Hộ kinh doanh tính thuế GTGT, TNCN thế nào khi bán ô tô tải?
Bộ Tài chính vừa giải đáp vướng mắc của bạn đọc liên quan đến việc xác định doanh thu tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân ( TNCN) khi bán xe ô tô tải đang phục vụ mục đích kinh doanh.
Hộ, cá nhân kinh doanh (không kinh doanh xe ô tô) phát sinh bán tài sản là xe tải thì doanh thu tính thuế GTGT và thuế TNCN là doanh thu trên hóa đơn. Nguồn: internet
Gửi câu hỏi đến Bộ Tài chính, bạn đọc cho biết, hộ kinh doanh đang kinh doanh có phát sinh hoạt động bán xe ô tô tải. Trên hợp đồng bán xe thì doanh thu tính thuế là 100 triệu đồng. Giá tính thuế lệ phí trước bạ xe ô tô tải là 120 triệu đồng (theo Quyết định số 618/QĐ-BTC ngày 09/4/2019 của Bộ Tài chính). Bạn đọc hỏi: doanh thu tính thuế GTGT, thuế TNCN theo giá bán xe trên hợp đồng bán xe hay giá tính thuế lệ phí trước bạ xe?
Giải đáp vướng mắc trên, Bộ Tài chính dẫn chứng quy định tại tiết c, Khoản 2, Điều 13, Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định việc tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Theo đó, số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu.
Trong đó, doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền bán hàng hoá, dịch vụ thực tế ghi trên hoá đơn bán hàng đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
Video đang HOT
Tiết a.1, Khoản 2, Điều 2 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNCN quy định, trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.
Tại tiết b Khoản 2, Điều 25 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế quy định, người nộp thuế theo phương pháp kê khai bị ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp trong trường hợp qua kiểm tra hàng hóa mua vào, bán ra thấy người nộp thuế hạch toán giá trị hàng hóa mua vào, bán ra không theo giá thực tế thanh toán phù hợp với thị trường.
Cơ quan thuế có thể tham khảo giá hàng hoá, dịch vụ do cơ quan quản lý nhà nước công bố cùng thời điểm, hoặc giá mua, giá bán của các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề, cùng mặt hàng hoặc giá bán của doanh nghiệp kinh doanh cùng mặt hàng có qui mô kinh doanh và số khách hàng lớn tại địa phương để xác định giá thực tế thanh toán phù hợp với thị trường làm căn cứ ấn định giá bán, giá mua và số thuế phải nộp.
Bộ Tài chính cho biết, căn cứ quy định nêu trên, trường hợp bên bán là hộ, cá nhân kinh doanh (không phải là cơ sở kinh doanh xe ô tô) phát sinh bán tài sản là xe tải (đang phục vụ cho mục đích kinh doanh) thì doanh thu tính thuế GTGT và thuế TNCN là doanh thu trên hóa đơn.
Trong đó, doanh thu trên hóa đơn là giá thực tế bán do hai bên thỏa thuận nhưng phải phù hợp với giá thực tế thị trường tại thời điểm chuyển nhượng. Trường hợp qua kiểm tra nếu phát hiện giá chuyển nhượng không phù hợp với giá thực tế thị trường tại thời điểm chuyển nhượng thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá bán theo quy định nêu trên.
Như vậy, trường hợp trên hợp đồng bán xe ô tô tải với giá thấp hơn giá tối thiểu được quy định theo Quyết định số 618/QĐ-BTC ngày 09/4/2019 của Bộ Tài chính thì tính lệ phí trước bạ, tính thuế theo bảng giá của Bộ Tài chính.
N.Ánh
Theo tapchitaichinh.vn
Cơ quan Thuế TP.HCM đã phong tỏa tài khoản của Món Huế
Chi cục Thuế quận 3, TP.HCM đã tiến hành cưỡng chế và thu hồi nợ thuế của Công ty TNHH Nhà hàng Món Huế.
Ông Lê Duy Minh, Phó cục trưởng phụ trách Cục Thuế TP.HCM, cho biết Chi cục Thuế quận 1 và quận 3 đã tiến hành cưỡng chế và thu hồi nợ thuế của Công ty TNHH Nhà hàng Món Huế.
Trong đó, quý II, các chi nhánh của doanh nghiệp này trên địa bàn quận 1 nợ 800 triệu đồng thuế giá trị gia tăng (GTGT). Số tiền này đã được thu hồi đầy đủ. Riêng quý III, những chi nhánh này cũng nợ đến hàng trăm triệu đồng nhưng chưa đến thời điểm cưỡng chế theo quy định.
Trong khi đó, Chi cục Thuế quận 3 cũng đã tiến hành cưỡng chế và thu hồi nợ thuế của công ty này trên địa bàn.
Cơ quan Thuế TP.HCM đã phong tỏa tài khoản của Món Huế. (Ảnh: Thanh Niên)
Theo ông Minh, cơ quan thuế sẽ phong tỏa tài khoản Công ty TNHH Nhà hàng Món Huế và hóa đơn công ty này sẽ không còn giá trị. Nếu tài khoản công ty này không có tiền, cơ quan thuế sẽ có biện pháp thu hồi nợ thuế của bên thứ ba đang nợ công ty món Huế.
Ông cho biết thêm, Chi cục Thuế quận 3 sẽ theo dõi nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty TNHH Nhà hàng Món Huế (chủ quản hệ thống Nhà hàng Món Huế). Ngoài ra, chi cục thuế mỗi quận, huyện sẽ theo dõi và thu thuế GTGT của các nhà hàng kinh doanh trên địa bàn.
Hiện tại, hệ thống Món Huế đã đóng cửa hầu hết chi nhánh trên toàn quốc. Nhân viên tại các chi nhánh cho biết bị nợ 70% lương tháng 9 và toàn bộ lương tháng 10.
Theo Thoidai.com.vn
Hà Nam: 138 DN, hộ kinh doanh nợ hơn 142 tỷ đồng thuế Cục Thuế Hà Nam vừa thực hiện công khai thông tin 137 doanh nghiệp (DN) và 1 hộ kinh doanh nợ trên 142,6 tỷ đồng tiền thuế. Trong số đó, cơ quan thuế đã thực hiện các biện pháp cưỡng chế đối với 65 DN nhưng vẫn chưa thu hồi được tiền thuế nợ, với tổng số tiền thuế nợ là trên 92,8...