Người dân Nhật Bản đồng hành cùng người dân Việt Nam vượt qua khó khăn thiên tai
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 14/9, Nghiệp đoàn Kanto Joho đã tổ chức hoạt động quyên góp tại thủ đô Tokyo với mong muốn chia sẻ khó khăn của người dân Việt Nam bị thiệt hại do cơn bão số 3 (có tên quốc tế là Yagi) gây ra.
Đây là hoạt động quyên góp đầu tiên của người dân Nhật Bản nhằm hỗ trợ Việt Nam sau cơn bão.
Đại diện các doanh nghiệp Nhật Bản đóng góp ủng hộ người dân Việt Nam bị thiệt hại do cơn bão số 3. Ảnh: Tuyến Giao/PV TTXVN tại Nhật Bản
Hoạt động quyên góp được tổ chức trong khuôn khổ Cuộc thi hùng biện tiếng Nhật lần thứ 12 dành cho lao động nước ngoài do nghiệp đoàn quản lý. Khai mạc cuộc thi hùng biện, Chủ tịch nghiệp đoàn, ông Kenji Nishikawa, đã gửi lời chia buồn sâu sắc tới người dân Việt Nam về những thiệt hại phải gánh chịu trong cơn bão số 3. Là một quốc gia thường xuyên bị bão tấ.n côn.g, ông cho biết Nhật Bản thấu hiểu nỗi đau thương và mất mát mà người dân Việt Nam đang trải qua.
Chia sẻ với phóng viên TTXVN tại Tokyo về việc phát động quyên góp ủng hộ người dân Việt Nam, ông Kenji Nishikawa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tương trợ lẫn nhau. Ông cho biết mong muốn lớn nhất là có thể góp chút công sức để giảm bớt phần nào thiệt hại của người dân Việt Nam.
Ông Phan Tiến Hoàng, Bí thư thứ nhất, Trưởng Ban quản lý lao động Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, đã gửi lời cảm ơn Nghiệp đoàn Kanto Joho và các doanh nghiệp đã tổ chức hoạt động quyên góp ủng hộ người dân Việt Nam. Ông bày tỏ xúc động trước sự đồng cảm và chia sẻ mà người dân Nhật Bản dành cho Việt Nam. Ông tin tưởng tình cảm và sự chia sẻ này chính là nguồn động viên quý báu nhất mà người dân Nhật Bản dành cho Việt Nam trong khó khăn.
Tổng số tiề.n quyên góp được là 200.000 yen (khoảng 36 triệu đồng), trong đó Nghiệp đoàn Kanto Joho ủng hộ 100.000 yen.
Cùng ngày, cộng đồng người Việt tại tỉnh Saitama cũng đã tổ chức hoạt động quyên góp cho đồng bào trong nước bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Một em bé Nhật Bản quyên góp ủng hộ người dân Việt Nam bị thiệt hại do cơn bão số 3. Ảnh: Tuyến Giao/PV TTXVN tại Nhật Bản
Phát biểu tại buổi quyên góp, Chủ tịch Hội người Việt tại tỉnh Saitama, ông Phạm Đình Thương, cho biết những người Việt Nam sống tại Saitama nói riêng và Nhật Bản nói chung luôn hướng về quê hương, theo dõi sát những khó khăn mà đồng bào mình đang phải trải qua. Ông bày tỏ mong muốn với tinh thần tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách, những người Việt tại Saitama sẽ cùng chung tay, chia sẻ khó khăn với đồng bào trong nước.
Video đang HOT
Chị Ngọc Yến, một người Việt sống tại Saitama cho biết quê của chị ở Hải Phòng – một trong những địa phương chịu thiệt hại của cơn bão số 3.
Không chỉ người thân của chị mà đồng bào miền Bắc đều đang chịu hậu quả nặng nề do thiên tai, do đó, chị cũng như nhiều người Việt Nam khác đang sinh sống tại Nhật Bản luôn luôn hướng về Tổ quốc và mong muốn được chung tay đóng góp, hỗ trợ đồng bào trong nước.
