Ho khi hoảng sợ: dấu hiệu trẻ bị suyễn
Ho dai dẳng là một trong những triệu chứng của bệnh hen suyễn ở trẻ em. Khác với ho thông thường, ho do hen suyễn có thể tự khỏi nhưng có thể nặng thêm trong các điều kiện nhất định như ho vào ban đêm, ho khi trẻ hoảng sợ hay bị cha mẹ mắng.
Cha mẹ nên thận trọng khi thấy con quấy khóc và ho, sau đó càng ho dữ hơn nếu bị la mắng. Tình trạng này có thể sẽ xấu đi và gây ra các cơn hen suyễn mà có dấu hiệu là có màu xanh tím quanh miệng, thậm chí dẫn đến nôn mửa.
“Tình trạng ho ở trẻ em do hen suyễn thường tồi tệ hơn khi bị la mắng. Nếu trẻ đã bị như vậy, không nên mắng mỏ trẻ”, tiến sĩ Emma Nurhema SpA, một bác sĩ nhi khoa của Bệnh viện Hữu nghị ở Jakarta cho biết.
Theo tiến sĩ Emma có 7 dấu hiệu để phát hiện trẻ ho do hen suyễn chứ không phải ho bình thường, đó là:
1. Nặng hơn vào ban đêm hoặc trước khi rạng sáng
2. Quấy nhiễu trong giấc ngủ
3. Đôi khi dẫn đến ói mửa
4. Có tiền sử dị ứng trong gia đình
5. Có các yếu tố tác động như bụi, thời tiết hoặc loại thực phẩm nhất định
6. Xảy ra sau khi di chuyển
7. Các triệu chứng có thể tự tốt lên mặc dù không điều trị.
Tình trạng ho ở trẻ em do hen suyễn thường tồi tệ hơn khi bị la mắng
Video đang HOT
Những triệu chứng trên chứng tỏ trẻ bị suyễn, nhưng cha mẹ không nên hoảng sợ. Hãy cho con kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm máu để xem mức dị ứng thế nào.
Theo tiến sĩ Emma, điều cấp thiết nhất là xác định các yếu tố kích thích. Nếu đã biết các yếu tố kích thích cơn suyễn của trẻ, cách tốt nhất để ngăn chặn cơn suyễn là tránh các yếu tố ấy và nếu cần thiết thì xin bác sĩ kê đơn thuốc.
Các triệu chứng của bệnh hen suyễn ở trẻ em cũng không hẳn sẽ diễn ra ở tuổi trưởng thành. Theo tiến sĩ Emma, 80% các triệu chứng hen suyễn ở trẻ em sẽ giảm dần khi bước vào tuổi thiếu niên và có thể dừng lại hoàn toàn mặc dù đôi khi có thể tái phát một lần nữa nếu có các yếu tố kích thích bệnh tái phát.
Theo BĐVN
Cây mã đề trị gan phổi nóng, chữa mụn nhọt
Cây mã đề, tên khoa học Plantago asiatica, họ mã đề (Plantaginaceae). Tên chữ Hán là xa tiền thảo, xa tiền thái. Hạt mã đề gọi là xa tiền tử.
Theo Đông y mã đề có vị ngọt, tính lạnh đi vào các kinh, can, thận và bàng quang. Tác dụng chữa đái dắt, ho lâu ngày, viêm khí quản, tả, lị, nhức mắt, đau mắt đỏ nước mắt chảy nhiều, lợi tiểu dùng ngoài đắp làm mụn nhọt chóng vỡ mủ, mau lên da non... Sau đây là một số công dụng của rau mả đề:
Chữa chứng nóng gan mật và người nổi mụn: Theo "Thực liệu kỳ phương" thì lấy một nắm mã đề tươi rửa sạch, nấu với một miếng gan lợn to bằng bàn tay -hai thứ thái nhỏ, cho mắm muối vừa ăn để dùng vào buổi cơm trưa dùng liên tục 6 - 7 ngày sẽ khỏi. Có thể lấy một ít rau mã đề tươi giã nát nhuyễn đắp vào nơi có mụn, lấy băng dính lại. Khi dùng thức ăn này cần kiêng các thuốc cay nóng, không uống rượu, cà phê.
