Hỗ trợ tiền mặt trước thiên tai – Giải pháp hiệu quả để giảm thiểu rủi ro
Giải pháp đơn giản mà hiệu quả để bảo vệ những người dân chịu ảnh hưởng của các điều kiện thời tiết khắc nghiệt là hỗ trợ trước khi thảm họa xảy ra bằng cách chuyển tiền hỗ trợ qua ứng dụng trên điện thoại di động.
Tàu đánh cá bị phá hủy do bão Beryl ở Bridgetown, Barbados ngày 1/7/2024. Ảnh: AP/TTXVN
Ông Ranil Dissanayake, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Phát triển toàn cầu, cho biết khi đối mặt với lũ lụt, siêu bão hoặc hỏa hoạn lớn, việc nhận được tiền “càng sớm càng tốt” có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Ông phân tích rằng người nhận có thể sử dụng tiền để chuẩn bị nơi ở, dự trữ thực phẩm hoặc tạm thời chuyển đến những khu vực được cho là an toàn hơn.
Cách thức hỗ trợ này mang lại một sự khác biệt đáng kể, đặc biệt đối với những người lao động chân tay. Việc nhận được tiền hỗ trợ trước khi thiên tai xảy ra giúp họ chủ động hơn trong việc bảo vệ bản thân và gia đình. Hãy hình dung một người lao động ngoài trời ở miền Bắc Ấn Độ, nếu có trong tay một khoản tiền nhỏ trước đợt nắng nóng khắc nghiệt, họ có thể đã không phải làm việc giữa cái nóng 50 độ C để kiếm sống. Vấn đề mấu chốt ở đây chính là thời điểm cung cấp sự hỗ trợ.
Theo nhà kinh tế người Pháp Esther Duflo, việc hỗ trợ tiền mặt trước cũng như trong các kịch bản cứu trợ thiên tai khác, và nên được áp dụng khi các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt ngày càng tồi tệ hơn do tình trạng nóng lên toàn cầu.
Liên hợp quốc (LHQ) đang thực hiện hàng chục chương trình thí điểm kiểu này để hỗ trợ những người bị ảnh hưởng do hạn hán ở Ethiopia và Somalia. Tại Bangladesh, hơn 23.000 hộ gia đình đã nhận được 53 USD một tuần trước đỉnh điểm của trận lũ lụt thảm khốc năm 2020.
Nhà nghiên cứu Ashley Pople tại Trung tâm Nghiên cứu kinh tế châu Phi của Đại học Oxford, khẳng định: “Cung cấp tiền mặt sớm hơn tạo phúc lợi xã hội cao hơn và hỗ trợ các hộ gia đình tại thời điểm quan trọng”.
Video đang HOT
Theo một nghiên cứu do chuyên gia Pople đứng đầu về ứng phó với lũ lụt ở Bangladesh, những người được hỗ trợ tiền trước thiên tai đã có thể tích trữ lương thực, sắp xếp nơi trú ẩn cho động vật và bảo vệ tài sản quan trọng đối với sinh kế của họ. Trong khi đó, số hộ gia đình không được tiếp cận với các khoản tiền này có nguy cơ rơi vào cảnh thiếu lương thực cao hơn.
Ông Pople cũng chỉ ra một thực tế đáng lưu ý là khi có thảm họa, các ngân hàng phát triển đa phương thường ưu tiên chuyển tiền cho chính phủ hơn là trực tiếp đến tay những người dân đang cần giúp đỡ nhất. Điều này dẫn đến tình trạng hỗ trợ không đến được những người cần nó nhất, trong khi nhu cầu của họ lại vô cùng cấp thiết.
Từ năm 2020, chương trình GiveDirectly của Mỹ đã áp dụng chuyển tiền qua điện thoại di động cho những người dân tại Bangladesh, CHDC Congo và Malawi đang phải đối mặt với khủng hoảng và di dời, chủ yếu là do xung đột. Tại Nigeria, dự báo lũ lụt trở lại trong những tuần tới, 20.000 hộ gia đình đã được đăng ký trước để nhận hỗ trợ 320 USD ít nhất 3 ngày trước khi lũ đạt đỉnh. Tại Mozambique, hơn 7.500 gia đình đã nhận được 225 USD ba ngày trước trận lũ năm 2022. Hay ở Bangladesh, 15.000 người đã được cấp 100 USD trước khi sông Jamuna gây ra lũ lụt lớn trong năm nay.
