Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tích hợp chuyển đổi số
Nền kinh tế số đã và đang mang đến những triển vọng mới cho các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ.
Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Mỹ Phương – TTXVN
Từ những tập đoàn hàng đầu cho đến doanh nghiệp nhỏ và vừa đang bắt đầu tích hợp quy trình đầu cuối như giải pháp giúp đảm bảo hiệu quả về chi phí, hiệu suất, nâng cao chất lượng dịch vụ.
Đây là thông tin tại hội thảo “Dẫn đầu xu thế cùng chuyển đổi số” do Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh (VCCI-HCM) phối hợp với Tập đoàn TDI APJ Vietnam tổ chức ngày 22/11.
Giải pháp tích hợp quy trình đầu cuối, hay còn được biết đến với thuật ngữ “end-to-end”, là quy trình mà một hệ thống hoặc dịch vụ hoạt động từ đầu đến cuối và cung cấp một giải pháp chức năng hoàn chỉnh, thường là không cần sự trợ giúp từ bên thứ ba.
Để bắt kịp nền kinh tế dữ liệu hiện nay, các doanh nghiệp thông minh kết nối trải nghiệm với hoạt động bằng cách sử dụng cả dữ liệu trải nghiệm khách hàng và hoạt động kinh doanh để hỗ trợ ra quyết định.
Doanh nghiệp tận dụng công nghệ tự động hóa và tích hợp dữ liệu để nhận diện rủi ro, xu hướng và cơ hội. Điển hình, SAP và Microsoft đã hợp tác để cung cấp dịch vụ hỗ trợ, tận dụng các thiết kế đồng phát triển và tập trung của ngành được thị trường chấp nhận để đầu tư trong tương lai và giúp cộng đồng doanh nghiệp phát triển bền vững trong nền kinh tế số.
Ông Michael Lim, Phó Giám đốc điều hành Tập đoàn TDI APJ phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Mỹ Phương – TTXVN
Theo ông Michael Lim, Phó Giám đốc điều hành Tập đoàn TDI APJ, thời đại kinh tế số không chỉ tạo áp lực, mà còn là động lực thúc đẩy doanh nghiệp bắt kịp làn sóng chuyển đổi số và dẫn đầu xu thế này; trong đó, TDI APJ đã giới thiệu ra thị trường Việt Nam những sản phẩm phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa, bởi mọi doanh nghiệp đều phải số hóa nếu không muốn bị bỏ lại phía sau.
Hơn thế nữa, TDI APJ Việt Nam là đối tác vàng của SAP, đồng hành cùng doanh nghiệp Việt Nam trong hành trình chuyển đổi số. TDI APJ Việt Nam đã trở thành nhà cung cấp giải pháp và dịch vụ công nghệ thông tin hàng đầu cho những giải pháp SAP, ngoài ra còn cung cấp dịch vụ hỗ trợ thiết kế lại quy trình nghiệp vụ và tư vấn kinh doanh.
Một số chuyên gia cho biết, đơn giản hóa là trọng tâm của chuyển đổi số nên để việc chuyển đổi hệ thống một cách hiệu quả và cho phép điều hành doanh nghiệp số hóa cũng đòi hỏi cung cấp những kiến trúc hạ tầng thiết yếu. Sự hợp tác của SAP và TDI APJ Việt Nam sẽ giúp thêm nhiều doanh nghiệp khai thác được sức mạnh tối ưu của công ty nhằm có thể nhanh chóng thích ứng và đổi mới hơn trong tương lai.
Ngày nay con người đang sống trong thời đại mà mỗi người đều có thể tạo ra vô số dữ liệu thông qua hoạt động đời sống hàng ngày như sử dụng gọi xe công nghệ, siêu thị, ăn uống, du lịch… Đối với doanh nghiệp, dữ liệu cũng được định vị là một nguồn vốn mang lại giá trị lớn cho công ty.
