Hỗ trợ doanh nghiệp SMEs tận dụng cơ hội, thực thi hiệu quả EVFTA
Theo kế hoạch, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) vào ngày 8 tháng 6 năm 2020.
EVFTA dự kiến giúp xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có Hiệp định
Bộ Công Thương cho biết, theo kế hoạch, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) vào ngày 08 tháng 6 năm 2020.
Nhằm tăng cường cung cấp thông tin về Hiệp định EVFTA, đặc biệt những thông tin chuyên sâu về tiếp cận thị trường và đánh giá các tác động đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) của Việt Nam khi thực thi hiệp định, Bộ Công Thương phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp Nhỏ và Vừa Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến “Hỗ trợ doanh nghiệp SMEs tận dụng cơ hội, thực thi hiệu quả EVFTA” vào ngày 5/6/2020 theo hình thức trực tuyến.
Với đầu cầu chính tại Trung tâm hội nghị quốc tế (11 Lê Hồng Phong, Hà Nội) và các điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội nghị sẽ đưa ra định hướng về các ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu sang thị trường EVFTA; Thông tin về nhu cầu nhập khẩu các nước thuộc EVFTA; Định hướng hoạt động xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ SMEs khai thác hiệu quả cơ hội mà Hiệp định EVFTA đem lại.
Video đang HOT
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, thời gian qua, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng mạnh đến tình hình sản xuất và xuất nhập khẩu của không chỉ Việt Nam mà trên toàn thế giới. Trong bối cảnh đó, việc Hiệp định EVFTA được đưa vào thực thi mang ý nghĩa quan trọng giúp bù đắp sự suy giảm của nền kinh tế trong giai đoạn dịch bệnh.
Từ phía doanh nghiệp, EVFTA còn được khẳng định là cứu cánh mang đến cơ hội thị trường đa dạng hơn cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp lấy lại đà tăng trưởng hậu dịch bệnh.
EU là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 thế giới. Hàng năm, EU nhập khẩu khoảng 2.338 tỷ USD, trong khi thị phần xuất khẩu của Việt Nam ở EU khoảng 2% với chỉ hơn 42% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU được hưởng mức thuế 0% theo Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).
Do đó với những cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ, cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới gần 100% biểu thuế trong EVFTA, cơ hội gia tăng xuất khẩu của nước ta là rất lớn, nhất là đối với những mặt hàng lợi thế như dệt may, da giày, nông thủy sản, đồ gỗ…
Nghiên cứu cho thấy Hiệp định EVFTA sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020; 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có hiệp định. Đồng thời, kim ngạch nhập khẩu từ EU cũng tăng nhưng với tốc độ thấp hơn xuất khẩu, cụ thể là khoảng 15,28% vào năm 2020; 33,06% vào năm 2025 và 36,7% vào năm 2030.
Như vậy, giai đoạn hậu dịch bệnh, nếu Hiệp định EVFTA được đưa vào thực thi, doanh nghiệp Việt Nam đã có trong tay lợi thế rất lớn từ việc giảm/xóa bỏ hàng rào thuế quan vào thị trường EU để khai thác thị trường 18.000 tỷ USD này.
Thêm ngân hàng đặt kế hoạch lợi nhuận gấp đôi trong năm 2020
Eximbank lên kế hoạch lãi 2.214 tỷ đồng tăng 102% so với năm 2019.
Ngân hàng được giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 9% và có thể sẽ xin nới thêm nếu điều kiện kinh doanh thuận lợi.
Trong năm nay, ngân hàng sẽ tập trung xử lý nợ xấu, nợ quá hạn để duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới mức 2%.
Đề cập trong báo cáo thường niên 2019 mới công bố, Eximbank (HoSE: EIB) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 2020 đạt 2.214 tỷ đồng, gấp đôi năm trước. Ngân hàng cũng đặt chỉ tiêu tổng tài sản tăng 13% lên 190.000 tỷ đồng. Trong đó, huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư là 161.000 tỷ đồng, tăng 15%. Mục tiêu dư nợ cấp tín dụng tăng 9% lên 123.775 tỷ đồng (gồm dư nợ cho vay khách hàng và trái phiếu doanh nghiệp). Tỷ lệ nợ xấu dưới 1,8%.
Ngân hàng cho biết kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2020 là 9% theo hạn mức tăng trưởng do NHNN thông báo. Trong điều kiện kinh doanh thuận lợi, Eximbank sẽ xin phép NHNN xem xét điều chỉnh tăng hạn mức tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên ngân hàng cũng có thể sẽ điều chỉnh toàn bộ kế hoạch tùy thuộc vào tình hình dịch Covid-19.
Về định hướng, Hội đồng Quản trị sẽ tiếp tục triển khai dịch vụ ngân hàng ưu tiên, xây dựng và triển khai mô hình kinh doanh cho phân khúc khách hàng doanh nghiệp lớn và phát triển hợp tác với khách hàng doanh nghiệp lớn để xây dựng và tài trợ chuỗi cung ứng. Đồng thời, ngân hàng cũng gia tăng dịch vụ cho khách hàng doanh nghiệp SMEs, khách hàng cá nhân, thanh toán quốc tế cũng như kinh doanh ngoại tệ và xây dựng các chính sách, sản phẩm phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng.
Eximbank cũng tiếp tục đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ tồn đọng, tập trung xử lý nợ đã bán cho VAMC, đặt mục tiêu mua lại toàn bộ nợ đã bán cho VAMC vào năm 2020 theo định hướng tái cơ cấu ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng đề cập rằng sẽ tập trung xử lý nợ xấu, nợ quá hạn để duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới mức 2%. Đồng thời, nhà băng này sẽ đầu tư nâng cấp và phát triển mới hệ thống ATM để thực hiện mở rộng mạng lưới.
Hội đồng Quản trị phấn đấu đưa Eximbank vào nhóm ngân hàng thương mại cổ phần có tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) cao.
Năm 2019, ngân hàng lãi trước thuế 1.095 tỷ đồng, tăng 32,4%, tương đương 102% kế hoạch năm. Lãi sau thuế là 866 tỷ đồng, tăng 31%. Tổng tài sản đạt hơn 167.538 tỷ đồng, tăng khoảng 10% so với đầu năm. Dư nợ tín dụng là 112.182 tỷ đồng, tăng 9%. Dù giá trị nợ xấu tăng 0,6% từ 1.921 tỷ đồng lên gần 1.933 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu lại giảm từ 1,8% đầu năm xuống còn 1,7%. Ngân hàng có lợi nhuận chưa phân phối là 1.486 tỷ đồng, bên cạnh quỹ của tổ chức tín dụng 1.815 tỷ đồng và thặng dư vốn cổ phần 156 tỷ đồng.
Lê Hải
Đêm Giáng sinh kỳ lạ nhất trong Thế chiến I Vào giai đoạn ác liệt của Thế chiến I, những người lính ở 2 đầu chiến tuyến đã cùng nhau tham gia lễ Giáng sinh kỳ lạ nhất trong lịch sử. Vào Giáng sinh năm 1914, trong những con hào đầy bùn đất và ẩm ướt ở Mặt trận phía Tây trong Thế chiến I, một điều phi thường đã xảy ra. Điều...