Hỗ trợ 200.000 USD cho startup Việt trong đại dịch COVID-19
Văn phòng Đề án 844, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã ký kết hợp tác cùng startup ELSA để cung cấp gói tài trợ trị giá 200.000 USD.
Ngày 30/03/2020, Văn phòng Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia (Đề án 844), Bộ Khoa học và Công nghệ và startup được Google đầu tư – ELSA – công bố hợp tác nhằm chia sẻ, đồng hành cùng cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt Nam đang chịu nhiều thiệt hại bởi đại dịch COVID-19, Văn phòng Đề án 844, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã ký kết hợp tác cùng startup ELSA để cung cấp gói tài trợ trị giá 200.000 USD nhằm nâng cao năng lực tiếng Anh dành riêng cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trên nền tảng ứng dụng học phát âm ELSA Speak.
ELSA được thành lập tại Silicon Valley, bởi nhà sáng lập người Việt; được Forbes nhắc đến trong danh sách 4 công ty sử dụng A.I (Trí Tuệ Nhân Tạo) thay đổi thế giới, và lọt vào top 5 các ứng dụng A.I hàng đầu hiện nay trên toàn cầu, sánh vai cùng Cortana của Microsoft và Google Allo. ELSA cung cấp giải pháp nhận diện giọng nói được đầu tư từ Google. Trên thế giới chỉ có một số tập đoàn công nghệ như Microsoft, Google hay Apple có nguồn lực để sở hữu công nghệ này.
Ông Phạm Hồng Quất – Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ, cơ quan được Bộ KH&CN giao chức năng quản lý nhà nước về phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia nhận định: “Đề án 844 do Thủ tướng Chính phủ giao Bộ KH&CN triển khai luôn thúc đẩy việc liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước, thu hút nguồn lực để thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam.
ELSA là startup đã thành danh trên thế giới bởi trí tuệ Việt. Việc hợp tác với ELSA là hoạt động ý nghĩa với cộng đồng startup Việt Nam, góp phần nâng cao khả năng phát âm tiếng Anh của các doanh nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt. Bản thân ELSA cũng là một startup, ít nhiều cũng sẽ chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, hoạt động tài trợ của ELSA vào thời điểm này càng cho thấy giá trị tương hỗ trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo. Cũng thông qua hoạt động hợp tác này, chúng tôi mong muốn tiếp tục thu hút được nhiều hơn nữa những hỗ trợ từ mọi thành phần xã hội tới cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam”.
Video đang HOT
Hợp tác với ELSA là hoạt động ý nghĩa đóng góp vào mục tiêu phát triển năng lực cho hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp phát huy tính sáng tạo, phát triển những công nghệ có tính đột phá thích ứng với những hoàn cảnh khó khăn. Hoạt động động hỗ trợ này sẽ được quảng bá, giới thiệu rộng rãi trong cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo thông qua mạng lưới các đơn vị hỗ trợ, truyền thông uy tín từ Đề án 844.
Chia sẻ về hợp tác, bà Văn Đinh Hồng Vũ – Thạc sỹ Quản trị Giáo dục, nhà sáng lập ELSA trình bày: “ELSA là một ý tưởng được ấp ủ từ rất lâu. Động lực của Vũ xuất phát từ chính cuộc sống cá nhân trên đất Mỹ, vốn ngữ pháp, từ vựng, đọc viết tiếng Anh tốt nhưng lúc đầu khó xin việc do không giao tiếp tốt. Nói tiếng Anh không chuẩn sẽ gây cản trở cho bước đường thăng tiến trong công việc đối với những người không sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ bản địa như mình, đặc biệt đối với cộng đồng startup khi dấn thân ra quốc tế. Chính vì thế, Vũ tạo ra ELSA với kỳ vọng đây sẽ là công cụ luyện tập phát âm tốt nhất và dễ sử dụng nhất cho mọi người.
Trong lúc dịch bệnh COVID-19 đang gây ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới, dù đây không hề là một quyết định dễ dàng với Vũ và đội ngũ ELSA nhưng với sự đồng hành sát sao của Văn phòng Đề án 844 (Bộ KH&CN), Vũ hy vọng hành động nhỏ này sẽ truyền cảm hứng đến cộng đồng khởi nghiệp tại Việt Nam, cùng nhau luyện tập tiếng Anh tốt hơn và chung tay đóng góp giải pháp thiết thực cho đất nước.”
