Hồ Đạ Tẻh – Vẻ đẹp lặng lẽ giữa miền hoang sơ
Con đường trải nhựa láng mượt từ thị trấn Đạ Tẻh vào xã Mỹ Đức là hình ảnh màu xanh cây trái, đồng ruộng, hai bên đường ngập tràn màu vàng của hoa cỏ lạc, hoa hoàng yến.
Nằm cách trung tâm huyện 10 km, hồ Đạ Tẻh hiện ra trong màu xanh bao trùm của rừng nhiệt đới nguyên sinh và dãy núi Con Ó hùng vĩ trập trùng.
Hồ Đạ Tẻh – Ẩn chứa vẻ đẹp giữa hoang sơ
Đúng ngày nắng đẹp, mặt hồ xanh biếc mênh mông, thi thoảng vài con sóng lăn tăn gợn lên khi làn gió nhẹ thổi qua. Vài chiếc thuyền nan neo nghỉ gợi vẻ thanh bình. Buổi bình minh, sương còn phủ kín mặt hồ, lãng đãng trong mờ tỏ là bóng cây bóng núi xa thăm thẳm, bầu trời xanh ngắt in xuống đáy nước phẳng lặng như gương, những tia nắng đầu ngày lấp lóa. Chiếc thuyền đưa du khách len lỏi qua những quả đồi giống những chiếc nấm xanh nổi bồng bềnh trên mặt nước, cỏ cây và chim muông đua hót. Đập tràn điều tiết nguồn nước tạo nên con thác như chiếc màn mỏng manh đổ xuống dội vào lòng đá thành dòng chảy tuyệt đẹp, khiến người ta muốn ngồi mãi đây chẳng muốn về. Ngược về thượng nguồn phía Đông Bắc, thuyền đi qua những vách núi, hai bên bờ rừng cây cổ thụ um tùm, dây leo chằng chịt của rừng mưa nhiệt đới đưa ta lạc vào chốn thiên nhiên hoang dã như chưa từng có dấu chân người. Lặng ngắm mặt hồ tĩnh lặng, cảnh sắc tươi đẹp, thi thoảng có chú khỉ lò dò trên bờ, trong lùm cây đưa ánh mắt lạ lẫm đến thú vị. Hoàng hôn buông xuống, những tia nắng yếu ớt lan trên trập trùng núi đồi phía xa, tràn xuống thung lũng và trải dài trên mặt hồ, bóng chiều chạng vạng đổ dài. Trên bờ đập, nhiều người hóng mát ngắm ánh hoàng hôn dát vàng trên mặt hồ, cảm nhận cuộc sống thanh bình.
Đập tràn hồ Đạ Tẻh
Buôn Con Ó của người Mạ nằm ngay bên hồ có dòng kênh dẫn nước chạy dọc buôn, thi thoảng một chiếc cầu thân gỗ bắc qua. Hồ nước đã xua đi nắng cháy, mang đến màu xanh của cao su, hoa trái, đời sống của đồng bào mỗi ngày thêm ấm no, bản sắc văn hóa được gìn giữ – ông K’Túc, Trưởng thôn nói. Đêm xuống, trong âm vang dàn chiêng 6 của Câu lạc bộ cồng chiêng, bên rượu cần nghe già làng kể chuyện về nữ thần tình yêu với buôn làng và nguồn nước. Con người vốn thích thổi hồn vào sông, vào núi mà thành huyền thoại. Già làng người Mạ buôn Con Ó kể rằng: Thuở ấy lâu lắm rồi, bên dòng sông Đồng Nai, bên những con suối cạn hợp thành hồ Đạ Tẻh bây giờ, buôn trên làng dưới của người Mạ sống bình yên, con người – muông thú chung sống hòa bình, không có người hận thù nhau. Bỗng một ngày thần Chà (vị thần ác của người Mạ) nổi cơn giận dữ làm cho nước sông Đồng Nai dậy sóng làm cho những con suối cạn nơi đây đầy nước, sóng dữ dâng cao, gầm gào. Nước ngập dần từ bụng đến lút đầu người và dâng cao mãi nhấn chìm tất cả, nhà cửa bị sóng đánh sập, cuốn trôi cả thú vật trên rừng và con người trong buôn. Trong cơn sóng giữ, chàng trai trẻ dũng mãnh nhất buôn Mạ cũng đang chới với giữa dòng nước. Muông thú và dân làng tìm cách cứu chàng nhưng không cứu được. Tiếng thét thất thanh của chàng chạm đến cửa trời khiến nàng Ka Yiêng – con gái của Yàng giật nảy mình. Từ trên trời nhìn xuống, Ka Yiêng thấy người yêu của mình đang vật lộn giữa dòng nước xiết, cả buôn làng của người Mạ cũng đang gặp nạn. Không chần chừ, nàng xin phép cha cho xuống trần gian cứu người yêu và dân làng. Người cha tối cao đồng ý với một điều kiện “Khi trở về trời, con vĩnh viễn không bao giờ được trở lại trần gian để gặp người yêu nữa”. Vì mạng sống của dân làng Mạ, Ka Yiêng chấp nhận.
