Hỗ trợ người dân từ các tỉnh, thành phía Nam về quê an toàn
Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Gia Lai, trong ngày 3/10, Gia Lai đã ghi nhận có khoảng 1.000 người dân Gia Lai trở về địa phương và gần 6.000 người dân đi qua địa bàn tỉnh Gia Lai để về các tỉnh, thành phía Bắc.
Hàng ngàn người từ TP Hồ Chí Minh trở về quê ùn ứ tại Chốt kiếm soát phòng, chống dịch COVID-19 Cầu 110 (địa phận giữa tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk).
Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch, tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo lực lượng chức năng tiến hành phân luồng, lấy thông tin dịch tễ tại điểm Chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 khu vực cầu 110 đối với các công dân Gia Lai và giao cho các huyện tiếp nhận, thực hiện cách ly theo quy định.
Đối với các công dân đi qua địa bàn tỉnh Gia Lai, lực lượng chức năng tổ chức dẫn đường, hỗ trợ nhu yếu phẩm thiết yếu, đảm bảo người dân di chuyển về các tỉnh, thành phía Bắc an toàn. Đặc biệt, Gia Lai cũng đang kiện toàn các phương án tiếp đón, bố trí các công dân Gia Lai thực hiện cách ly tập trung theo quy định, nỗ lực hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ lây lan dịch COVID-19.
Trực tiếp thực hiện công tác tại Chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 Cầu 110, ông Lê Quang Thái, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Chư Pưh cho biết: “Đến 19 giờ 00 phút ngày 3/10, tại Chốt cầu 110 còn khoảng 400 công dân, chủ yếu là người của Gia Lai từ Thành phố Hồ Chí Minh trở về địa phương. Chúng tôi đang nỗ lực thực hiện các công tác ghi nhận yếu tố dịch tễ, phân luồng người dân cho các huyện tiếp nhận. Mặt khác, hỗ trợ các suất ăn, nước uống cho người dân tại chỗ.”
Bên cạnh thực hiện các công tác tiếp nhận người địa phương trở về an toàn, đảm bảo các công tác phòng, chống dịch, tỉnh Gia Lai cũng đang tích cực hỗ trợ tốt cho hàng ngàn công dân trở về các tỉnh phía Bắc, miền Trung. Trong đó, các nhu yếu phẩm như đồ ăn, nước uống, xăng được cấp phát miễn phí cho toàn bộ công dân tại Chốt cầu 110.
Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19 an toàn, hiệu quả, lực lượng Phòng Cảnh sát Giao thông – Công an tỉnh Gia Lai cũng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ dẫn đường, hỗ trợ người dân di chuyển thuận tiện khi qua địa bàn tỉnh Gia Lai. Thượng tá Lương Thị Thu Quỳnh, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Gia Lai cho biết: Trong ngày 3/10, cùng với lực lượng tại Chốt cầu 110, lực lượng Cảnh sát giao thông đã hỗ trợ phân luồng, điều tiết giao thông, phối hợp kiểm tra yếu tố dịch tễ, hướng dẫn khai báo y tế cũng như hỗ trợ nước, thức ăn cho các công dân. Đồng thời tiến hành dẫn đường các công dân qua địa bàn tỉnh thuận lợi, an toàn.
Về tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Gia Lai, tính từ ngày 28/5 đến 7 giờ 00 phút ngày 3/10, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 563 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Hiện có 342 trường hợp đã điều trị khỏi bệnh, 3 ca tử vong.
Liên quan đến chùm ca bệnh tại thành phố Pleiku, trong ngày 2/10, các lực lượng chức năng đã lấy mẫu xét nghiệm cộng đồng trong các khu vực phong tỏa tại thành phố Pleiku đối với 2.732 người (cả trường hợp F1, F2), kết quả tất cả đều âm tính.
Dành những toa tàu tốt nhất đưa người dân về quê
Chiều 3-10, hàng trăm hành khách đặc biệt trên chuyến tàu tại ga Sài Gòn không giấu được niềm xúc động khi sắp trở về quê nhà.
Video đang HOT
Nhiều người vui vì sắp đoàn tụ gia đình, không ít bà bầu rưng rưng về quê sinh con khi chồng ở lại.
Có 156 hành khách nhí cùng ba, mẹ lên chuyến tàu đặc biệt về Ninh Bình - Ảnh: CHÂU TUẤN
15h25, loa phát thanh thông báo chuyến tàu bắt đầu khởi hành tại ga Sài Gòn. Tiếng còi tàu vang lên một hồi dài rồi lăn bánh. Trước chuyến đi trở về quê hương đặc biệt này, đôi mắt của những vị hành khách nhìn xa xăm, buồn vui khó tả.
Từ rất sớm, hàng trăm người dân Ninh Bình đã đến ga Sài Gòn để chuẩn bị cho chuyến đi này. Nhiều người tự trang bị cho mình những bộ đồ bảo hộ để đảm bảo an toàn trong suốt chuyến đi.
