 1.600 lần nhưng hơi nước thì không thể thoát ra kịp đã đẩy mạnh áp suất và rồi đến thời điểm nhất định, toàn bộ năng lượng được giải phóng gây ra vụ nổ.
Khi đó, rất dễ gây ra một số thiệt hại nghiêm trọng cho bản thân và những người xung quanh.
Hoàng Dung (lược dịch)
Nhật Bản trấn an người tham gia Olympic về nguy cơ nhiễm phóng xạ Tỉnh Fukushima của Nhật Bản ngày 21/1 trấn những người tham gia lễ rước đuốc Olympic trong năm nay về khả năng phơi nhiễm phóng xạ. Lễ rước 4 tháng trước Thế vận hội 2020 sẽ bắt đầu vào ngày 26/3 tới tại J-Village - một trung tâm huấn luyện bóng đá ở Fukushima. Đây cũng là địa điểm hoạt động cho các...