Ho kéo dài vì chiếc kèn bị bỏ quên trong phổi 7 năm
Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) vừa nội soi đường thở lấy ra chiếc kèn dài 1,2 cm, giúp trẻ 15 tuổi thoát cảnh ho kéo dài 7 năm.
Ngày 27-12, Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1 (TP.HCM) thông tin phòng khám khoa Tai mũi họng của BV vừa nội soi đường thở lấy ra dị vật dài 1,2 cm cho bệnh nhi (15 tuổi, ngụ tỉnh Phú Yên).
Bệnh nhi đến khám vì lý do ho kéo dài, chữa trị nhiều nơi không khỏi.
Gia đình cho biết cách đây 7 năm, trong lúc bệnh nhi đang thổi chiếc kèn đồ chơi thì bạn vỗ vào lưng khiến bệnh nhi bị sặc do nuốt kèn, song không khó thở, tím tái. Người nhà có nghe trẻ thở ra tiếng kèn, đưa đến khám tại BV địa phương.
BS chụp X-quang kiểm tra, cho rằng dị vật sẽ theo đường ăn ra ngoài nên không can thiệp gì.
Suốt 7 năm nay, trẻ vẫn thở bình thường, không khó thở hoặc viêm phổi, lâu lâu bị ho và mua thuốc về uống tự hết, không ho kéo dài.
Cách đây hơn một tháng, trẻ bỗng nhiên ho kéo dài nhiều hơn. Người nhà đưa đến khám tại BV ở TP.HCM, BS nghi lao phổi nên chuyển sang BV khác điều trị lao. Tại đây, bệnh nhi được điều trị phác đồ lao phổi, tái khám 10 ngày/ lần.
Đợt tái khám thứ ba, tình trạng vẫn không cải thiện, trẻ vẫn ho nhiều. Chụp X-quang phổi không giảm, CT-scan phổi nghi là dị vật nên cho thuốc về uống, tái khám sau 10 ngày.
Sau bốn lần tái khám nhưng tình trạng không cải thiện, trẻ được đưa về quê khám tại BV Lao và bệnh phổi Bình Định. Chụp CT-scan phổi lại nghi dị vật đường thở nên người nhà xin chuyển lên BV Nhi Đồng 1, TP.HCM nội soi đường thở.
Dị vật là chiếc kèn bằng nhựa cứng dài 1,2 cm nằm trong phổi 7 năm khiến trẻ ho kéo dài. Ảnh: BVCC
TS-BS Phú Quốc Việt, Phó Trưởng khoa Tai mũi họng (BV Nhi đồng 1), nhận định đây là ca dị vật khó và hi hữu vì dị vật nằm trong phổi quá lâu, sâu ở phế quản hạ phân thùy phổi bên phải.
Khi nội soi vào đường thở để xác định vị trí của dị vật, phẫu thuật viên gặp khó khăn trong tiếp cận dị vật do dụng cụ nội soi không đủ độ dài để xuống sâu. Đồng thời mô hạt mọc rất nhiều tạo thành một khối che dị vật.
Video đang HOT
Ngoài ra, khi đưa nội soi vào, máu chảy nhiều vào lòng đường thở gây khó khăn cho việc quan sát của phẫu thuật viên cũng như ê kíp gây mê. Ê kíp phẫu thuật trải qua hơn 90 phút, vừa cầm máu, vừa ổn định gây mê, đảm bảo đường thở cho bệnh nhi rất nhiều lần để tiếp tục tìm cách tiếp cận dị vật qua nội soi.
Sau nhiều nỗ lực soi, ê kíp phẫu thuật đã thấy được dị vật, nhưng vị trí dị vật là một thử thách cho phẫu thuật viên. Các BS sử dụng kỹ thuật 4 hands, tức hai bác sĩ sẽ phụ nhau cùng soi và gắp một lúc.
Sau lần đầu thất bại, các BS đã thành công trong lần thứ hai, lấy được dị vật là chiếc kèn bằng nhựa cứng dài 1,2 cm ra khỏi đường thở bệnh nhi.
Đến nay bệnh nhi đã có thể ăn uống, sinh hoạt bình thường.
Trẻ ho lâu ngày có ảnh hưởng gì không?
Biểu hiện ho ở trẻ là vấn đề thường gặp, khi trẻ bị ho kéo dài mãi không khỏi sẽ khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng.
Vậy, ho lâu ngày có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ không, các bệnh nào khiến cho tình trạng ho kéo dài lâu ngày?
Ho là một phản xạ có lợi cho cơ thể để tống xuất đờm nhớt, vi trùng ra bên ngoài, giúp đường thở được thông thoáng, bảo vệ đường hô hấp khi khí quản bị kích thích hay viêm. Tuy nhiên, nếu ho kéo dài ở trẻ xảy ra trong nhiều ngày thì đây có thể là triệu chứng cảnh báo của nhiều bệnh lý ở đường hô hấp.
Ho kéo dài là khi trẻ ho liên tục trên 4 tuần. Đa số các trường hợp ho kéo dài gặp ở trẻ nhỏ (2 - 3 tuổi). Khoảng 5 - 10% học sinh cấp 1 (6 - 11 tuổi) có tình trạng ho kéo dài.
Nguyên nhân làm trẻ ho kéo dài mãi không khỏi
Ho kéo dài có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, không chỉ do phổi mà còn có thể do những bệnh ngoài phổi như viêm mũi xoang, viêm tai, trào ngược dạ dày - thực quản, bệnh tim mạch, ho do thuốc, thậm chí do tâm lý... Trong đó cần đặc biệt lưu ý đến lao và hen suyễn.
