Hỗ trợ vốn và khuyến khích áp dụng nền tảng số cho doanh nghiệp
Chiều 17-4, tại Hà Nội, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức hội nghị Áp dụng nền tảng số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bình ổn hoạt động sản xuất kinh doanh và kết nối vốn thời Covid-19.
Đây là hoạt động triển khai nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 4-3-2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Trong quý I-2020, lần đầu tiên sau nhiều năm, số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 35.000 đơn vị, cao hơn số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giúp doanh nghiệp khắc phục khó khăn, chủ động chuyển đổi số, gia tăng các hoạt động kinh doanh trên mạng để nâng cao giá trị gia tăng, tiết kiệm chi phí tài chính và thời gian, thực hiện số hóa cũng như đón đầu cơ hội kinh doanh sau khi kết thúc dịch Covid-19.
Theo ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19. Tuy nhiên, hiện không phải tất cả doanh nghiệp đều tiếp cận được đầy đủ thông tin, chính sách hỗ trợ và quy trình/thủ tục hành chính để tận dụng những chính sách này; đặc biệt là khối doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.
Nhiều đại biểu cho rằng, mỗi doanh nghiệp cần chủ động theo dõi, nắm bắt các diễn biến, thông tin liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp. Cơ quan chức năng, ngân hàng cũng cần chủ động vào cuộc, sẵn sàng cung cấp các giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp nhằm khắc phục thiệt hại, sớm hồi phục sản xuất, kinh doanh.
Video đang HOT
Một số ý kiến nhấn mạnh việc triển khai quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp trong điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng với các nội dung liên quan, gồm gói tín dụng 300.000 tỷ đồng, giảm lãi vay 2%, cho vay lãi suất 0% qua Ngân hàng Chính sách xã hội… dành cho doanh nghiệp.
Theo chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu, dịch Covid-19 ảnh hưởng mạnh đến kinh tế Việt Nam, trong đó các doanh nghiệp nhỏ và vừa thiệt hại rất lớn. Vì vậy, cần tăng cường rà soát, bảo đảm hỗ trợ đúng địa chỉ, đối tượng thụ hưởng theo mục tiêu đề ra, thậm chí có thể tính đến việc hình thành gói hỗ trợ riêng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy cho rằng, dịch bệnh là động lực giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số và đây là yêu cầu bắt buộc. Việt Nam đang dần thích ứng với các hoạt động online. Bây giờ là lúc doanh nghiệp tập trung tái cơ cấu, từ hình thức sản xuất, giao tiếp với khách hàng, tham gia chuỗi sản xuất, cung ứng để thích ứng với thời kỳ dịch bệnh, giúp nâng cao năng suất lao động, hướng tới sự bứt phá sau dịch.
Các doanh nghiệp phần mềm, công nghệ thông tin, đơn vị cung cấp giải pháp chuyển đổi số, quản lý số, giải pháp công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cần triển khai ứng dụng nền tảng số vào mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, kết nối giao thương từ xa, thanh toán không dùng tiền mặt…
Hồng Sơn
Lan tỏa giá trị "ngầm" giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm
Nhờ sự vào cuộc quyết tâm của Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các bộ, ngành, những giá trị "ngầm" từ Chương trình quốc gia "Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020" đã lan tỏa rộng rãi đến cộng đồng doanh nghiệp.
Việc thực hiện các dự án của Chương trình "Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020" đã lan tỏa ở khắp các lĩnh vực quan trọng
Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 712/QĐ-TTg phê duyệt chương trình quốc gia "Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020". Trải qua gần 10 năm thực hiện Quyết định nêu trên, với sự quyết tâm, sâu sát của Bộ Khoa học và Công nghệ mà trực tiếp là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Chương trình đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Việc thực hiện các dự án của Chương trình "Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020" đã lan tỏa ở khắp các lĩnh vực quan trọng của đời sống kinh tế - xã hội đất nước như: các ngành công nghiệp, chế biến (Bộ Công thương chủ trì); các ngành nuôi trồng thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi, thủy lợi, phòng chống thiên tai... (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì), các ngành dược phẩm, thiết bị y tế, khám chữa bệnh (Bộ Y tế chủ trì); các sản phẩm vật liệu xây dựng, xi măng, gạch ốp lát... (Bộ Xây dựng chủ trì); các lĩnh vực sản xuất thiết bị thông tin và truyền thông, sản phẩm tổng đài, thiết bị đầu cuối... (Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì).
Lấy ví dụ từ một trong những dự án quan trọng của Chương trình là "Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật" do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, có thể thấy, Dự án đã được triển khai từ năm 2011 đã mang lại với những tác động rõ nét. Nếu trước đây, việc xây dựng các tiêu chuẩn Việt Nam (quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả...), quy chuẩn Việt Nam (quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ...) là điểm yếu thì nay một bức tranh hoàn toàn mới xuất hiện.
Các số liệu thống kê cho thấy, chỉ tính riêng trong năm 2019, dự án đã đem lại gần 900 tiêu chuẩn Việt Nam, trong đó Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng hơn 500 tiêu chuẩn, xã hội hóa được 12 tiêu chuẩn, 1 quy chuẩn làm theo đặt hàng của các hiệp hội và doanh nghiệp (sử dụng kinh phí của doanh nghiệp). Đây là tín hiệu tốt, cho thấy xã hội quan tâm đến lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, hơn 250 tiêu chuẩn do các bộ, ngành xây dựng đã được chuyển tới Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, trong đó nhiều nhất là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Nhằm phổ biến sâu rộng các tiêu chuẩn, các quy định mới này, các thành viên thực hiện dự án đã chú trọng đến việc phổ biến thông qua các chương trình hướng dẫn trên quy mô toàn quốc. Nhờ vậy, hơn 350 tiêu chuẩn đã được giới thiệu cho hơn 2.000 tổ chức, doanh nghiệp, những đơn vị sẽ buộc phải áp dụng và tuân thủ các quy định đó trong quá trình quản lý, điều hành doanh nghiệp và sản xuất hàng hóa.
Các kết quả trên phần nào đã cho thấy, Chương trình "Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020" có một vị trí đặc biệt. Không tác động thẳng đến việc ra đời các sản phẩm mới, các hàng hóa mới của doanh nghiệp như các Chương trình khác nhưng chương trình "Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020" lại tạo dựng một khuôn khổ vững chắc cho các hàng hóa thông qua việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cũng như và áp dụng các hệ thống quản lý, mô hình công cụ cải tiến năng suất và chất lượng ở doanh nghiệp.
Với những ý nghĩa đó, tại Hội nghị ban điều hành Chương trình quốc gia "Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020" diễn ra vào ngày 19/12/2019, nhìn lại những tác động "ngầm" của chương trình sau gần 10 năm triển khai, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng cho rằng: "Khi chúng ta tập trung coi doanh nghiệp là trung tâm và lấy việc hỗ trợ đổi mới của doanh nghiệp bằng cơ chế chính sách, bằng thúc đẩy áp dụng khoa học và công nghệ, những hoạt động của chương trình đã góp phần hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng của sản phẩm hàng hóa một cách thiết thực. Sự lan tỏa của những chương trình như vậy đã cho thấy có sự thay đổi và chuyển biến trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam".
Theo Tapchitaichinh.vn
Lãi 21 tỷ, công ty 'chơi trội' chi 47 tỷ trả cổ tức Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Phan Thiết quyết định chi cổ tức 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 100%, tương ứng 10.000 đồng/cổ phiếu trong khi giá giao dịch trên sàn chỉ 2.100 đồng. Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Phan Thiết vừa thông qua nghị quyết chi trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ...