Hồ nhân tạo ở Cao Bằng được mệnh danh là “tiên cảnh”, từng xuất hiện trong phim quảng bá du lịch tỉnh
Bên cạnh thác Bản Giốc đã quá nổi tiếng, ở Cao Bằng còn có một địa điểm hồ nhân tạo được mệnh danh là “chốn bồng lai tiên cảnh” giữa đời thực.
Nhắc tới du lịch tỉnh Cao Bằng, chắc hẳn hầu hết mọi người đều nhớ tới thác Bản Giốc. Theo thống kê của Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh, mỗi năm nước ta có khoảng 30.000 khách đến thăm Bản Giốc. Ngoài thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao cũng là một địa điểm thu hút khách du lịch và nổi tiếng không kém.
Tuy nhiên, ít ai biết rằng, cách khu vực thác Bản Giốc và động Ngườm Ngao không xa, mới đây nổi lên một cảnh quan được mệnh danh là “chốn bồng lai tiên cảnh” đời thực. Đặc biệt, vẻ đẹp nơi đây được thấy rõ nhất vào mùa thu. Đó là hồ Bản Viết.
Hồ Bản Viết được bao bọc xung quanh là núi non trùng điệp và những cánh rừng. (Ảnh Internet)
Hồ Bản Viết nằm trong khu vực 2 xóm Bản Viết và xóm Tân Phong, thuộc xã Phong Châu, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Theo Trung tâm Văn hóa và thông tin Du lịch Cao Bằng, đây là hồ nước ngọt, được cải tạo bởi con người từ những năm 1967, rộng 5ha, sâu 50m và trải dài hơn 6km.
Thực tế, hồ Bản Viết chia làm 4 nhánh, được sử dụng chính vào mục đích điều tiết nước tưới tiêu cho đất canh tác nông nghiệp của người dân nơi đây cũng như một số xóm ở khu vực lân cận.
Tuy nhiên, bởi được bao quanh bởi những ngọn núi trùng điệp cùng thảm thực vật đa dạng, phong phú, nên nơi đây đã thu hút một lượng lớn khách du lịch trong vài năm trở lại đây. Đặc biệt là vào mùa thu, rừng cây sau, hay còn gọi là cây mạy sâu, phong hương hay bạch giao hương quanh hồ sẽ đổi màu, khoác lên mình chiếc áo vàng, đỏ hay hồng đan xen vô cùng đẹp mắt.
Chính bởi những vẻ đẹp thiên nhiên nên hình ảnh hồ Bản Viết đã được xuất hiện trong video quảng bá về du lịch tỉnh Cao Bằng của Sở Du lịch tỉnh thực hiện, bên cạnh những địa điểm du lịch nổi tiếng khác như thác Bản Giốc hay núi Mắt Thần.
Video đang HOT
Hình ảnh hồ Bản Viết xuất hiện trong video quảng bá Du lịch tỉnh Cao Bằng. (Ảnh chụp màn hình)
Trải nghiệm hòa mình với thiên nhiên ở hồ Bản Viết
Để đến hồ Bản Viết, du khách có thể chọn hình thức đi xe máy hoặc ô tô. Cung đường núi tuy có phần uốn lượn nhưng địa hình bằng phẳng nên khá dễ đi.
Du khách xuất phát từ thành phố Cao Bằng, qua thị trấn Trùng Khánh khoảng 8km, rẽ phải theo con đường nông thôn mới rồi đi thêm 3km nữa thì sẽ tới hồ Bản Viết.
Tại đây, các hoạt động vui chơi, trải nghiệm đều hướng tới cách để con người hòa mình với thiên nhiên. Có thể kể tới như đi bộ đường rừng, leo núi, cắm trại, chèo thuyền trên hồ hay cùng những người dân bản địa tham gia hoạt động thu hoạch nông sản và thăm những ngôi nhà sàn – nơi ở của họ.
Con đường để tới hồ tuy có phần uốn lượn nhưng bằng phẳng, thuận tiện cho việc di chuyển của du khách. (Ảnh LuhanhVietNam)
Theo ông Lục Văn Minh, trưởng xóm Tân Phong chia sẻ trên Báo Cao Bằng, du khách khi đến đây tham quan, khám phá nếu vào đúng mùa thu hoạch sẽ được cùng bà con tham gia hái quả.
Bên cạnh cánh rừng cây sau, bên cạnh hồ còn có cánh đồng cải trắng, được xếp thành từng tầng theo cấu trúc như ruộng bậc thang. Vào mùa đông, khu vực này sẽ chuyển sang màu trắng muốt khi hoa cải nở rộ, tạo nên một khung cảnh rất đẹp mắt.
Rất nhiều du khách cũng như các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đã tới và tác nghiệp tại hồ Bản Viết. Hình ảnh hồ Bản Viết hiện lên qua những bức ảnh lúc nào cũng có một màu xanh ngọc kỳ ảo, dòng nước uốn lượn giữa 2 bên là núi rừng.
Leo núi, đi đường rừng là hoạt động được yêu thích với khu vực hồ Bản Viết. (Ảnh Dulichcaobang.vn)
Hình ảnh về sắc vàng đỏ hay hồng của rừng cây sau đã thu hút sự chú ý lớn của du khách về hồ Bản Viết. (Ảnh LuhanhVietNam)
Đặc biệt, những bức ảnh chụp hồ Bản Viết vào buổi sáng luôn thu hút hơn cả. Bởi lúc này, khi mặt trời chưa sáng rõ, lớp sương chưa tan hết phủ kín mặt hồ, gợi nên cảm giác mờ mờ ảo ảo như “chốn bồng lai tiên cảnh”.
Hình ảnh hồ Bản Viết vào buổi sáng mờ ảo trong làn sương sớm. (Ảnh @maylinhhomestaycao)
Là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ nước ta, cách thủ đô Hà Nội khoảng 280km về phía Bắc, Cao Bằng là một trong những tỉnh sở hữu tiềm năng phát triển du lịch lớn.
Không chỉ có cảnh quan thiên nhiên trù phú, nơi đây còn gần với các cửa khẩu hay khu vực biên giới, thuận tiện cho việc giao thương. Thêm vào đó, sở hữu dân số với nhiều dân tộc như Kinh, Tày, Nùng, Hán,… nét văn hóa ở Cao Bằng cũng vô cùng đa dạng, phong phú với nhiều hoạt động, phong tục, tập quán khác nhau của các dân tộc.
Bên cạnh hồ Bản Viết hay thác Bản Giốc, du khách đến Cao Bằng có thể tham khảo thêm một số điểm đến khác nữa. Đó là Đèo Mã Phục – từng được UNESCO xếp vào di sản địa chất của Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng; hồ Hang Then; Nghiêu Sơn Lĩnh; Làng đá cổ Cao Bằng hay khu Di tích Pác Bó.
Du lịch Cao Bằng có nhiều điểm hấp dẫn du khách bởi những di sản thiên nhiên và sự đa dạng trong văn hóa. (Ảnh VOV)
Du khách đổ về Cao Bằng tham gia Lễ rước nước thiêng thác Bản Giốc
Từ 7h30 phút sáng, rất đông du khách đã có mặt để tham gia Lễ rước nước thiêng từ Thác Bản Giốc (Cao Bằng) lên điện chính chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc.
Sáng nay (8/10), hàng ngàn người dân, du khách đổ về Lễ hội Thác Bản Giốc, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Từ 7h30 phút sáng, rất đông du khách đã có mặt để tham gia Lễ rước nước thiêng từ Thác Bản Giốc lên điện chính chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc, cầu cho quốc thái dân an, bày tỏ lòng biết ơn với các bậc tiền nhân khai quốc, các anh linh của những liệt sỹ đã hy sinh bảo vệ tổ quốc; cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, ấm no cho người dân.
Lễ hội du lịch thác Bản Giốc 2022 diễn ra trong hai ngày 8-9/10, bên dòng thác Bản Giốc hùng vĩ với nhiều hoạt động như: Lễ rước nước cầu quốc thái, dân an, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao dân gian, các trò chơi dân gian như đẩy gậy, lày cỏ, bịt mắt bắt vịt, tung còn, chèo bè mảng trên sông Quây Sơn, thăm các gian hàng trưng bày các sản phẩm đặc sắc của tỉnh và huyện Trùng Khánh. Đêm 8/10/2022, lễ hội chính thức được khai mạc với Chương trình nghệ thuật "Bừng sáng Bản Giốc" với nhiều tiết mục văn nghệ, âm thanh, ánh sáng đặc sắc, kì công.
Mở đầu Lễ hội Thác Bản Giốc năm 2022 là Lễ rước nước từ chân thác Bản Giốc trên sông Quây Sơn lên chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc
Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc là ngôi chùa đầu tiên được xây dựng tại miền biên giới phía Bắc tại tỉnh Cao Bằng. Nơi đây, thu hút đông đảo khách du lịch gần xa bởi sự linh thiêng và lối kiến trúc Phật giáo đặc sắc cùng với khung cảnh thiên nhiên hoang sơ thanh bình
Lễ rước nước thu hút sự tham gia của hàng trăm du khách và đại biểu
"Đây là lễ hội mang ý nghĩ tốt đẹp được tổ chức rất quy mô, bài bản. Tới đây, chúng tôi có cơ hội vãn cảnh chùa, gặp gỡ những người dân Nùng, Tày thân thiện, chiêm ngưỡng thác Bản Giốc từ trên cao...", chị Vũ Bình, một du khách tới từ Hà Nội chia sẻ
Sau khi tham gia lễ rước nước, du khách có thể trở về khu vực thác Bản Giốc để trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị trong lễ hội
Ban Tổ chức bố trí triển lãm tranh, ảnh về mảnh đất, con người Cao Bằng dọc tuyến đi bộ vãn cảnh
Những du khách phương xa đi thuyền ngắm thác Bản Giốc và chụp ảnh kỉ niệm
Tại sự kiện có những gian hàng hội chợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm tiêu biểu của huyện Trùng Khánh và tỉnh Cao Bằng như hạt dẻ, miên dong, thạch đen...
Thác Bản Giốc hùng vĩ Nhắc đến Bản Giốc (huyện Trùng Khánh, Cao Bằng), hầu như ai cũng biết đó là thác nước hùng vĩ của Việt Nam, không những thế còn ít khi vắng mặt trong các bảng xếp hạng thác nước "thiên đường" của thế giới. Từ TP Cao Bằng đến Bản Giốc chừng 80 cây số, đi qua bao nhiêu làng mạc, sông suối xanh...