Những người dân về đợt này là công dân Ninh Bình đang sinh sống, làm việc tại TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai - Ảnh: CHÂU TUẤN
Với lỉnh kỉnh đồ đạc và bế theo đứa con nhỏ mới 4 tháng tuổi trên tay, chị X.M. nghẹn ngào chia sẻ: "Đã hơn 4 tháng tôi rơi vào cảnh mất việc do tình hình dịch bệnh tại TP.HCM căng thẳng. Tiền dành dụm đến nay cũng chỉ còn vài trăm ngàn đủ dằn túi đem về quê.
Về quê có gì ăn đó, tôi là người lớn tôi chịu đói chịu khổ sao cũng được nhưng tình hình này cứ kéo dài mãi thì không biết phải lấy gì mua sữa cho con. Đến nằm mơ tôi cũng không thể ngờ có ngày mình phải rời TP.HCM trở về nhà trong hoàn cảnh này. Tôi rất biết ơn tỉnh Ninh Bình và hy vọng những người đồng hương của mình sẽ sớm được đón về quê".
Nói đoạn, tiếng khóc của con chị X.M. vang lên, ngắt ngang câu chuyện đang dang dở, chị ôm lấy đứa con nhỏ, vỗ về cho bé nín khóc nhưng mắt chị cũng đã đỏ hoe từ lúc nào.
Đa số là các bé dưới 1 tuổi cùng theo ba, mẹ về quê đợt này - Ảnh: CHÂU TUẤN
Vừa ru đứa con còn đỏ hỏn, chị Bích Chi (ngụ huyện Nho Quan, Ninh Bình) vừa buồn buồn nhìn qua ô cửa sổ. Chị làm công nhân may, chồng chị cũng là công nhân và đang làm việc "3 tại chỗ" tại công ty. Chị tâm sự, chuyến đi này chị dắt theo hai đứa con, đứa lớn vừa lên 8 tuổi, đứa nhỏ mới sinh được 10 ngày.
"Đăng ký về quê từ ngày mang bầu 8 tháng, đến nay khi sinh con được 10 ngày nghe thông báo về quê tôi rất vui. Dù buồn vì phải xa chồng nhưng tôi chịu khó đi về chứ ở đây cực quá, phải sinh con một mình, nội ngoại không phụ chăm được.
Về chuyến này chắc sang năm mới vào lại được, lúc vừa lên xe mấy chị em có con nhỏ, có bầu nhìn nhau mà rưng rưng nước mắt", chị Chi chia sẻ.
Chị Bích Chi (ngụ huyện Nho Quan, Ninh Bình) ru con ngủ trước giờ khởi hành - Ảnh: KIM ÚT
Ông Dương Viết Yên - phó giám đốc Sở Lao động, thương binh và xã hội Ninh Bình, trưởng đoàn đón công dân TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai về Ninh Bình - cho biết có hơn 4.200 người đăng ký về quê, tuy nhiên đợt 1 tỉnh chỉ đủ khả năng đón hơn 700 người.
Được ưu tiên về đợt này là những người mắc bệnh hiểm nghèo, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 1 tuổi, học sinh, sinh viên hoặc người đi thăm người thân bị mắc kẹt tại TP.HCM.
"Tổ chức đón bà con về quê hương chúng tôi muốn chia sẻ phần nào những khó khăn đối với tâm dịch là TP.HCM và các tỉnh phía Nam. Sau khi sắp xếp ổn thỏa nơi để cách ly cho người dân đợt 1, tỉnh sẽ xây dựng kế hoạch đón đợt 2 và những đợt tiếp theo", ông Yên nói.
Toàn bộ công tác đón, tiễn hành khách tại các ga, vận chuyển trên tàu được Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Sở GTVT TP.HCM, Sở LĐ-TB&XH các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Ninh Bình thực hiện.
Để chuẩn bị cho chuyến tàu chuyên biệt lần này, ngành đường sắt đã sử dụng các toa xe tốt nhất hiện có, tổ chức phun khử trùng tại các nhà ga và toa xe. Các nhân viên phục vụ trên tàu, dưới ga đều đảm bảo đáp ứng các yêu cầu theo hướng dẫn về vận tải hành khách của Bộ GTVT về xét nghiệm COVID-19 và tiêm vắc xin.
Ngành đường sắt đã sử dụng các toa xe tốt nhất hiện có để đưa người dân về quê - Ảnh: KIM ÚT
Gia đình anh Phạm Văn Tính vui mừng vì sắp được về quê sau hơn 4 tháng không có việc làm - Ảnh: CHÂU TUẤN
Một bé gái háo hức chuẩn bị được về quê thăm ông bà - Ảnh: KIM ÚT
Đoàn tàu về Ninh Bình lần này sẽ ưu tiên phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 1 tuổi... - Ảnh: KIM ÚT
Dự kiến, đoàn tàu sẽ về đến ga Ninh Bình vào lúc 6h30 sáng 5-10 - Ảnh: CHÂU TUẤN
Hàng chục nghìn người tiếp tục đổ về miền Tây, nhiều tỉnh lo bùng dịch Một số tỉnh miền Tây có đến 30.000 người về quê cùng lúc, nên các địa phương kiến nghị Chính phủ có phương án can thiệp. Trưa 3/10, dòng người chạy xe máy từ TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương... tiếp tục đổ về miền Tây khiến cửa ngõ của nhiều địa phương bị ùn tắc cục bộ. Không kịp xét nghiệm Trao đổi...