Hồ thủy lợi diện ‘bảo vệ nghiêm ngặt’ bị lấn chiếm, vì sao chậm xử lý?
Dù thuộc danh mục các hồ thủy lợi cần bảo vệ nghiêm ngặt của tỉnh Lâm Đồng nhưng hơn 1 năm qua, hồ thủy lợi Próh (huyện Đơn Dương) vẫn liên tục bị lấn chiếm nghiêm trọng.
Dư luận đặt câu hỏi liệu có sự cấu kết để xảy ra lấn chiếm này không?
Nhóm người lạ mặt liên tục xua đuổi nhóm phóng viên tác nghiệp và khẳng định hành lang hồ Próh (huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng) thuộc sở hữu của gia đình – Ảnh: M.V.
Năm 2021, tình trạng này đã được một số cơ quan báo chí phản ánh, sau đó UBND tỉnh Lâm Đồng đã có chỉ đạo xử lý dứt điểm, thế nhưng đến nay công trình thủy lợi này vẫn bị xâm hại ngày càng nghiêm trọng hơn.
Mới đây, chúng tôi quay lại hồ thủy lợi Próh. Một nhóm người lạ mặt không ngần ngại ngăn chặn và liên tục thách thức, thậm chí còn mạt sát chính quyền địa phương.
Hàng lang hồ Próh, ngoài là nơi chứa nước cho tưới tiêu còn được quy hoạch phát triển du lịch sinh thái – Ảnh: M.V.
Một người đàn ông mặc áo khoác màu vàng vừa cầm điện thoại quay lại hình ảnh nhóm phóng viên đi cùng cơ quan chức năng kiểm tra hiện trạng khu vực hồ bị xâm hại, vừa liên tục xua đuổi: “Đây là đất nhà em, của gia đình em. Anh muốn vào đây chụp ảnh anh phải xin phép gia đình em, em nói đúng không?”.
Không thể nào có chuyện lấn chiếm trong một giờ một khắc mà giải tỏa, ổn định trật tự thì mất từng tháng, từng năm
Ông Trần Văn Hiệp, chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
Video đang HOT
Hai người lạ mặt tự ý lấy máy quay của phóng viên đem ra ngoài đường bỏ – Ảnh: M.V.
Ngược lại với tự nhận của nhóm người lạ mặt đây là khu đất của gia đình, có mặt tại hiện trường, một cán bộ thuộc Trung tâm Quản lý đầu tư và khai thác thủy lợi Lâm Đồng khẳng định khu vực này thuộc phạm vi hành lang bảo vệ hồ và đã được cắm mốc chỉ giới.
Bãi đất ven hồ đã bị chiếm để làm lều trại – Ảnh: M.V.
Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, hồ Próh không chỉ bị lấn chiếm hành lang bảo vệ lòng hồ mà phía thượng nguồn của công trình này cũng bị một nhóm người chặn dòng, đắp đập nhân tạo. Khi cán bộ thủy lợi vào kiểm tra cũng bị nhóm người lạ mặt ngăn cản.
Trước thực trạng này, dư luận địa phương đặt nghi vấn liệu có sự bao che của cán bộ, thế lực nào đó đứng sau nên các đối tượng trên mới có hành vi ngang nhiên vi phạm và thách thức chính quyền địa phương.
Cộc mốc 49 của hồ đã bị nhổ bỏ, thay vào đó là tờ giấy với nội dung không cho người khác vào bên trong – Ảnh: M.V.
Vào năm 2021, chúng tôi đã liên hệ với địa phương huyện Đơn Dương phản ánh tình trạng hồ thủy lợi Próh bị xâm hại nghiêm trọng. Một số đối tượng đưa máy móc tới đào đắp lòng hồ, xây dựng công trình trên mặt hồ, trên hành lang an toàn bảo vệ hồ trái phép. Tuy nhiên, các hành vi này không được xử lý kiên quyết khiến cho nhiều đối tượng khác tiếp tục vào thực hiện các hành vi xâm hại với quy mô ngày càng lớn và manh động…
Dư luận địa phương cho rằng có sự cấu kết của những người có quyền lực với nhóm người lạ mặt tại địa phương nên việc xâm chiếm hành lang hồ mới diễn ra công khai, kéo dài.
Móng trụ và dây điện chuẩn bị để dựng cột đèn chiếu sáng ngay bên hồ – Ảnh: M.V.
