Hỗ trợ 2,2 tỷ đồng giúp các trường học miền Trung bị thiệt hại do mưa lũ
Trong 2 ngày 5 – 6/4, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã tổ chức lễ khánh thành công trình sửa chữa các trường học bị ảnh hưởng bởi mưa lũ tại các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh do Hệ thống Lee’s Sandwiches hỗ trợ.
Lễ khánh thành sửa chữa trường học bị ảnh hưởng bởi thiên tai năm 2020 tại trường tiểu học Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. (Nguồn: Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam)
Từ nguồn tài trợ 2,2 đồng tỷ đồng của Hệ thống Lee’s Sandwiches Trưng ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã tiến hành khởi công sửa chữa 22 trường học tại 3 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Ngãi. Trong đó, hỗ trợ 8 trường học tại tỉnh Nghệ An với tinh phí là 810 triệu đồng; tại 8 trường học tại tỉnh Hà Tĩnh là 810 triệu đồng; 6 trường học tại tỉnh Quảng Ngãi là 610 triệu đồng.
Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam – ông Trần Quốc Hùng cho biết, ngay sau khi tiếp nhận hỗ trợ của Công ty Lee’s Sandwiches, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã kết hợp với Hội Chữ thập đỏ các tỉnh miền Trung lựa chọn trường học bị thiệt hại tham gia thực hiện khoản viện trợ. Tiêu chí chọn là những trường bị thiệt hại bởi bão và lũ lụt tháng 10-11/2020 và chưa nhận được hỗ trợ sửa chữa trường từ các tổ chức cá nhân khác.
Qua khảo sát đánh giá, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã lựa chọn được 22 trường tại 3 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi để triển khai hỗ trợ, nhằm giúp các trường khắc phục hậu quả của mưa lũ.
“Các trường sau khi được sửa chữa sẽ có điều kiện tốt hơn để ‘dạy tốt, học tốt’, các em học sinh có điều kiện để vui chơi, sinh hoạt, học tập, phát triển đầy đủ về thể chất, trí tuệ để mai sau trưởng thành trở thành những công dân ưu tú”, ông Trần Quốc Hùng nhấn mạnh.
Ông Lê Văn Chiêu – Tổng Giám Đốc Hệ thống Lee’s Sandwiches chia sẻ, các đợt mưa bão tại các tỉnh miền Trung đã gây thiệt hại nặng nề cho ngành giáo dục, nhiều trường học ngập sâu hư hỏng nặng, thiết bị dạy học bị cuốn trôi… Hệ thống Lee’s Sandwiches đã phát động chương trình thiện nguyện “ Hướng về miền Trung” từ ngày 3 – 18/11/2020.
Hệ thống Lee’s Sandwiches trích 50% doanh thu bán hàng cà phê và tiếp nhận đóng góp từ các nhóm đồng hương, đối tác được khoản tiền 100.000 USD để chuyển về nước giúp đỡ người dân vùng lũ miền Trung thông qua Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
Video đang HOT
Thư viện xanh trong khuôn viên trường học được hỗ trợ từ nguồn tài trợ của Hệ thống Lee’s Sandwiches. (Nguồn: Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam)
“Chúng tôi rất vui mừng được sự đồng hành của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam để có thể chung tay, góp một phần vào hành trình khôi phục lại con đường đến trường của học sinh các tỉnh miền Trung.. Chúng tôi tin tưởng rằng người dân miền Trung sẽ mạnh mẽ vượt qua những khó khăn này.
Thông qua chương trình ‘Hướng về miền Trung” tôi rất mong người dân miền Trung sẻ được an ủi và ấm cúng hơn khi biết rằng: Dù ở xa quê hương nhưng cộng đồng người Việt ở Mỹ và khắp nơi trên thế giới” vẫn luôn hướng về đất nước, về miền Trung để chia sẻ với khó khăn, mất mát của đồng bào chịu ảnh hưởng thiên tai, lũ lụt”, ông nói.
Trước đó, thông qua Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hệ thống Lee’s Sandwiches đã trao 100.000 USD quyên góp được từ chương trình thiệu nguyện “Hướng về miền Trung” do Hệ Thống Lee’s Sandwiches phát động để hỗ trợ đồng bào miền Trung Việt Nam bị ảnh hưởng bởi mưa lũ sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
Giáo viên thường đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua chắc chắn dạy giỏi!
Giáo viên có danh hiệu chiến sĩ thi đua, phải khẳng định họ rất dũng cảm, có thực lực, dám công khai cạnh tranh với "cây đa, cây đề" ngay từ khi đăng kí thi đua.
Sau khi Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải bài viết "Không phải cứ đạt Chiến sĩ thi đua chắc chắn là giáo viên giỏi" của tác giả Đỗ Quyên, người viết nhận được chia sẻ của nhiều bạn đọc và đồng nghiệp.