Tổng số tiề.n thu được tại lễ quyên góp của Hội người Việt tại Saitama là 119.000 yen (khoảng 21 triệu đồng).
Siêu bão Yagi đổ bộ miền Nam Trung Quốc, giới chức gia hạn cảnh báo cao nhất
Ngày 6/9, miền Nam Trung Quốc đã hứng chịu những cơn gió mạnh và mưa lớn do siêu bão Yagi, cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào đất liền trong 10 năm qua.
Vùng biển gần thị trấn Puqian thuộc thành phố Văn Xương, tỉnh Hải Nam, miền nam Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xã
Theo Tân Hoa xã, Trung tâm Khí tượng Quốc gia Trung Quốc đã gia hạn cảnh báo đỏ, mức cao nhất, đối với siêu bão Yagi vào sáng ngày 6/9 khi nước này chuẩn bị ứng phó với siêu bão.
Bão Yagi, cơn bão thứ 11 trong năm theo thống kê của các cơ quan khí tượng Trung Quốc, đã ở trên biển cách thành phố Văn Xương của tỉnh Hải Nam khoảng 150 km vào lúc 9 giờ sáng ngày 6/9.
Tăng cấp gấp đôi kể từ khi tàn phá miền bắc Philippines vào đầu tuần này, siêu bão Yagi dự kiến đổ bộ dọc bờ biển Trung Quốc từ Văn Xương ở đảo Hải Nam đến Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông với tốc độ 15 - 20km/h từ chiều ngày 6/9. Trước đó, vào đêm và sáng cùng ngày, khu vực này đã chứng kiến gió và mưa kèm theo sấm sét mạnh.
Dự kiến cơn bão sẽ đổ bộ lần thứ hai vào chiều 7/9 dọc theo các khu vực ven biển từ thành phố Phòng Thành Cảng, tỉnh Quảng Tây đến miền Bắc Việt Nam.
Mưa lớn ở Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, miền nam Trung Quốc, ngày 6/9. Ảnh: Tân Hoa xã
"Tôi rất lo lắng về cơn bão này. Nó có thể phá hủy nhiều tháng lao động vất vả của chúng tôi", Qizhao, người nông dân trồng chuối tại Cao Châu, tỉnh Quảng Đông cho biết. Ông đồng thời nói thêm rằng người dân đang gia cố cây cối bằng các cọc để bảo vệ chúng khỏi gió mạnh.
Để ứng phó, Bộ Thuỷ lợi Trung Quốc đã nâng mức ứng phó khẩn cấp đối với lũ lụt ở tỉnh Quảng Đông và đảo Hải Nam lên cấp độ 3, đồng thời cử 4 đội công tác đến chỉ đạo các nỗ lực phòng chống lũ lụt ở các tỉnh Hải Nam, Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam.
Bộ cũng cho biết sẽ nỗ lực theo dõi chặt chẽ diễn biến của cơn bão, chỉ đạo các chính quyền địa phương thực hiện công tác phòng chống thiên tai và đảm bảo an toàn cho tính mạng và tài sản của người dân.
Mưa lớn tấ.n côn.g thị trấn Puqian, thành phố Văn Xương, tỉnh Hải Nam, miền nam Trung Quốc, ngày 6/9. Ảnh: Tân Hoa xã
Công nhân cắt tỉa cành cây thừa trước khi bão Yagi đổ bộ vào Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, miền nam Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xã
Tân Hoa xã cho biết Chính phủ Trung Quốc đã điều lực lượng đặc nhiệm đến tỉnh Quảng Đông và đảo Hải Nam để hướng dẫn phòng chống lũ lụt và bão, khi các nhà chức trách ban hành cảnh báo rủi ro cao về thảm họa ở phía bắc Sơn Tây, phía nam Quảng Đông và hầu hết các khu vực trên đảo Hải Nam.