Nguyên nhân gây ho kéo dài cũng thay đổi theo tuổi. Các nghiên cứu cho thấy ở trẻ nhũ nhi nếu ho kéo dài thường là do nhiễm trùng (virus hô hấp, ho gà, nhiễm vi khuẩn không điển hình, lao...), hen phế quản, dị tật đường hô hấp, bệnh tim bẩm sinh, trào ngược dạ dày - thực quản.
Đối với trẻ lớn hơn thì tình trạng ho kéo dài mãi không khỏi cũng do nguyên nhân khác nhau như: Hen phế quản, trào ngược dạ dày - thực quản, tăng mẫn cảm phế quản sau nhiễm virus đường hô hấp, dị vật đường thở bỏ quên...
Ở trẻ lớn thì tình trạng ho kéo dài mãi không khỏi có thể do các nguyên nhân thường thấy như: Giãn phế quản, ho do tâm lý, do bệnh lao...
Ho kéo dài là khi trẻ ho liên tục trên 4 tuần. Ảnh minh họa.
Ảnh hưởng của ho kéo dài mãi không khỏi
Trẻ ho lâu ngày không khỏi có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, trong đó thường gặp nhất là ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ: Làm trẻ ngủ không yên, thức giấc về đêm, stress, cảm thấy lo lắng, học tập giảm sút. Mặt khác, ho cũng có thể do nguyên nhân của một số bệnh lý nguy hiểm hay gặp ở trẻ như: Ho gà, viêm phế quản, viêm phổi... đây là nguyên nhân khiến trẻ ho mãi không khỏi.
Trên thực tế, ho xuất hiện trong nhiều bệnh viêm đường hô hấp, trong đó có các bệnh viêm đường hô hấp trên như: Viêm họng, viêm mũi, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm khí quản...
Các bệnh viêm đường hô hấp dướicũng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các cơn ho có đờm và kéo dài. Đặc biệt là trong viêm phế quản mạn, bệnh gây ra các cơn ho kéo dài, tái phát nhiều lần.
Điều đáng nói các bệnh lý viêm đường hô hấp ở trẻ thường có diễn biến nhanh, tác động xấu đến hệ hô hấp của trẻ, nếu không được điều trị sớm, rất dễ dẫn đến viêm đường hô hấp dưới.
Việc nhận biết các biểu hiện viêm đường hô hấp của trẻ khi "mới chớm" là điều cực kì quan trọng: Vì điều này sẽ giúp trẻ sớm "cắt giảm" cơn ho, điều trị dứt điểm nguyên nhân gây ho, khò khè, hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh.
Do đó, cần lưu ý khi trẻ có tình trạng ho kéo dài thì nên được đưa đi khám và xét nghiệm đầy đủ để xác định nguyên nhân. Tuy nhiên, trong một số trường hợp trẻ có các dấu hiệu cảnh báo - cần phải đưa trẻ đi khám ngay:
- Khó thở.
- Ho ra máu.
- Ho khởi phát đột ngột sau khi trẻ ăn hay chơi (gợi ý dị vật đường thở).
- Ho kèm sốt cao.
- Ho khạc đờm đặc, màu xanh - vàng, có mùi hôi.
Những trẻ có một số triệu chứng gợi ý các nguyên nhân đặc biệt khác cũng cần đi khám càng sớm càng tốt:
- Ho có đờm kéo dài.
- Thở khò khè (gợi ý hen suyễn).
- Ho kèm sụt cân, đổ mồ hôi về chiều (gợi ý lao).
- Khó ăn/bú - khó nuốt...
Cách chăm sóc khi trẻ bị ho
Điều quan trọng đối với ho kéo dài là phải tìm được nguyên nhân và điều trị thích hợp, chứ không nên lạm dụng các thuốc ức chế ho.
Chỉ cho trẻ dùng thuốc ho khi trẻ ho quá nhiều, làm trẻ khó chịu hay gây ra hậu quả xấu như: Trẻ đau ngực, đau họng, mất ngủ, nôn ói...
Có thể cho trẻ sử dụng một số bài thuốc trị ho bằng thảo dược an toàn: Quất, hoa hồng bạch, mật ong, gừng, nước trà ấm - loãng...
Cha mẹ không nên tự ý mua thuốc ho điều trị cho trẻ. Chỉ nên dùng thuốc ho phù hợp với lứa tuổi và phù hợp với tính chất ho của trẻ và phải theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không nên dùng các loại thuốc ho dành cho người lớn để chia nhỏ cho trẻ uống, vì có thể có tác dụng phụ và độc tính. Vì một số loại thuốc ho mạnh, hiệu quả dùng cho người lớn có thể làm trẻ nhỏ bị ngộ độc, thậm chí tử vong.
Trong quá trình điều trị bệnh cho trẻ, các bậc phụ huynh luôn phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, tránh kiêng cữ quá khiến trẻ bị thiếu chất. Giúp trẻ vệ sinh mũi, họng thường xuyên bằng các dung dịch y tế hay nước muối sinh lý, điều này cũng sẽ giảm bớt sự khó chịu của bệnh gây ra.
Theo dõi tình hình bệnh của trẻ và báo cho bác sĩ, không được bỏ lỡ bất kỳ buổi hẹn tái khám nào với bác sĩ.
Chiếc kèn trong phổi bé trai 7 năm, nhiều bệnh viện không phát hiện Bé trai ngậm chiếc kèn thổi và bị rơi vào đường thở 7 năm qua, đi nhiều bệnh viện nhưng không được phát hiện. Ngày 26.12, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận bé trai 15 tuổi (ngụ Phú Yên), lấy ra dị vật là chiếc kèn đã ở trong phổi 7 năm. Gia đình cho biết, 7...