Hồ Quỳnh Hương: ‘Ngày Tết sợ nhất bị hỏi bao giờ lên xe hoa’
Giọng ca tuổi Thân thẳng thắn chia sẻ cùng Zing.vn những kỷ niệm về Tết của tuổi thơ và ước mơ trong năm mới 2016.
Suốt gần một năm qua, Hồ Quỳnh Hương “im thin thít và lặn mất tăm” trên truyền thông. Thậm chí, trên các sân khấu ca nhạc lớn nhỏ – đất sống của các ca sĩ, Hương Hồ cũng hiếm khi xuất hiện. Có chăng chỉ là trong một vài chương trình do bạn bè thân thiết tổ chức hay các show được đầu tư chỉn chu, cẩn thận…
Những ngày đầu tiên của năm 2016, khi người ta tấp nấp sắm Tết, cô ca sĩ tuổi Thân lại háo hức chuẩn bị cho công việc mới là giảng viên một khóa học đặc biệt tại ĐH Văn hóa Nghệ thuật Quân đội. Phải tốn rất nhiều thời gian để thuyết phục cô “lên báo” dù chỉ nói về dăm kỷ niệm ngọt bùi của những cái Tết đã qua. Câu cửa miệng của Hương là: “Mình có gì đặc biệt đâu mà lên báo bây giờ…”.
Nhớ khoảnh khắc bố lì xì ngày mùng Một
Hồ Quỳnh Hương rất thích Tết truyền thống và luôn thu xếp thời gian để ở bên gia đình trong khoảng thời gian này. Ảnh: Kỳ Nhông
Cũng như bao người Việt nói riêng và Á Đông nói chung, Tết với tôi là dịp để cả gia đình sum họp, quây quần sau một năm dài miệt mài làm việc và học tập. Tết là dịp để báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ của con cháu, là thời khắc thắt chặt mối quan hệ ruột thịt, cũng như xóm giềng với nhau. Trong tôi, từ bao năm nay, Tết luôn đồng nghĩa với đầm ấm, vui vẻ và hạnh phúc.
Cuộc sống có vẻ khá ưu ái bởi tôi chưa từng phải trải qua phút buồn bã nào mỗi khi Tết đến, xuân về. Đó còn là lúc mình được quan tâm nhiều hơn, nhận được nhiều vị tha hơn từ người thân và gia đình. Thế nên, chẳng bao giờ có nỗi buồn trong tôi những dịp này.
Video đang HOT
Cũng qua bao nhiêu cái Tết rồi nhưng tôi vẫn nhớ như in những sáng mùng Một khi cả nhà còn ở Hạ Long. Bố thắp hương cúng gia tiên xong là gọi chị Tâm (Hồ Quỳnh Tâm, chị gái của nữ ca sĩ – PV) và tôi vào để lì xì, chúc hai đứa ngoan ngoãn, chăm học. Nghĩ lại là thấy tuổi thơ đơn giản, trong trẻo và hiền lành quá… (cười).
Vẫn gói bánh chưng để các cháu biết Tết cổ truyền
Từ xưa, các cụ đã tâm niệm phải dọn dẹp, trang hoàng để nhà cửa sáng sủa, ấm cúng hơn trong những ngày Tết. Tôi và gia đình cũng vậy thôi. Từ khi biết việc, năm nào, chị em tôi cũng cùng mẹ trang trí nhà cửa, phụ bố xếp lá, vo đỗ, đãi gạo để gói bánh chưng… Tôi thích những đêm ngày cận tết ở Quảng Ninh. Trời rét, có khi lất phất những hạt mưa xuân nhưng cả nhà không ai chịu đi ngủ mà ngồi quây quần trông nồi bánh chưng. Nhìn bếp lửa nổ lách tách cũng là lúc tôi gửi mọi mong ước và khát vọng thầm kín của mình vào đó. Mãi mãi không thể nào quên những đêm như thế!