Thống kê cho thấy, nguồn dữ liệu trên toàn cầu đang tăng trưởng một cách nhanh chóng nhưng làm thế nào để nguồn dữ liệu này trở thành nguồn lực hỗ trợ cho hoạt động doanh nghiệp là một vấn đề không phải công ty nào cũng nắm bắt được “chìa khóa”.
Video đang HOT
Kết quả nghiên cứu khảo sát cho thấy, có 25% giá trị nguồn vốn trong những công ty lớn nằm ở trong nguồn dữ liệu, tuy nhiên đây là loại tài sản không được ghi nhận trong báo cáo hoạt động doanh nghiệp.
Ông Trần Minh Triết, Kiến trúc sư giải pháp đến từ SAP phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Mỹ Phương – TTXVN
Phân tích cụ thể, ông Trần Minh Triết, kiến trúc sư giải pháp đến từ SAP chỉ ra rằng, hầu hết doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới, đều xem trọng nguồn vốn dữ liệu hơn tất cả nguồn vốn còn lại và sử dụng nguồn vốn dữ liệu để nâng cao, cũng như lên chiến lược sản xuất kinh cho tương lai.
Đồng thời, các doanh nghiệp này cũng nhận định, nền kinh tế số mang lại điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển công ty bền vững, mô hình sản xuất kinh doanh mới…
Với bối cảnh thị trường thương mại tự do và sự phát triển bùng nổ của thương mại điện tử trên toàn cầu, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa bắt buộc phải chuyển số hóa trên cơ sở số hóa dữ liệu.
Bởi trong nền kinh tế số thì một trong những yếu tố quyết định là dữ liệu, doanh nghiệp cần kết hợp cơ sở dữ liệu bên trong và bên ngoài trong hoạt động, ứng dụng nền tảng công nghệ hiệu quả để phát triển bền vững
Hà Nội: Hơn 315 tỷ đồng hỗ trợ 90.000 doanh nghiệp nhỏ và mới thành lập chuyển đổi số
UBND TP. Hà Nội vừa ban hanh kế hoạch 'Hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2025' trong đó nêu rõ sẽ thực hiện hỗ trợ chuyển đổi số cho 90.000 doanh nghiệp nhỏ và mới thành lập...
Ảnh minh họa.
Đối tượng hỗ trợ là các doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định tại Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021, đăng ký trụ sở chính trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhu cầu hỗ trợ chuyển đổi số.
Theo nội dung kế hoạch, Hà Nội đặ mục tiêu tiêu phấn đấu đến năm 2025, đạt 100% doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố nâng cao nhận thức về chuyển đổi số. Khoảng 90.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa mới thành lập được nhận hỗ trợ từ Kế hoạch như; sử dụng các tài liệu hướng dẫn, công cụ tự đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số, hỗ trợ đào tạo kiến thức về chuyển đổi số; hỗ trợ tư vấn; cung cấp các nền tảng chuyển đổi số trong doanh nghiệp; hỗ trợ kinh phí thuê, mua giải pháp chuyển đổi số.
Đồng thời kế hoặc đặt mục tiêu 100% doanh nghiệp trên địa bàn thành phố sử dụng chữ ký số, hóa đơn điện tử. Xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ chuyển đổi số thông qua phát triển mạng lưới đối tác, gồm: Tổ chức, cá nhân tư vấn chuyển đổi số và doanh nghiệp cung cấp nền tảng số xuất sắc trong từng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
Kế hoạch cũng dự kiến kinh phí thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số là 315,164 tỷ đồng; trong đó, ngân sách thành phố chi 195,364 tỷ đồng, còn lại doanh nghiệp đóng góp và huy động từ các nguồn khác là 119,8 tỷ đồng.
