Hồ sơ Panama: New Zealand cũng là thiên đường trốn thuế
Giới giàu có ở Mỹ Latinh lập những quỹ bí mật và được miễn thuế ở New Zealand để che giấu tiền và trốn thuế, truyền thông New Zealand cho hay dựa vào “ Hồ sơ Panama”.
Bảng hiệu hãng luật Mossack Fonseca tại PanamaReuters
Thủ tướng New Zealand John Key đang đối mặt với nhiều áp lực sau khi truyền thông New Zealand phân tích trên 61.000 tài liệu có liên quan đến nước này trong hồ sơ Panama cho thấy New Zealand trở thành thiên đường trốn thuế vì có chính sách ưu đãi miễn thuế đối với quỹ và công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
Hãng luật Mossack Fonseca (trụ sở tại Panama) lâu nay luôn quảng cáo New Zealand là nơi tuyệt vời để kinh doanh nhờ vào chính sách miễn thuế, mức độ bảo mật cao và an ninh pháp lý, theo phóng sự do đài phát thanh Radio New Zealand, đài truyền hình và phóng viên điều tra Nicky Hager thực hiện, dựa vào hồ sơ Panama.
Thủ tướng New Zealand, ông John Key Reuters
Ông Andrew Little, lãnh đạo đảng Lao động đối lập, cho biết chính phủ phải hành động “bảo vệ danh tiếng của New Zealand bằng cách hủy bỏ hệ thống pháp lý biến đất nước chúng ta trở thành một trong số những thiên đường trốn thuế”.
Chính phủ New Zealand hồi tháng rồi cho hay sẽ đánh giá lại bộ luật về việc cá nhân hay doanh nghiệp nước ngoài lập quỹ và công ty tại nước này.
Video đang HOT
Ông James Shaw, lãnh đạo đảng Xanh nói việc chính phủ đánh giá lại là vẫn chưa đủ. Ông Shaw kêu gọi Thủ tướng John Key “chấm dứt bảo vệ ngành công nghiệp trốn thuế” và yêu cầu tiến hành điều tra toàn diện.
Lãnh đạo đảng Tương lai Thống nhất Peter Dunne nhận xét: “Những tiết lộ từ hồ sơ Panama ảnh hưởng đến hình ảnh New Zealand. Chúng tôi không muốn New Zealand trở thành thiên đường trốn thuế”.
Tuy nhiên, Thủ tướng Key luôn bác bỏ các cáo buộc cho rằng nạn trốn thuế quốc tế tràn lan ở New Zealand. “Nếu thật sự cần thiết phải thay đổi luật về lập quỹ nước ngoài, chính phủ sẽ cân nhắc và hành động”, ông Key khẳng định.
Hồ sơ của Panama có nhắc đến ông Robert Thompson, nhà đồng sáng lập và giám đốc công ty Bentleys New Zealand, chính là văn phòng của Mossack Fonseca tại New Zealand.
Trả lời phỏng vấn Radio New Zealand, ông Thompson nói rằng theo kinh nghiệm của ông thì việc lập các quỹ ở nước ngoài để trốn thuế là không phổ biến, và công ty của ông không hỗ trợ khách hàng che giấu tài sản.
“Tôi nghĩ rằng nhận định cho rằng tất cả quỹ nước ngoài ở New Zealand được sử dụng vì mục đích bất chính là vô căn cứ”, theo ông Thompson.
Truyền thông New Zealand dẫn lại các số liệu thống kê cho thấy số lượng quỹ nước ngoài ở New Zealand tăng mạnh từ dưới 2.000 cách đây 10 năm lên đến gần 10.700, tính đến thời điểm này trong năm 2016.
Vào ngày 4.4, truyền thông thế giới tung ra những thông tin chấn động thu được từ hơn 11,5 triệu tài liệu được gọi là “Hồ sơ Panama”, theo Reuters. Số tài liệu này bao gồm thông tin hoạt động chi tiết đến từng ngày của Hãng luật quốc tế Mossack Fonseca ở Panama trong suốt 40 năm.