Tựu trung lại có ba luồng ý kiến:
Thứ nhất: "Muốn đạt chiến sĩ thi đua phải hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có sáng kiến kinh nghiệm đạt cấp huyện.
Dù người nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua giữ chức vụ hay không, họ cũng xứng đáng là giáo viên dạy giỏi".
Thứ hai: "Có thể trước khi lên được chức vụ có hệ số phụ cấp họ là giáo viên dạy giỏi.
Nhưng sau một thời gian công tác, không còn cập nhật kiến thức, trau dồi chuyên môn, bằng lòng với thực tại, chuyên môn nó cũng mờ dần, dù có là chiến sĩ thi đua, nhưng bây giờ không thể là giáo viên dạy giỏi nữa".
(Ảnh minh hoạ: Vndoc.vn)
Thứ ba: "Nếu là giáo viên đang đứng lớp, không chức tước gì, là chiến sĩ thi đua, khẳng định ngay, họ là giáo viên dạy giỏi".
Tại sao giáo viên đang đứng lớp, không chức tước gì, là chiến sĩ thi đua, khẳng định ngay, họ là giáo viên dạy giỏi?
Để có danh hiệu chiến sĩ thi đua, trước khi vào Hội nghị viên chức đầu năm, mỗi giáo viên đều phải là một động tác, đó là đăng kí thi đua trên biểu mẫu của nhà trường, đây là "vòng gửi xe" của xếp loại thi đua trong năm học mới.
Thực tế, ít giáo viên nào dám đặt bút đánh dấu vào ô Chiến sĩ thi đua. Luật bất thành văn, cái danh hiệu chiến sĩ thi đua "cao quý" đó chỉ dành cho "cây đa, cây đề" trong trường mà thôi.
Vì thế, giáo viên có danh hiệu chiến sĩ thi đua, phải khẳng định họ rất dũng cảm, có thực lực, dám công khai cạnh tranh với "cây đa, cây đề" ngay từ khi đăng kí thi đua đầu năm.
Khi đặt bút đăng kí danh hiệu chiến sĩ thi đua đầu năm, giáo viên phải phấn đấu gấp nhiều lần so với "cây đa, cây đề", quá trình công tác của họ sẽ được "chăm sóc", theo dõi cẩn thận.
Cửa ải thứ hai giáo viên không chức tước gì phải vượt qua là Sáng kiến kinh nghiệm.
Sáng kiến kinh nghiệm của họ phải đảm bảo là sáng kiến thật, không sao chép/mua bán trên mạng, nội dung, hình thức văn bản phải tuyệt đối chỉn chu, người "khó tính nhất" đọc xong cũng phải đồng ý.
Thành tích, kết quả công tác của giáo viên không chức tước gì phải vượt trội, không thể phủ nhận, ai nhìn cũng thấy được, có như thế giáo viên không chức tước gì mới được Hội đồng thi đua cấp trường xếp vào danh sách, trình lên cấp trên.
Vì thế, có thể khẳng định, giáo viên không chức tước gì được công nhận là chiến sĩ thi đua, là giáo viên dạy giỏi, giáo viên giỏi.
Thế nhưng, có một thực tế khác, cũng có những giáo viên "làng nhàng", được lòng lãnh đạo, có ô dù che chở, được "cơ cấu" thế là cứ "vô tình" nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở, ba năm sau lại chiến sĩ thi đua cấp tỉnh...
Cứ thế, con đường "thi đua", con đường "quan lộ" của đối tượng này cực kì "hanh thông" mà ở đâu đó giáo viên chúng ta thấy, không phải là không có.
Vì thế, không ít giáo viên đùa vui "Thi đua là thua đau", nhưng người viết vẫn khẳng định "Thi đua là yêu nước", trong trường học, thi đua là yêu nghề, yêu học trò.
Danh hiệu cao quý nhất của giáo viên không phải được in trên tờ A4; Danh hiệu cao quý nhất của giáo viên chính là sự tin yêu của học trò, của phụ huynh.
Danh hiệu giáo viên được ghi nhận, in đậm trong sự tin yêu của học trò, của phụ huynh, giáo viên sẽ nhận thưởng suốt đời, đó mới là phần thưởng cao quý nhất của nhà giáo.
Vì thế, thầy cô giáo cứ thi đua, dạy thật tốt, xứng đáng là tấm gương cho học trò noi theo, có thể hôm nay chưa nhận được danh hiệu thi đua mong muốn, nhưng mai sau nhận phần thưởng quý giá từ học trò cũ.
Lớp chứng chỉ chức danh nghề nghiệp dạy kiến thức cũ: Giáo viên đề xuất tự học Các chương trình mới giáo viên còn tự học để lấy chứng chỉ thì tại sao nội dung quá quen thuộc như học lấy chứng chỉ mà Bộ GD&ĐT lại không cho tự học. Nội dung học lớp bồi dưỡng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp được quy định gồm 10 chuyên đề với 240 tiết. Những nội dung của các chuyên đề...