Giờ trưởng thành hơn, tôi đưa cả gia đình vào Sài Gòn sống cùng mình. Không gian sống không như xưa nên việc gói bánh hàng năm cũng không được hoành tráng, “rầm rộ” nữa. Tuy nhiên, năm nào nhà tôi cũng duy trì cái nếp gói dăm ba chiếc bánh, trước là để thắp hương cúng gia tiên, sau đó, để các con của chị Tâm hiểu được truyền thống, tập tục của ông bà từ ngàn đời này. Tôi muốn các con các cháu mình luôn nhớ tới Tết Việt đúng nghĩa dù chúng sống trong xã hội văn minh, hiện đại thế nào đi chăng nữa.
Hình ảnh của Hồ Quỳnh Hương khi tham gia một chương trình truyền hình trong những ngày đầu năm 2016. Ảnh: H.Ngọc
Tết ăn chay và xem phim hoạt hình cùng các cháu
Mọi người hay hỏi, Tết này “đặc sản” nhà cậu là món gì? Tết gia đình tôi bây giờ chủ yếu là món chay vì đầu tiên là tôi ăn chay rồi “lôi kéo, dụ dỗ” cả nhà cùng ăn với mình. Các món cơ bản thì vẫn vậy nhưng được làm từ đồ chay, gia vị cũng thay đổi chút xíu. Tôi vẫn thích nhất là ăn bánh chưng. Cả năm chỉ ăn bánh chưng mỗi dịp Tết thôi (cười).
Tết là dịp tôi thả lỏng hoàn toàn, gần như không đi diễn, đi show đâu cả và chỉ làm những việc khiến gia đình cũng như bản thân vui vẻ mà thôi. Tôi thích nghe lại những bài hát xưa của mình (cười). Tất nhiên, tôi cũng mở những bài hát xuân rộn ràng của đồng nghiệp để khuấy động không khí trong nhà. Mấy dì cháu cũng thường xuyên mở hoạt hình coi chung. Tôi hay bị mách là “Bà ơi, mẹ ơi, dì Hương lại giành TV của con rồi…”. Nhưng ngay sau đó, mấy dì cháu lại bàn luận, nói cười rôm rả về một vài cảnh phim nào đó.
Tết rất vui nhưng tôi sợ nhất là ai gặp mình cũng hỏi “Bao giờ lên xe hoa, bao giờ cho ăn kẹo thế?”. Câu hỏi này khó quá (cười), chắc tôi vẫn phải cười trừ, chọn cách khất nợ lời đáp thêm một thời gian nữa thôi. Bây giờ, tôi chỉ mong bình an, hạnh phúc và thịnh vượng sẽ đến với bản thân, với gia đình và đất nước mình.
Theo Zing
Đơn vị "Anh hùng Lao động" của ngành Giáo dục
Trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) Thái Nguyên tiền thân là Trường ĐHSP Việt Bắc, được thành lập ngày 18/7/1966, nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết trong việc đào tạo giáo viên cấp III (nay gọi là giáo viên THPT) cho đồng bào dân tộc các tỉnh miền núi, trung du phía Bắc.
Đại học Sư phạm Thái Nguyên là nơi "ươm mầm" cho sự nghiệp trồng người cho đất nước
Ban đầu, trường có 164 cán bộ, giảng viên trong đó có 30 cán bộ từ Trường ĐHSP Hà Nội được điều động lên xây dựng phát triển trường. Đây là một sự hy sinh, cống hiến lớn lao của thế hệ cán bộ, giảng viên đầu tiên của trường.
Đến năm 1991, Bộ GD - ĐT quyết định sáp nhập Trường Cao đẳng Sư phạm Việt Bắc vào Trường ĐHSP Việt Bắc. Năm 1994, Chính phủ ra Quyết định thành lập Đại học Thái Nguyên nhằm tạo sự phối kết hợp, phát triển toàn diện giữa các Trường Đại học, THCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Trường ĐHSP Việt Bắc trở thành thành viên của Đại học Thái Nguyên, có tên mới là Trường ĐHSP Thái Nguyên thuộc Đại học Thái Nguyên.