Chữa chứng phổi nóng ho dai dẳng:
Theo "Dã thái trị bách bệnh dân gian liệu pháp" có ghi cách chữa này: Lấy khoảng 20g -50g (một nắm) rau mã đề tươi rửa sạch cho vào siêu (đổ nước nửa nồi sắc nhỏ lửa lấy 1 bát) sắc kỹ, chia làm 3 lần uống hết trong ngày -cách 3 giờ uống một lần nhớ uống nóng.
Chữa chảy máu cam: Hái một nắm lá rau mã đề tươi, rửa sạch, giã nát, tẩm thêm ít nước, vắt lấy nước cất uống. Người bệnh nằm yên trên giường gối cao đầu -còn bã mã đề đắp lên trán - nếu chảy máu nhiều cần lấy bông sạch nút mũi bên chảy - uống chừng vài ngày như vậy sẽ khỏi.
Cây mã đề có tác dụng giải nhiệt rất tốt
Chữa chứng bí tiểu tiện: Dùng 12g hạt mã đề sắc uống làm nhiều lần trong ngày - có thể sắc cùng một ít lá mã đề uống cũng tốt.
Chữa viêm phế quản: Mỗi ngày dùng 6 - 12g hạt mã đề hay dùng cả cây sắc uống nhiều lần trong ngày.
Chữa chốc lở ở trẻ nhỏ: Dùng một nắm rau mã đề tươi, rửa sạch thái nhỏ - nấu với 100g -150g giò sống, cho trẻ ăn liền trong nhiều ngày sẽ khỏi. Nếu trẻ nhỏ ăn canh này thường xuyên phòng được chốc lở.
Chữa chứng sốt xuất huyết: Mã đề tươi 50g - củ sắn dây 30g -nước 1 lít sắc còn lại một nửa chia 2 lần uống vào lúc đói trong ngày - uống như vậy 3 ngày các ngày sau mỗi ngày uống 1 lần.
Chữa tiểu tiện ra máu: Dùng rau mã đề một nắm to rửa sạch giã nát vắt lấy nước cốt uống vào lúc đói bụng - có thể thêm cỏ mực hai thứ bằng nhau cũng làm như trên và uống lúc đói sẽ có hiệu quả sau vài ngày.
Chữa chứng tiểu ra máu, cơ thể nhiệt ở người già: Dùng hạt mã đề (một vốc) giã nát bọc vào khăn vải sạch đổ 2 bát nước, sắc còn một bát, bỏ bã, đổ vào nước ấy 3 vốc hột kê và nấu thành cháo ăn khi đói - ăn nhiều mắt sáng làm người mát.
Chữa trẻ bị sởi gây tiêu chảy: Dùng hạt mã đề, sao qua, sắc uống - nếu bí tiểu tiện thì thêm mộc thông - có thể dùng hạt mã đề với rau dừa nước lượng như nhau, sắc uống nếu như không có mộc thông.
Chữa chứng ngứa đau ở bộ phận sinh dục: Lấy một nắm to hạt mã đề nấu lấy nước ngâm rửa thường xuyên sẽ khỏi (theo Nam Dược Thần hiệu)...
Ngoài ra, canh mã đề nấu với tôm, thịt ăn rất ngon và có tác dụng giải nhiệt, tiểu tiện dễ dàng. Chú ý, khi ăn uống vị mã đề cần kiêng kị những chất kích thích đưa vào cơ thể gây nóng như rượu, cà phê, gia vị...
(Theo Nông nghiệp Việt Nam)
7 thủ phạm gây ho Bạn bị ho dai dẳng trong nhiều tuần lễ, làm thế nào để nhận ra đó có phải là chứng cảm khó trị hay là một bệnh gì đó nghiêm trọng hơn? Một cơn ho mạn tính, được định nghĩa là cơn ho kéo dài hơn 8 tuần, không phải hiếm gặp. Chỉ có bác sĩ mới cho biết câu trả lời chính...