Ho – không chỉ do viêm họng
Ho kéo dài có thể là dấu hiệu của hen suyễn, ợ nóng, bệnh phổi… chứ không chỉ đơn thuần là do viêm họng. Dưới đây là 7 bệnh gây ho ít người biết đến, theo Mirror.
Ảnh minh họa: Shutterstock
Hen suyễn
Ho khan mạn tính nặng hơn vào ban đêm, làm rối loạn giấc ngủ, và đôi khi kèm thở khò khè và khó thở. Cơn ho này có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh hen suyễn, đặc biệt là ở trẻ em, nhưng bệnh cũng có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nó cũng là một dấu hiệu bệnh hen suyễn đang xấu đi hoặc không kiểm soát tốt. Vì vậy, với triệu chứng hen suyễn, bạn nên đến bệnh viện để điều trị.
Axit trào ngược dạ dày
Ho sau bữa ăn, hoặc vào ban đêm, thường có vị chua khó chịu trong miệng là cơn ho do axit trào ngược dạ dày. Axit trào ngược xảy ra khi axit dạ dày chảy ngược lên thực quản, gây kích thích cổ họng và gây ra ho. Ăn no hoặc ăn muộn vào ban đêm sẽ gây ra ho do axit trào ngược dạ dày.
Để giảm tình trạng axit trào ngược gây ho, hãy ngủ với gối cao để giảm chảy ngược axit. Nếu cơn ho thường xuyên, hãy đến bệnh viện để được điều trị.
Nhiễm trùng ngực, hoặc viêm phế quản cấp tính ảnh hưởng đến đường hô hấp dưới. Nó thường do virus tương tự như virus cảm lạnh. Nhiễm trùng ngực thường gây ra ho, nhưng ít người biết và chỉ dùng thuốc trị ho thông thường.
Video đang HOT
Bệnh ho gà
Bệnh rất dễ lây lan khi người bệnh ho và người khác hít vi khuẩn từ người ho. Trẻ có nguy cơ cao nhất mắc biến chứng nặng và tử vong và cần được giám sát chặt chẽ. Ở trẻ lớn hơn và người lớn, bệnh ho gà thường gây khó chịu, nhưng không nghiêm trọng, kéo dài lên đến sáu tuần. Uống nhiều nước và dùng ibuprofen để giảm đau họng.
Ho do hút thuốc
Hút thuốc gây kích thích đường hô hấp gây ho, về lâu dài cơn ho này có thể là dấu hiệu của bệnh COPD – Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bao gồm khí thũng và viêm phế quản mãn tính.
Nếu bạn là người hút thuốc hay từng hút thuốc và bị ho dai dẳng, hãy từ bỏ ngay để giảm nguy cơ mắc COPD.
Ho kéo dài hơn ba tuần, ho lâu và nặng hơn, ho ra máu, khó thở không rõ nguyên nhân, sụt cân, mệt mỏi hoặc đau ngực. Tất cả là biểu hiện của bệnh ung thư phổi.
Ho dai dẳng hoặc khò khè, kèm mệt mỏi, khó thở… Những triệu chứng này có thể là do suy tim, nên chất lỏng có thể tích tụ ở phổi và gây ra ho kéo dài.
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
4 sai lầm khiến ly cà phê thơm ngon trở thành có hại
Khi bị uống sai cách, ly cà phê thường dùng sẽ trở nên có hại khôn lường.
1. Uống quá nóng
Khi pha xong cà phê, bạn nên để nguội trước khi uống.
Lý do là cà phê trên 65 độ C có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản, theo báo cáo mới đây của Tổ chức Y tế Thế giới. Cà phê pha tại nhà hay được phục vụ trong quán thường đều vượt ngưỡng an toàn này.
Việc pha thêm kem hay sữa cũng chỉ làm giảm nhiệt chừng hai độ C. Một ly cà phê đen cần chừng năm phút để hạ nhiệt xuống dưới 65 độ.
2. Bạn dễ bị lo lắng
Nếu bạn có cảm giác lo lắng, nguyên nhân có thể do uống quá nhiều cà phê.
Caffeine trong cà phê có tác dụng kích thích hệ thống thần kinh, giải phóng ra một loại hoocmon gây căng thẳng. Hoocmon này có thể tạo cảm giác lo lắng bồn chồn quá mức, rối loạn giấc ngủ - đặc biệt với những người bị chứng rối loạn hoảng sợ và lo lắng giao tiếp.
Để giảm tác dụng này của cà phê, bạn chỉ nên uống chừng 1-2 ly cà phê trung bình mỗi ngày hoặc dùng loại cà phê ít chất caffeine.
Nếu uống không đúng cách, cà phê sẽ có hại nhiều hơn có lợi. Ảnh minh họa
3. Mất ngủ quá lâu
Cà phê có thể dùng để tạm thời đối phó với một đêm cần thức nhiều. Nhưng về lâu về dài, cà phê sẽ không còn tác dụng nếu bạn chỉ ngủ được dưới năm tiếng chừng ba đêm.
Ngủ quá ít khiến hoạt động nhận thức bị trì trệ mà cà phê không thể giúp được. Nếu bị mất ngủ, bạn nên bỏ cà phê và ngủ trưa chừng 10 phút mỗi ngày.
4. Uống vào sáng sớm
Uống cà phê vào lúc 6 giờ sáng không giúp ích gì cho bạn. Lý do là trong vài giờ đầu tiên sau khi thức dậy, mức độ hoocmon gây căng thẳng cortisol ở mức cao nhất, đủ tạo năng lượng cho cơ thể bạn.
Nhiều chuyên gia cho rằng bạn nên uống cà phê vào khoảng 10-12 giờ trưa, khi mức cortisol bắt đầu giảm. Nếu uống cà phê quá sớm, bạn sẽ cần phải uống ly tiếp theo vài giờ sau đó, dẫn đến việc lạm dụng, phụ thuộc vào cà phê.
Với những người bị các tình trạng như cao huyết áp, tiểu đường, trào ngược dạ dày..., uống quá nhiều cà phê có thể làm tình trạng này nặng hơn.
Theo Lan Thảo
Pháp Luật TP.HCM
12 triệu chứng ung thư ở đàn ông không được bỏ qua Thường tự hào về cơ bắp hay thân hình vạm vỡ nên đôi khi đàn ông chủ quan với sức khỏe của chính mình. Trầm cảm đi kèm các cơn đau bụng đôi khi là dấu hiệu của ung thư tuyến tụy. ẢNH: SHUTTERSTOCK Nhiều người dù nhận thấy những dấu hiệu khác lạ của cơ thể nhưng vẫn không chịu đi khám...