Trong giai đoạn phát triển và hội nhập, Đảng bộ nhà trường xác định: Xây dựng Trường ĐHSP Thái Nguyên ngày càng trưởng thành về mọi mặt; xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy, cán bộ khoa học, cán bộ quản lý ngang tầm với sự lớn mạnh của nhà trường, hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng bộ Đại học Thái Nguyên, Bộ GD - ĐT và Giám đốc ĐH Thái Nguyên giao cho, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước...
Ngày 30/11/2015, Chủ tịch nước đã ký Quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên - Đại học Thái Nguyên. Đây là niềm vinh dự lớn lao đối với tập thể cán bộ, viên chức, học sinh, sinh viên của nhà trường.
Tháng 9/1966, nhà trường bắt đầu tiếp nhận hơn 400 sinh viên khóa đầu tiên, trong đó có 118 sinh viên là con em các dân tộc Khu Tự trị Việt Bắc, Khu Tự trị Tây Bắc, các tỉnh miền núi trung du, Đông Bắc, ngoài ra còn có một số cán bộ và học sinh thuộc các dân tộc ở Tây Nguyên.
Từ chỗ chỉ là cơ sở đào tạo giáo viên THPT với 7 chuyên ngành đào tạo cho con em đồng bào dân tộc các tỉnh miền núi phía Bắc, đến nay trường có 27 chương trình đào tạo cử nhân sư phạm, 23 ngành đào tạo thạc sĩ, 13 chuyên ngành tiến sĩ và các chương trình cấp chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục với tổng số sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh đang học tập, nghiên cứu tại trường trên 16.000 người.
Cơ cấu tổ chức, đội ngũ của trường đã có nhiều thay đổi với 8 phòng chức năng; 14 khoa, bộ môn trực thuộc; 1 viện nghiên cứu, 1 trường THPT thực hành; 2 ban và 5 trung tâm. Tổng số cán bộ viên chức là 580 người gồm 400 giảng viên, trong đó có: 30 giáo sư và phó giáo sư, 150 tiến sĩ, 235 thạc sĩ (có gần 100 giảng viên đang học NCS trong và ngoài nước), tỉ lệ tiến sĩ gần 40% (vượt cao hơn tỉ lệ chung trong toàn ngành Giáo dục). Đã có 2 giảng viên của nhà trường vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân và 12 giảng viên được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú.
Nhà trường đã vinh dự được Đảng, nhà nước ghi nhận bằng nhiều phần thưởng cao quý như: 2 Huân chương Lao động hạng Ba, 2 Huân chương Lao động hạng Nhì, Huân chương Lao động hạng Nhất, 1 Huân chương Độc lập hạng Ba, 1 Huân chương Độc lập hạng Nhì, 1 Huân chương Độc lập hạng Nhất.
50 năm qua, trường đã đào tạo cho đất nước gần 100.000 giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, trong đó có gần 3.000 thạc sĩ và tiến sĩ, gần 80.000 cử nhân; bồi dưỡng hàng chục nghìn giáo viên các cấp. Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên là đơn vị dẫn đầu cả nước trong đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là người dân tộc thiểu số 15 tỉnh miền núi phía Bắc, đội ngũ giáo viên do trường đào tạo chiếm 80% giáo viên THPT và 40% giáo viên THCS, Tiểu học và Mầm non.
Trong hành trình 50 năm xây dựng và phát triển, Trường ĐHSP Thái Nguyên đã trưởng thành vượt bậc về mọi mặt, xứng đáng là lá cờ đầu của ngành sư phạm nói riêng và lá cờ đầu của Bộ GD-ĐT trong việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực trung du, miền núi phía Bắc và cả nước, góp phần đắc lực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Theo thanhtra.com.vn
Kỷ luật 3 cán bộ, giảng viên tráo bài thi cho sinh viên Hội đồng kỷ luật ĐH Tây Nguyên vừa ra quyết định kỷ luật đối với 3 cán bộ, giảng viên do để xảy ra sai phạm trong thi cử. Trong đó, có 2 người là vợ chồng. Ngày 12/1, thạc sĩ Trần Minh Đức - Trợ lý hiệu trưởng ĐH Tây Nguyên cho biết, đã kỷ luật cảnh cáo về mặt Đảng và...