Bản thân là founder startup đã có nhiều kinh nghiệm pitching thành công, chị Hồng Vũ chia sẻ: “Khả năng pitching tiếng Anh là đặc biệt quan trọng với startup, đặc biệt đối với startup Việt”. Chính vì vậy chị Hồng Vũ đã đề nghị hợp tác cùng Văn phòng Đề án 844, Bộ KH&CN hướng đến hỗ trợ nâng cao năng lực ngoại ngữ cho startup trong bối cảnh COVID-19.
Vừa qua, ELSA cũng đã có nhiều hoạt động chia sẻ và đồng hành cùng toàn quốc chống dịch. ELSA đã phát động chương trình hỗ trợ hoàn toàn học phí ELSA Pro 03 tháng cho tất cả học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 trong mùa dịch. Song song cùng hợp tác với Văn phòng Đề án 844, Bộ KH&CN, ELSA còn đóng góp khoản tài trợ trị giá 400.000 USD hướng đến toàn dân.
Startup Việt hiếm hoi thành công ở Silicon Valley ra mắt ứng dụng kiểm tra lây nhiễm Covid-19
Ngày 14/3, Got It- startup Việt hiếm hoi thành công ở Silicon Valley, đã chính thức giới thiệu phiên bản thử nghiệm của COVID-19 Check, dịch vụ giúp người dùng có thể kiểm tra được khả năng bị lây nhiễm theo phân loại từ F0 tới F5.
COVID-19 Check sẽ trợ giúp các cơ quan phòng dịch dự đoán và khoanh vùng những cá nhân cần được cách ly để theo dõi, chữa trị và tránh lây lan virus rộng ra cộng đồng.
Trên cơ sở đó, COVID-19 Check sẽ trợ giúp các cơ quan phòng dịch dự đoán và khoanh vùng những cá nhân cần được cách ly để theo dõi, chữa trị và tránh lây lan virus rộng ra cộng đồng. Người dùng có thể trải nghiệm sản phẩm ở địa chỉ: covid19.got-it.ai
Theo Got It, di sản phẩm đang trong giai đoạn thử nghiệm, người tham gia dùng thử được dự báo là F mấy cũng cần không lo lắng, do bên trong hệ thống đã có sẵn một dataset về các F khác nhau và khi một account mới được tạo sẽ được kết nối ngẫu nhiên với dataset đó, tuỳ account mới được nối vào đâu mà có kết quả là một Fn nào đó.
COVID-19 Check hoạt động bằng cách xây dựng một mạng lưới (network) các mối tiếp xúc giữa các cá nhân trong vòng 14 ngày (thời gian ủ bệnh phổ biến) thông qua crowdsourcing dữ liệu từ chính các cá nhân. Khi mạng lưới tiếp xúc này được định hình và liên tục được cập nhật hàng ngày, nếu người dùng nào ở trạng thái bị rủi ro do đã tiếp xúc với một người mới được xác nhận là nhiễm bệnh sẽ được cảnh bảo ngay. Các người dùng khác có liên quan cũng được tự động chuyển trạng thái theo hệ thống phân loại F0 tới F5 và được thông báo ngay lập tức để có thể chuẩn bị trước cho những tình huống khác nhau.
Để sử dụng COVID-19 Check, người dùng chỉ cần có một số điện thoại di động phục vụ cho việc xác thực và tránh spam hệ thống. Hàng ngày người dùng sẽ đăng nhập COVID-19 Check để cập nhật các mối quan hệ của mình và kiểm tra luôn trạng thái mình đang được phân loại thế nào từ F0 tới F5 hoặc không bị ảnh hưởng.
Chia sẻ về lý do ra mắt dịch vụ COVID-19 Check, ông Trần Việt Hùng, nhà sáng lập Got It cho biết: "Sau ca nhiễm số 17, kế hoạch quay trở lại làm việc của chúng tôi sau 5 tuần đã bị đổ bể và xác định sẽ phải tiếp tục "sống chung với lũ", tiếp tục làm việc ở nhà trong một thời gian dài nữa. Tôi có nói với các nhân viên của Got It là nếu muốn quay lại văn phòng làm việc thì phải nghĩ ra cách gì đó để tham gia chống dịch, dù là việc nhỏ hay lớn, chứ ngồi chờ thì biết tới bao giờ", ông Hùng nói.