GiveDirectly đã phối hợp với Google sử dụng hình ảnh vệ tinh, trí tuệ nhân tạo (AI), bản đồ lũ lụt, dữ liệu hành chính và khảo sát thực địa để xác định những người cần hỗ trợ. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo cách hỗ trợ sớm này cũng có hạn chế và thách thức. Cần có những dự báo khá chính xác và chi tiết, lý tưởng nhất là ở cấp làng bản hoặc cộng đồng. Ngoài ra, một số điều kiện thời tiết xấu khó dự báo hơn, đặc biệt là bão nhiệt đới, có thể đổi hướng bất ngờ, gây khó khăn trong việc xác định trước đối tượng cần hỗ trợ sớm.
Cuối cùng, các chuyên gia nhấn mạnh rằng bên cạnh việc trao tiền mặt cho các cá nhân, điều quan trọng là phải tăng đầu tư công để cải thiện đường sá và mạng lưới giao thông, gia cố đê điều chắn lũ lụt và những hạ tầng khác mà các hộ gia đình không thể tự mình thực hiện.
Giá hàng hóa tăng vọt sau khi Fed cắt giảm lãi suất
Sau khi Fed quyết định cắt giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm, thị trường hàng hóa toàn cầu đã chứng kiến sự tăng giá đáng kể.
Động thái này không chỉ giảm áp lực lạm phát mà còn kích thích nhu cầu về nguyên liệu thô, đẩy giá cả từ kim loại quý, năng lượng đến nông sản lên cao.
Giá cả hàng hoá đã leo thang sau quyết định của Fed. Ảnh: AA
Theo hãng thông tấn Anadolu (Thổ Nhĩ Kỳ) ngày 23/9, thị trường hàng hóa toàn cầu đã chứng kiến một sự tăng giá mạnh mẽ sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định cắt giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm, một mức giảm mạnh hơn so với dự kiến của nhiều người, trong cuộc họp vào tháng 9 năm nay.
Đây là lần đầu tiên sau 4 năm, Fed thực hiện biện pháp này nhằm giảm áp lực lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Việc cắt giảm lãi suất không chỉ tác động đến thị trường tài chính mà còn kích thích đà tăng giá của nhiều loại hàng hóa, từ kim loại quý đến năng lượng và nông sản.
Khi lãi suất giảm, chi phí vay vốn giảm xuống, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư trong việc mở rộng sản xuất và tiêu dùng. Điều này dẫn đến sự gia tăng nhu cầu về nguyên liệu thô và hàng hóa trên thị trường toàn cầu. Bên cạnh đó, lãi suất thấp cũng làm giảm sức hấp dẫn của các tài sản sinh lãi cố định như trái phiếu, khiến nhà đầu tư chuyển sang các tài sản có tính rủi ro cao hơn như hàng hóa và kim loại quý.
Chủ tịch Fed Jerome Powell đã nhấn mạnh rằng, mặc dù rủi ro lạm phát đã giảm bớt, rủi ro đối với thị trường lao động lại tăng lên. Trong khi đó, khả năng tránh được suy thoái kinh tế đã tạo động lực cho nhiều nhà đầu tư chấp nhận rủi ro nhiều hơn, đẩy giá hàng hóa tăng cao.
Kim loại quý: Vàng và bạc tăng giá mạnh
Sau thông báo cắt giảm lãi suất, giá vàng đã đạt mức cao kỷ lục 2.658,8 USD một ounce, tăng 1,7% so với tuần trước đó. Việc lãi suất giảm làm giảm chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng, một tài sản không sinh lãi, khiến nhiều nhà đầu tư đổ xô vào kim loại quý này như một kênh trú ẩn an toàn. Nhiều chuyên gia dự báo rằng giá vàng có thể tiếp tục tăng lên mức 2.900 USD một ounce trong tương lai gần.
