Hồ sâu nhất TG gặp khủng hoảng nghiêm trọng nhất lịch sử
Trong vài năm trở lại đây, hồ Baikal bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi một loạt các hiện tượng xấu.
Ảnh chụp hồ Baikal ở Siberia, Nga vào mùa hè
Hồ Baikal đang trải qua cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất lịch sử hiện đại khi loài cá biểu tượng sống ở đây nhiều thế kỷ qua hiện đang bị đe doạ.
Chiếm 1/5 lượng nước ngọt chưa đóng băng của thế giới, hồ Baikal ở Siberia, Nga là một kỳ quan thiên nhiên có “giá trị đặc biệt đối với khoa học tiến hóa”. Đây cũng là di sản thế giới được Unesco công nhận, theo Guardian.
Baikal là nơi có hệ sinh thái vô cùng đa dạng, bao gồm hơn 3.600 loài thực vật và động vật, hầu hết là loài đặc hữu của hồ. Do đó, hồ luôn là một điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, hồ Baikal đã bị ảnh hưởng nghiệm trọng bởi một loạt các hiện tượng xấu – trong đó có những hiện tượng vẫn còn là bí ẩn đối với giới khoa học.
Các hiện tượng xấu bao gồm sự biến mất của cá omul, sự phát triển nhanh chóng của tảo thối và cái chết của các loài bọt biển đặc hữu.
Video đang HOT
Hồ Baikal đang trải qua cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất lịch sử hiện đại
Bắt đầu từ tháng 10, chính phủ Nga đã ban hành lệnh cấm đánh bắt cá omul – một loài cá hồi chỉ có thể được tìm thấy ở Baikal. Họ lo sợ về “hậu quả không thể đảo ngược được”, cơ quan thủy sản Nga cho biết.
Tổng sinh khối cá omul ở Baikal đã giảm hơn một nửa so với 15 năm về trước, từ 25 triệu tấn xuống 10 triệu, cơ quan này cho biết.
Nhà sinh vật học Anatoly Mamontov nhận định nguyên nhân của sự suy giảm có thể là do săn bắt cá không kiểm soát cùng áp lực tăng lên từ khí hậu.
“Nước hồ Baikal chịu ảnh hưởng lớn từ khí hậu”, ông nói. “Hiện đang có hạn hán, sông bắt đầu cạn, chất dinh dưỡng giảm đi. Bề mặt của Baikal nóng lên và cá omul không thích nước ấm”.
Unesco tháng trước đã “lưu ý mối lo ngại rằng hệ sinh thái của hồ đang bị căng thẳng nghiêm trọng” và việc giảm trữ lượng cá chỉ là một hậu quả có thể nhìn thấy.
Một mối nguy hiểm khác đối với hệ sinh thái của hồ là sự bùng nổ của tảo nở hoa bất thường và lớp tảo Spirogyra thối rữa. Điều này cho thấy hồ không còn khả năng hấp thụ sự ô nhiễm của con người mà không có hậu quả, theo các nhà khoa học.
Oleg Timoshkin, nhà sinh vật học Nga, nhận định: “Tôi chắc chắn 150% rằng lý do là nước thải từ các thị trấn chảy vào hồ mà không có phương pháp xử lý thích hợp”.
Theo Danviet
Nhận diện "kẻ" giết 9 triệu người mỗi năm khắp thế giới
Cuộc khủng hoảng này có thể "đe dọa sự tồn tại của xã hội loài người".
Ô nhiễm đã khiến ít nhất 9 triệu người tử vong mỗi năm
Ô nhiễm giết chết ít nhất 9 triệu người và gây tốn kém hàng nghìn tỷ USD mỗi năm trên thế giới, theo báo cáo phân tích ô nhiễm toàn cầu vừa được công bố. Báo cáo cũng cảnh báo cuộc khủng hoảng ô nhiễm "đe dọa sự tồn tại của xã hội loài người", Guardian đưa tin.
Con số trên có nghĩa là trong 6 người tử vong có 1 người chết vì bệnh tật gây ra bởi ô nhiễm không khí, nước, đất và môi trường làm việc.
Con số thực thậm chí có thể cao hơn vì ảnh hưởng của nhiều loại ô nhiễm vẫn chưa được đo chính xác. Số ca tử vong do ô nhiễm nhiều gấp ba lần tử vong do AIDS, sốt rét và lao phổi, theo báo cáo.
Phần lớn các trường hợp tử vong do ô nhiễm nằm ở các quốc gia nghèo hơn. Tại một số nước như Ấn Độ, Chad và Madagascar, ô nhiễm chiếm nguyên nhân tử vong. Các nhà nghiên cứu quốc tế cho biết đây là một gánh nặng rất lớn đối với các nền kinh tế đang phát triển.
Trẻ em được chữa bệnh hô hấp tại một bệnh viện Trung Quốc
Những quốc gia giàu có vẫn còn nhiều việc phải làm để giải quyết vấn đề ô nhiễm: Mỹ và Nhật Bản nằm trong top 10 quốc gia có nhiều ca tử vong do ô nhiễm "hiện đại" (ví dụ như ô nhiễm không khí do nhiên liệu hóa thạch và ô nhiễm hoá học).
Tuy nhiên, các nhà khoa học nói rằng các cải tiến của những nước phát triển trong các thập kỷ gần đây cho thấy chúng ta có thể đánh bại ô nhiễm nếu có "quyết tâm chính trị".
"Ô nhiễm là một trong những thách thức lớn nhất tồn tại trong kỷ nguyên con người thống trị", tác giả của báo cáo kết luận. "Ô nhiễm đe doạ sự ổn định của hệ thống hỗ trợ Trái đất và sự tồn tại của xã hội loài người."
Giáo sư Philip Landrigan, một trong những nhà khoa học dẫn đầu cuộc nghiên cứu, cho biết: "Chúng tôi lo ngại với 9 triệu người chết mỗi năm, chúng ta đang tiến gần đến giới hạn ô nhiễm mà Trái đất có thể chịu đựng".
Ví dụ, tử vong do ô nhiễm không khí ở Đông Nam Á đang trên đà tăng gấp đôi vào năm 2050, ông nói.
Theo Danviet
Ông Putin muốn giảm người Trung Quốc ở Viễn Đông? Người Trung Quốc sang phát triển tại Viễn Đông Nga và gây ra lo ngại về môi trường, dân số... RT dẫn lời Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại hội đồng liên bang ở Vladivostok đã đề xuất một chương trình quốc gia trao đất đai miễn phí cho công dân nước ngoài có tổ tiên sinh ra trên lãnh thổ...