Từ đó, các kỹ sư của Got It đề xuất xây dựng một mạng lưới (network) các mối tiếp xúc giữa các cá nhân trong 14 ngày qua dùng đồ thị (graph) thông qua việc huy động cộng đồng cập nhật dữ liệu. Khi đã có network và được cập nhật thường xuyên thì bất cứ khi nào có một ca nhiễm bệnh được xác nhận, việc xác định những người có thể có rủi ro nhiễm bệnh theo phân loại từ F0 tới F5 của Bộ Y tế sẽ được tính toán và tìm ra tức thời. Đó là những tiền đề đầu tiên để COVID-19 Check ra đời và sau đó có 4 thành viên đăng ký tình nguyện xây dựng ứng dụng.
Theo nhà sáng lập Got it Trần Việt Hùng, COVID-19 check ra đời khi ông yêu cầu các nhân viên của mình phải làm gì đó để đóng góp cho cộng đồng cùng tham gia chống dịch.
Theo ông Hùng, ứng dụng này sẽ mang lại lợi ích cho nhiều phía, đầu tiên là với người dùng, nếu mọi người tham gia cập nhật dữ liệu thường xuyên về các mối tiếp xúc của mình trong vòng 14 ngày vừa qua, họ luôn biết được mình đang có độ rủi ro nhiễm bệnh ở mức nào từ F0 tới F5 . "Vì thế, nếu cập nhật thông tin thường xuyên, người dùng sẽ là người có lợi ích trước tiên để có thông tin và chuẩn bị cho các tình huống khác nhau", ông Hùng nhấn mạnh.
Còn với các bộ phần chống dịch của Chính phủ, network sẽ giúp khoanh vùng, dự đoán để chuẩn bị cách ly hay chữa trị những cá nhân có độ rủi ro cao về nhiễm bệnh cũng như khử trùng những khu vực được cho là không an toàn. Network của COVID-19 Check cũng cung cấp thông tin cho các nhà nghiên cứu để phân tích và giải thuật toán AI giúp cho các hoạt động chống dịch khác.
Bên cạnh dữ liệu tự nhập từ phía người dùng, Got It cũng thiết kế hệ thống theo phương án mở để có thể dễ dàng tích hợp các nguồn dữ liệu khác ví dụ như dữ liệu khổng lồ về social của Kompa/Filum hay nguồn dữ liệu từ các đơn vị dập dịch để làm sao network có ích nhất cho cả người dùng và các đơn vị tham gia chống dịch.
Về mặt bảo vệ dữ liệu và tính riêng tư, ông Hùng khẳng định, Got It đã quan tâm tới tính năng đó ngay từ giây phút đầu tiên. Mỗi cá nhân chỉ cần dùng một số điện thoại di động (hoặc email) để làm định danh và xác thực, hệ thống không yêu cầu thêm bất kỳ thông tin cá nhân nào khác. Việc tạo ra một mối tiếp xúc cũng tương tự chỉ yêu cầu số điện thoại hoặc email của người có tiếp xúc chứ không yêu cầu thêm thông tin cá nhân nào. Ngoài ra, các mối tiếp xúc quá 14 ngày (thời gian ủ bệnh) sẽ được tự động xoá vĩnh viễn khỏi hệ thống.
COVID 19 Check là một dịch vụ phi lợi nhuận do các kỹ sư phần mềm của Got It, Inc. tình nguyện xây dựng để đóng góp chung vào nỗ lực dập dịch Coronavirus tại Việt Nam. Got It do Trần Việt Hùng sáng lập nên và là một trong những startup Việt hiếm hoi thành công tại Thung lũng Silicon, huy động được hơn 20 triệu USD từ nhiều quỹ đầu tư nổi tiếng thế giới.
Theo viet nam net
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Rồi những startup sẽ thay thế những gã khổng lồ, các startup Việt nên có niềm tin này để khởi nghiệp "Hơn chục năm rồi, tôi mới được nghe mọi người nói về một cách tiếp cận mới, và có một niềm tin là người Việt Nam có thể làm ra những thứ mà thế giới chưa chưa từng làm. Khi nghe anh Tân (Tổng Giám đốc VCCorp) giới thiệu, tôi nghĩ rằng tại sao chúng ta không nghĩ rằng có rất nhiều Steve...