Các bức ảnh trên mạng xã hội cho thấy tại thủ phủ Hải Khẩu của Hải Nam, đường phố vắng tanh vì mọi người đều ở trong nhà tránh bão.
Bờ biển ở thị trấn Puqian, thành phố Văn Xương, tỉnh Hải Nam, miền nam Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xã
Trước đó, các tuyến giao thông trên khắp miền nam Trung Quốc hầu hết đã bị đóng cửa và nhiều chuyến bay ở đảo Hải Nam, Quảng Đông, Hong Kong và Macao, bị hủy. Cây cầu vượt biển dài nhất thế giới nối Hong Kong với Macao và Chu Hải ở Quảng Đông, cũng đã đóng cửa.
Nhiều doanh nghiệp, bao gồm cả nhà máy, cũng đã đóng cửa như một biện pháp phòng ngừa thiệt hại do bão.
Nhân viên đang gia cố cửa sổ kính ở Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, miền nam Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xã
Công nhân cắt tỉa cành cây thừa trước khi bão Yagi đổ bộ vào Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, miền nam Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xã
Nhân viên chắn cát trước khi bão Yagi đổ bộ vào Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, miền nam Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xã
Tại trung tâm tài chính của Hong Kong, sàn giao dịch chứng khoán đã ngừng hoạt động trong khi các trường học vẫn đóng cửa. Các dải mưa lớn liên quan đến bão Yagi vẫn sẽ mang đến những trận mưa lớn cho khu vực này. Giới chức cảnh báo người dân tránh xa bờ biển.
Yagi được cho là cơn bão nghiêm trọng nhất đổ bộ vào đảo Hải Nam kể từ năm 2014, khi cơn bão Rammasun đổ bộ vào tỉnh đảo này với cường độ mạnh cấp 5. Bão Rammasun đã khiến 88 người ở Hải Nam, Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam thiệ.t mạn.g, đồng thời gây ra thiệt hại kinh tế hơn 44 tỷ nhân dân tệ.
Các chuyên gia khí tượng cho biết cường độ của siêu bão Yagi liên tục tăng lên vì nó hút được nguồn nguyên liệu khổng lồ khi đi qua vùng nước ấm của Biển Đông. Với cấp độ mạnh, cơn bão sẽ mang theo những cơn gió đủ lớn để lật xe, bật gốc cây và gây thiệt hại nghiêm trọng cho đường sá, cầu cống và các tòa nhà.
Giới chức Trung Quốc cho biết việc siêu bão đổ bộ đất liền tại đảo Hải Nam là điều hiếm khi xảy ra. Từ năm 1949 đến năm 2023, 106 cơn bão đổ bộ vào Hải Nam nhưng chỉ có 9 cơn bão được phân loại là siêu bão.
Các nhà khoa học cho biết các cơn bão đang trở nên mạnh hơn bởi các đại dương ấm hơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu.
Tuần trước, cơn bão Shanshan tấ.n côn.g vào phía tây nam Nhật Bản là cơn bão mạnh nhất tấ.n côn.g quốc gia này trong nhiều thập kỷ.
Với sức gió mạnh nhất lên tới 245 km/h gần mắt bão, Yagi được ghi nhận là cơn bão nhiệt đới mạnh thứ 2 thế giới trong năm 2024 tính đến thời điểm hiện tại, sau cơn bão cấp 5 Beryl ở Đại Tây Dương.
Nhân viên cứu trợ, y tá Nhật Bản kiệt sức sau hơn 1 tháng xảy ra động đất Công tác cứu hộ liên tục với cường độ làm việc quá tải đến kiệt sức khiến nhiều nhân viên tại khu vực Noto, tỉnh Ishikawa ở Nhật Bản muốn nghỉ việc. Nhân viên Chính quyền thành phố Noto phân loại hàng cứu trợ ở Noto, tỉnh Ishikawa vào ngày 8/2/2024. Ảnh: Mainichi Gần một tháng rưỡi kể từ khi trận động đất...