Hồ sơ Panama cho thấy ít nhất 12 đương kim hoặc cựu nguyên thủ quốc gia cùng người thân, hàng chục chính khách, tỉ phú và người nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực đã trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua Mossack Fonseca để lập vô số công ty, phần lớn bị nghi ngờ là công ty “ma” với mục tiêu che giấu tài sản, trốn thuế, rửa tiền hoặc che giấu những hành vi phạm tội khác.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Hồ sơ Panama chuẩn bị được công bố lên Internet
Một nhóm các nhà báo chuẩn bị công bố nội dung Hồ sơ Panama, tài liệu liên quan đến trốn thuế của giới nhà giàu, lên Internet.
Biểu tượng công ty Mossack Fonseca, nơi Hồ sơ Panama rò rỉ. Ảnh: Reuters.
Hiệp hội Các nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) sẽ công bố Hồ sơ Panama dưới dạng cơ sở dữ liệu có thể tìm kiếm được vào 18h00 GMT ngày 9/5 tại địa chỉ offshoreleaks.icij.org, theo AFP.
ICIJ, trụ sở tại Mỹ, cho biết họ sẽ tiết lộ tên và thông tin về 200.000 thực thể nước ngoài do các cá nhân giàu có trên khắp thế giới thiết lập.
"Chúng tôi nghĩ thông tin về chủ sở hữu công ty nên được công khai và minh bạch", Marina Walker Guevara, phó giám đốc ICIJ, nói. Bà nhấn mạnh đây "không phải tiết lộ thông tin cá nhân quy mô lớn".
Số tài liệu nằm trong 2,6 TB dữ liệu do một nguồn giấu tên, biệt danh John Doe, gửi cho tờ báo Đức Sueddeutsche Zeitung cách đây hơn một năm. Nó có nguồn gốc từ Mossack Fonseca, công ty luật trụ sở Panama chuyên về thiết lập và vận hành các thực thể ở nước ngoài.
Hồ sơ Panama giúp hé lộ mạng lưới công ty "ma" khổng lồ trên thế giới, nghi giúp người giàu né thuế hoặc rửa tiền, trong đó có nhiều nhân vật nổi tiếng, lãnh đạo chính trị và một số tội phạm.
Thủ tướng Iceland Sigmundur David Gunnlaugsson, Bộ trưởng công nghiệp Tây Ban Nha Jose Manuel Soria đã phải từ chức sau khi tên hai ông xuất hiện trong Hồ sơ Panama. Thủ tướng Anh David Cameron phải công khai hồ sơ thuế. Nhiều người giàu ở Australia, Pháp, Ấn Độ, Mexico, Peru, Tây Ban Nha và các quốc gia khác cũng bị điều tra do nghi ngờ trốn thuế.
Mossack Fonseca ngày 5/5 tuyên bố công khai Hồ sơ Panama sẽ vi phạm quyền luật sư - khách hàng. Nó còn gây tổn hại thêm đối với hình ảnh Panama.
"Chúng tôi rất lo ngại danh tiếng của đất nước sẽ bị ảnh hưởng bởi tình trạng này", Milton Henriquez, một bộ trưởng của Panama, nói với kênhTVN-2. Phòng Thương mại Công nghiệp và Nông nghiệp Panama hôm qua nhận định bê bối Hồ sơ Panama "đang làm rung chuyển đất nước".
Như Tâm
Theo VNE
Nguồn tin cung cấp 'Hồ sơ Panama' khẳng định sẽ hợp tác điều tra Nguồn tin tiết lộ "Hồ sơ Panama" ngày 6.5 khẳng định mình không phải là gián điệp, đồng thời tuyên bố sẵn sàng hợp tác điều tra các nghi án trốn thuế nếu được đảm bảo không bị truy tố. Hãng luật quốc tế Mossack Fonseca ở Panama City, thủ đô PanamaReuters Vào ngày 4.4, truyền thông thế giới đua nhau tung ra...