Kế hoạch đề ra 6 nhiệm vụ, giải pháp, gồm: Xây dựng các công cụ, tài liệu hướng dẫn, phần mềm, cơ sở dữ liệu phục vụ chuyển đổi số; Truyền thông nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số trong doanh nghiệp; Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa về chuyển đổi số; Hỗ trợ các gói chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo mức độ chuyển đổi số; Kết nối, hình thành mạng lưới chuyên gia tư vấn, thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội; thúc đẩy hệ sinh thái chuyển đổi số TP.Hà Nội.
Trong đó, Hà Nội sẽ xây dụng khung chương trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo ngành và lĩnh vực ưu tiên phát triển kinh tế số trên địa bàn thành phố Hà Nội. Cùng với đó là xây dựng, thiết lập phần mềm thu thập, đánh giá, phân tích, xử lý thông tin để cung cấo các công cụ, tài liệu, giải pháp về chuyển đổi số, đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố.
Hà Nội cũng đặt ra nhiệm vụ nâng cấp, bảo trì hệ thống đào tạo trực tuyến bao gồm nền tảng quản trị đào tạo trực tuyến, nền tảng đào tạo trực tuyến và hệ thống nội dung video bài giản trực tuyến về chuyển đổi số theo từng lĩnh vực, từng cấp độ để cung cấp miễn phí cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đồng thời sẽ hình thành các kênh kết nối trên nền tảng mạng xã hội nhằm gắn kế, chia sẻ thông tin phục vụ cộng đồng doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn Thành phố. Đẩy mạnh hoạt động tuyên triyền, phổ biến các chương trình của Chính phủ và Thành phố, nền tảng chuyển đổi số của Thành phố; các nội dung, mô hình, sản phẩm, gương điển hình, xu hướng của khu vực và thế giới về chuyển đổi số bằng phương thức truyền thông đa phương tiện thông qua hợp tác với các đơn vị báo chí, truyền hình, truyền thông đa phương tiện,... đến các doanh nghiệp để nắm bắt, tiếp cận và chủ động tham gia.
Theo kế hoạch, ngoài việc hỗ trợ chi phí đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số, thành phố cũng đặt hỗ trợ các gói chuyển đổi số. Với gói "Bắt đầu chuyển đổi số" với mức hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn nhưng không quá 50 triệu đồng/hợp đồng/năm đối với doanh nghiệp nhỏ, không quá 100 triệu đồng/hợp đồng/năm đối với doanh nghiệp vừa; tối đa 50% chi phí cho doanh nghiệp thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số, nhưng không quá 20 triệu đồng/năm với doanh nghiệp siêu nhỏ, không quá 50 triệu đồng/năm với doanh nghiệp nhỏ, không quá 100 triệu đồng/năm với doanh nghiệp vừa.
Tương tự, với gói "Tăng tốc chuyển đổi số", thành phố sẽ hỗ trợ các giải pháp chuyên sâu hơn, các công cụ, giải pháp về an toàn dữ liệu, hoạch định tài nguyên doanh nghiệp, quản lý hệ thống khách hàng và kênh bán hàng, báo cáo và phân tích kinh doanh thông minh...
Với gói "Chuyển đổi số hướng đến thị trường toàn cầu" thành phố đặt kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số để thúc đẩy xuất khẩu, phát triển thương hiệu và sản phẩm trên thị trường quốc tế.
Kế hoạch cũng dự kiến kinh phí thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số là 315,164 tỷ đồng; trong đó, ngân sách thành phố chi 195,364 tỷ đồng, còn lại doanh nghiệp đóng góp và huy động từ các nguồn khác là 119,8 tỷ đồng.
Cái bắt tay của MIFI với các "ông lớn" trong chuyển đổi số Từ đầu năm 2022 đến nay, chạy theo "dòng chảy" chuyển đổi số quốc gia, hóa đơn điện tử an toàn MIFI đã thực hiện hàng loạt cái bắt tay với những "ông lớn" để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số. Doanh nghiệp Việt Nam phấn đấu chuyển đổi số theo chủ trương của Chính Phủ Theo Tổng cục thống kê, năm...