Nói về việc này, ông Nguyễn Đình Tịnh, phó chủ tịch UBND huyện Đơn Dương, cho rằng: “Đối với thông tin này thì hiện giờ không rõ. Về góc độ địa phương, là cán bộ thì càng phải làm gương. Như tôi trao đổi ban đầu là không có vùng cấm, chúng tôi sẽ xử lý nghiêm”.
Ông Trần Văn Hiệp, chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, cho biết: “Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với UBND huyện Đơn Dương giải tỏa gấp khu vực lấn chiếm. Không thể nào có chuyện lấn chiếm trong một giờ một khắc mà giải tỏa, ổn định trật tự thì mất từng tháng, từng năm”.
Một số vị trí của quán cà phê này thuộc hành lang bảo vệ hồ – Ảnh: M.V.
Hồ thủy lợi Próh có dung tích 3,2 triệu m 3, có nhiệm vụ tưới nước cho 515ha rau màu của 2 xã trong khu vực. Đây là 1 trong 5 hồ có sức chứa lớn của tỉnh và đang bị xuống cấp, có nguy cơ mất an toàn nghiêm trọng nhất. Tuy nhiên tình trạng xâm lấn cả vùng thượng nguồn và khu vực lòng hồ như hiện nay nhưng không được xử lý triệt để càng làm tăng thêm nguy cơ mất an toàn cho công trình thủy lợi quan trọng này.
Theo nhiều người, việc xâm lấn hồ Próh mới diễn ra trong 4 năm trở lại đây, kể từ khi hồ có thêm chức năng khu vực cảnh quan để phát triển du lịch sinh thái.
Đảm bảo an toàn đập, thủy lợi Trung Bộ, Tây nguyên và Đông Nam Bộ trước mùa lũ
Sáng 15/7, tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, Tổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với tỉnh Ninh Thuận tổ chức hội nghị Nâng cao công tác quản lý an toàn đập, công trình thủy lợi vùng Trung Bộ, Tây nguyên và Đông Nam Bộ với sự tham dự của các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi của 26 tỉnh, thành phố khu vực Trung Bộ, Tây nguyên và Đông Nam Bộ.
Ông Nguyễn Văn Tỉnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi phát biểu tại Hội nghị.
Tại hội nghị, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi Nguyễn Văn Tỉnh nhấn mạnh, thời gian tới, Tổng cục sẽ đôn đốc các địa phương triển khai sửa chữa và nâng cấp 68 công trình được Chính phủ hỗ trợ từ nguồn vốn chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội vốn tổng kinh phí 1.000 tỷ đồng; đồng thời chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh việc quản lý, khai thác một cách hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, các địa phương cần tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm quy định pháp luật về an toàn đập, hồ thủy lợi; trong đó cần quan tâm đến: quy trình vận hành, lập phương án ứng phó khẩn cấp; thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiện trạng các đập, hồ chứa; sớm sửa chữa ngay các công trình, hạng mục công trình có nguy cơ mất an toàn cao trước lũ chính vụ năm 2022 và sắp xếp thứ tự ưu tiên để sửa chữa, nâng cấp các công trình, hạng mục công trình còn lại.
Các địa phương cũng cần rà soát phương án ứng phó thiên tai, ứng phó với tình huống khẩn cấp cho công trình và vùng hạ du đập; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiên theo phương châm "bốn tại chỗ", sẵn sàng ứng phó với mọi tình
huống có thể xảy ra.
Hiện cả nước đã xây dựng được 7.342 đập, hồ chứa thủy lợi với tổng dung tích trữ khoảng 14,5 tỷ m3, tạo nguồn nước tưới cho gần 1,1 triệu ha đất nông nghiệp; đồng thời cấp khoảng 1,5 tỷ m3 nước cho sinh hoạt, công nghiệp.
Hiện nay, các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao quản lý 4 hồ chứa quan trọng đặc biệt và 9 hồ chứa liên tỉnh. 63 đơn vị cấp tỉnh quản lý khai thác 2.264 hồ chứa lớn, vừa và nhỏ, chiếm 33,5%; các đơn vị cấp huyện quản lý 4.396 hồ nhỏ, chiếm 65%. Cả nước hiện còn 87/888 hồ chứa thủy lợi lớn, chiếm 9,8% số hồ được giao cho các đơn vị thuộc cấp huyện, xã khai thác nhưng chưa phù hợp với quy định của pháp luật và cần phải điều chuyển lại.