Tương tự, giá bạc cũng tăng 1,5%, nhờ vào sự phục hồi nhu cầu từ các ngành công nghiệp và nhà đầu tư. Tuy nhiên, không phải tất cả các kim loại quý đều chứng kiến mức tăng giá. Giá bạch kim giảm 2%, trong khi giá palađi giảm nhẹ 0,1%.
Đối với kim loại cơ bản, giá đồng tăng 2,7% do kỳ vọng nhu cầu tăng trưởng sau quyết định của Fed. Đồng là một trong những kim loại quan trọng trong sản xuất công nghiệp và xây dựng, do đó, bất kỳ dấu hiệu tăng trưởng nào của nền kinh tế đều có thể đẩy giá kim loại này lên cao. Giá nhôm cũng tăng 0,8% do lo ngại về gián đoạn nguồn cung sau khi một nhà máy lọc oxit nhôm ở Ấn Độ gặp sự cố.
Ngoài ra, giá niken tăng 3,4%, trong khi chì tăng nhẹ 0,1%. Tuy nhiên, giá kẽm lại giảm 1,2% do nhu cầu yếu từ các ngành công nghiệp chế biến.
Năng lượng: Giá dầu thô và khí đốt tự nhiên tăng mạnh
Giá dầu thô Brent tăng 3,2% do lo ngại về sự gián đoạn sản lượng dầu của Mỹ khi cơn bão Francine đổ bộ. Cùng lúc đó, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) báo cáo rằng dự trữ dầu thô đã giảm 1,6 triệu thùng, vượt xa kỳ vọng của thị trường, càng làm tăng sức ép lên giá dầu.
Giá khí đốt tự nhiên cũng ghi nhận mức tăng 6,6%, phần lớn là do căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông và các nước sản xuất lớn. Những yếu tố này không chỉ làm gián đoạn nguồn cung mà còn thúc đẩy lo ngại về khả năng đáp ứng nhu cầu năng lượng trong thời gian tới.
Trong nhóm hàng nông sản, giá đường tăng vọt 13,6% do hạn hán và đợt nắng nóng khắc nghiệt ở Brazil, quốc gia sản xuất đường lớn nhất thế giới. Ngoài ra, giá cà phê đạt mức cao nhất kể từ tháng 9/2011, nhưng sau đó giảm 3,4% vào cuối tuần qua do áp lực từ các nhà xuất khẩu.
Giá đậu nành cũng tăng 0,6% do lo ngại về thời tiết khô hạn ở Mỹ, trong khi giá gạo và ngô lần lượt tăng 0,6% và 2,8%. Giá lúa mì lại giảm 4,4% do hy vọng căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine sẽ hạ nhiệt, giúp ổn định nguồn cung.
Tóm lại, việc Fed cắt giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm đã tạo ra những tác động rõ rệt lên thị trường hàng hóa, từ kim loại quý, năng lượng đến nông sản. Trong bối cảnh lãi suất thấp và khả năng tránh được suy thoái kinh tế, các nhà đầu tư đang tăng cường tìm kiếm cơ hội sinh lợi từ thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, sự biến động vẫn còn đó, và những yếu tố như căng thẳng địa chính trị, thiên tai, và sự gián đoạn nguồn cung sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến giá cả trong thời gian tới.
Hàng trăm nghìn người mắc kẹt do lũ lụt ở Bangladesh Hàng trăm nghìn người sinh sống ở vùng Mymensingh, miền Bắc Bangladesh vẫn đang bị mắc kẹt và hàng nghìn ngôi nhà chìm trong biển nước sau nhiều ngày xảy ra lũ quét, do mưa lớn và nước lũ thượng nguồn đổ về. Người dân di chuyển bằng thuyền tại vùng ngập lụt ở Mymensingh, Bangladesh ngày 7/10/2024. Ảnh: THX/TTXVN Theo Trung tâm...