Hỗ trợ tiền mặt để thu hút lao động quay lại làm việc
Đây là một trong những nội dung quan trọng vừa được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) nhấn mạnh trong Quyết định số 1405 về việc ban hành chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển thị trường lao động.
Chương trình đặt ra mục tiêu duy trì tỉ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%, tỉ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn dưới 2% và hỗ trợ người lao động (NLĐ) làm việc tại các doanh nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm, địa phương có các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao yên tâm làm việc, thu hút NLĐ ngoại tỉnh quay lại làm việc. Bộ LĐ-TB-XH đưa ra các nhóm nhiệm vụ để cụ thể hóa các mục tiêu đề ra. Cụ thể, nghiên cứu xây dựng và tổ chức triển khai các chính sách hỗ trợ, bảo đảm an sinh xã hội, thu hút NLĐ quay trở lại làm việc; hỗ trợ NLĐ có thu nhập thấp chi trả sinh hoạt phí tối thiểu về nhu yếu phẩm, thuê nhà trọ, điện nước, y tế; hỗ trợ NLĐ vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm.
Nhiều chính sách hỗ trợ người lao động quay lại làm việc
Video đang HOT
Để thu hút lao động ngoại tỉnh đến làm việc tại các địa phương có nhiều khu công nghiệp, Bộ LĐ-TB-XH sẽ phối hợp các địa phương hỗ trợ phương tiện đi lại, xét nghiệm miễn phí, tiêm vắc-xin phòng Covid-19. Đồng thời có chính sách hỗ trợ NLĐ ngoại tỉnh chi phí sinh hoạt tối thiểu, chi phí đi lại, y tế; hỗ trợ bổ sung cho NLĐ đang nuôi con nhỏ, phụ nữ mang thai; có phương án sắp xếp nơi ở tạm thời hoặc hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt cho NLĐ ngoại tỉnh thuê nhà trong thời gian mới đến làm việc…
TP.HCM tính toán phát triển khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao
Theo kế hoạch của UBND TP.HCM, dự kiến trong tháng 12.2021, UBND TP.HCM sẽ tổ chức hội thảo quốc tế về kinh nghiệm kêu gọi đầu tư, quản lý khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao.
Đây được xem là bước khởi đầu rất quan trọng để TP.HCM tiến tới xây dựng đề án phát triển "Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao" tại TP.HCM, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế bền vững.
Theo ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, mục đích của hội thảo quốc tế (hình thức trực tiếp và trực tuyến) nhằm khai thác kinh nghiệm thành công của quốc tế về hình thành mô hình "Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao" tại các quốc gia trong khu vực. Đồng thời, thu thập ý kiến dự báo, phân tích, đánh giá hiệu quả thu hút đầu tư hình thành "Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao" từ các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp sản xuất trong và ngoài nước.
Hội thảo quốc tế có sự tham dự của lãnh đạo các bộ ngành Trung ương, sở ngành TP.HCM; các chuyên gia, nhà khoa học, tư vấn trong và ngoài nước; Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM và các hội ngành nghề; hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại TP.HCM (EUROCHAM, AMCHAM...) và các doanh nghiệp đầu tư FDI, công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn TP.HCM..., được kỳ vọng sẽ hiến kế, đề xuất cho TP.HCM thông tin, kinh nghiệm phù hợp về chủ trương chính sách cần thiết và định hướng thu hút đầu tư khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao.
Với mục tiêu quan trọng trên, ông Võ Văn Hoan cho biết thêm, hội thảo quốc tế sẽ làm rõ các yêu cầu: Mô hình của "Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao" phù hợp với vị trí, vai trò của TP.HCM; vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như cơ chế - chính sách cần thiết cho việc hình thành, quản lý hoạt động; vai trò của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và các công ty sản xuất trong nước trong việc tham gia đầu tư và hoạt động tại "Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao".
Cùng với đó, là giải pháp, kinh nghiệm hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nâng cao năng lực, đổi mới, ứng dụng công nghệ cao vào chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp FDI trong và ngoài nước; các yêu cầu đổi mới giá trị đầu tư tại các khu công nghiệp hiện hữu trên địa bàn TP.HCM, góp phần hình thành "Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao"...
Khu Công nghệ cao TP.HCM (SHTP) hiện nay. ẢNH: ĐỘC LẬP
NHẬN ĐỊNH RÕ PHƯƠNG CÁCH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MỘT KHU KINH TẾ CHIẾN LƯỢC
TS Dương Minh Tâm, Chủ tịch Hội Cơ khí TP.HCM - HAME, nguyên Phó trưởng ban Quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP) là người đã tham gia lập Báo cáo khả thi thành lập SHTP, nghiên cứu hình thành tiểu khu công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao bên cạnh các khu chức năng khác trong quy hoạch SHTP từ năm 2002.
Theo TS Dương Minh Tâm, từ 35 năm qua, kể từ năm 1986, Việt Nam đã tiến hành công cuộc Đổi mới kinh tế và đạt những thành tựu to lớn, đưa nước ta phát triển nhanh, bền vững về mọi mặt. Trong đó, ngành công nghiệp sản xuất chiếm vị thế đầu tàu và đang tăng trưởng theo hướng hiện đại, công nghệ cao. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách thành công thúc đẩy lĩnh vực công nông nghiệp, dịch vụ, trong đó nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích công nghiệp hỗ trợ nhằm tăng cường nội lực, chiếm lĩnh vị trí quan trọng trong các chuỗi cung ứng toàn cầu. Hay cụ thể hơn, chúng ta đang phấn đấu hướng về mục tiêu tăng năng suất lao động và giá trị nhân tố tổng hợp (TFP), đưa thu nhập kinh tế quốc dân ngày càng cao hơn.
TS Dương Minh Tâm đánh giá hội thảo quốc tế về kinh nghiệm kêu gọi đầu tư, quản lý "Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao" rất quan trọng cho việc nhận định rõ phương cách đầu tư xây dựng một khu kinh tế chiến lược cho mục tiêu phát triển công nghiệp công nghệ cao nói trên.
Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021: Cấu trúc lại nền kinh tế để phát triển theo hướng xanh, số và bền vững Ngày 5/12, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 "Phục hồi và phát triển bền vững" được tổ chức gồm phiên họp toàn thể - Tọa đàm cấp cao với chủ đề "Một số gợi ý đối với Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam"; phiên chuyên đề 1 "Phối hợp các chính sách tài khóa,...