Thời gian qua, các địa phương đã quan tâm, bố trí nguồn kinh phí để thực hiện tốt về quản lý. Theo đó, 100% số hồ được kiểm tra theo quy định; 90% số hồ có cửa van, có quy trình vận hành được duyệt; 78% số hồ được đăng ký an toàn đập; 73% số hồ được lập phương án ứng phó thiên tai.
Tuy nhiên, đến nay chỉ có 24% trong tổng số hồ chứa có phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp; chỉ 23% số hồ có phương án bảo vệ; 13% số hồ được kiểm định an toàn; 16% số hồ có quy trình vận hành và chỉ 10% số hồ được lắp thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du.
Cả nước còn 934 hồ, chủ yếu là hồ chứa vừa và nhỏ đã xuống cấp, hư hỏng, thiếu khả năng xả lũ. Nguyên do là các hồ đã xây dựng từ rất lâu, kinh phí bảo trì, sửa chửa thiếu, việc triển khai các quy định pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa còn hạn chế. Bên cạnh đó, năng lực chuyên môn, nhất là ở cấp huyện, xã về khai thác đập, hồ chứa còn thiếu và hạn chế.
Ông Nguyễn Khắc Lâm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận cho biết, toàn tỉnh hiện có 22 hồ chứa, với tổng dung tích 414,29 triệu m3 và 4 đập dâng lớn phục vụ tưới tiêu cho hơn 28.000 ha diện tích đất sản xuất. Tuy nhiên, Ninh Thuận có đến 10 hồ chứa nước đang xuống cấp, hư hỏng nặng nhưng chưa có kinh phí để sửa chữa. Tỉnh đề nghị Tổng cục Thủy lợi tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ kinh phí để tỉnh sửa chữa, khắc phục đảm bảo an toàn trước mùa mưa lũ.
Tại hội nghị, đại diện chính quyền các tỉnh trong vùng cũng mong muốn Tổng cục Thủy lợi sớm tham mưu cho Bộ Nông nghiệp có quyết định về định mức khung trong quản lý an toàn hồ, đập; quản lý con người...; đồng thời sớm tham mưu điều chỉnh, sửa đổi kéo dài thời gian thực hiện Nghị định 114/2018/NĐ-CP của chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa...
Theo ông Nguyễn Văn Tỉnh, các hồ chứa cơ bản đã phát huy hiệu quả phục vụ đa mục tiêu, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân, bảo đảm an ninh, quốc phòng.
Tuy nhiên, các đập của hồ chứa thủy lợi hầu hết là đập đất, trải qua thời gian 30 - 50 năm khai thác, nhiều công trình bị hư hỏng, xuống cấp tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Do đó, cần có đánh giá một cách cụ thể để rút ra bài học sâu sắc nhằm điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
Ông Nguyễn Văn Tỉnh cho biết, về giải pháp công trình, trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025, Tổng cục sẽ sửa chữa, nâng cấp các hồ chứa quan trọng đặc biệt; hồ chứa liên tỉnh; một số hồ chứa dung tích lớn và hồ chứa bị hư hỏng nặng có nguy cơ vỡ trong điều kiện vận hành bình thường với kinh phí khoảng 1.500 tỷ đồng. Đồng thời tranh thủ nguồn vốn vay từ dự án WB8 sẽ đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành sớm nhất, đảm bảo chất lượng, hiệu quả đối với các hồ trong dự án WB8.
Tổng cục Thủy lợi cũng đề nghị các địa phương bố trí nguồn vốn trung hạn, vốn chương trình phuc hồi và phát triển kinh tế - xã hội, vốn ODA và các nguồn vốn hợp pháp khác để sớm đầu tư sửa chữa, bảo trì các đập, hồ chứa thủy lợi do địa phương quản lý đang bị hư hỏng.
Về giải pháp phi công trình, Tổng cục sẽ có giải pháp nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo mưa lũ hướng đến vận hành hồ chứa theo diễn biến thực tế, đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn công trình, giảm thiểu thiệt hại vùng hạ du đập và cấp nước đa mục tiêu; hiện đại hóa trong quản lý, khai thác đập, hồ chứa theo hướng chuyển đổi số; đồng thời tăng cường đào tạo, truyền thông về quy định của pháp luật về an toàn đập.
Các phương án phát huy hiệu quả dự án hồ chứa nước Ia Mơr Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã góp ý cho địa phương 3 phương án phát huy hiệu quả dự án hồ chứa nước Ia Mơr. Dự án Công trình thủy lợi hồ chứa nước Ia Mơr, nằm trên địa bàn hai tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk đã đủ năng lực cấp nước tưới cho 14.347 ha trong khu vực....