Cánh đồng Đạ Tẻh được tưới tắm bởi dòng nước hồ mà xanh tươi, trù phú
Cầm lưỡi gươm thiêng từ cha, Ka Yiêng lập tức xuống trần, vung lưỡi gươm đến đâu sóng yên, gió lặng đến đó. Vị thần Chà đành rút lui. Người yêu của nàng và dân làng người Mạ được cứu thoát. Từ tan hoang, gãy, đổ, bằng sức mạnh lưỡi gươm thiêng nàng giúp người Mạ dựng lại buôn làng, khơi nên những con suối, dòng sông quanh năm ăm ắp nước tưới tắm cho nương rẫy của người Mạ. Dấu tích của nó là những con suối nhỏ sau này được chặn dòng bằng con đập dài kỳ vĩ nối 2 sườn núi mà dâng lên thành hồ Đạ Tẻh. Xong việc, Ka Yiêng trao lại lưỡi gươm cho người yêu và trở về trời, nén đau, quên đi tình riêng, vĩnh viễn không trở lại trần gian. Lưỡi gươm đó được người Mạ nâng niu, gìn giữ trong khu rừng thiêng không có dấu chân người. Tưởng nhớ nàng, hàng năm người Mạ buôn Con Ó vẫn chọn ngày trời yên nắng đẹp để ra những con suối làm lễ cúng Yàng cho dòng nước chan hòa, mùa màng tốt tươi.
Hồ Đạ Tẻh – Ẩn chứa vẻ đẹp giữa hoang sơ
Huyền thoại ấy đã được viết tiếp và được nhân lên bằng sức mạnh của con người khi vào năm 1990, hồ Đạ Tẻh được khởi công xây dựng. Buôn Con Ó của người Mạ nằm trong lòng hồ được di dời đến mảnh đất cao hơn ngay bên cạnh hồ. Con đập lớn nối 2 sườn núi đã ngăn dòng để những con nước không còn chảy miệt mài vô nghĩa mà tụ lại hợp lưu dâng lên thành hồ. Vào thời điểm đó, hồ Đạ Tẻh là công trình thủy lợi “3 nhất” của tỉnh Lâm Đồng: vốn đầu tư lớn nhất, công trình thủy lợi hoàn chỉnh nhất, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Năm 1997, hồ Đạ Tẻh hoàn thành trở thành công trình thủy lợi lớn nhất tỉnh Lâm Đồng. Mặt hồ có diện tích rộng hơn 100 ha trải dài đến gần 10 km, nơi rộng nhất 400 m, chứa 24 triệu mét khối nước, được bao phủ bởi núi rừng nguyên sinh. Hồ đã mang nguồn nước phục vụ tưới tiêu cho hơn 2.300 ha đất nông nghiệp làm nên những cánh đồng xanh tươi, trù phú ở các xã Mỹ Đức, Quốc Oai, Triệu Hải, Quảng Trị và thị trấn Đạ Tẻh, từng ngày làm cho vùng quê mới trở thành miền quê đáng sống, đưa huyện Đạ Tẻh trở thành huyện nông thôn mới năm 2020 là một trong 3 huyện đầu tiên của Lâm Đồng “về đích” nông thôn mới.
Trong tiếng đồng bào Mạ (chủ nhân của vùng đất này), Đạ Tẻh có nghĩa là dòng nước nóng (Đạ: nước, Tẻh: nóng). Có lẽ, một vùng lòng chảo bị bao bọc, che chắn bởi núi đồi nên khí hậu ở đây nắng nóng, khô cháy, những dòng nước chảy qua đây cũng trở nên nóng hơn những nơi khác; vì thế mà cả vùng đất nắng bụi mưa bùn có tên là Đạ Tẻh. Không còn cái nóng khắc nghiệt nữa, dòng nước mát lành từ rừng nguyên sinh làm cho nước hồ ăm ắp quanh năm, vừa tưới tiêu cho mùa màng, vừa cung cấp nước sinh hoạt cho Nhân dân trong huyện, hồ Đạ Tẻh còn góp phần cải tạo, làm thay đổi hệ sinh thái và cảnh quan môi trường tự nhiên, điều hòa môi sinh, tỏa luồng hơi nước mát lành làm cho khí hậu dịu đi, giảm độ nóng cho cả một vùng lòng chảo. Năm 2004, hồ được công nhận là Di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia.
Điện Hòn Chén Huế - di tích nằm lặng lẽ bên dòng Hương Giang với nhiều lễ hội độc đáo
Điện Hòn Chén Huế là một di tích lịch sử nằm bên dòng sông Hương có kiến trúc cổ kính, là nơi diễn ra nhiều lễ hội quan trọng hàng năm.
Video đang HOT
Về xứ Huế cố đô, nhớ đi thăm điện Hòn Chén
Cố đô Huế xinh đẹp và mộng mơ có rất nhiều địa điểm du lịch thu hút du khách. Đó là hệ thống kinh thành, lăng tẩm, thắng cảnh mà tạo hóa và lịch sử để lại. Đến Huế, bạn không lo hết chỗ đi chơi vì từ nội ô đến ngoại ô đều có rất nhiều địa điểm ấn tượng.
Xứ Huế mộng mơ hấp dẫn du khách bởi nhiều điểm đến đẹp. Ảnh:misoa
Bên cạnh những địa danh đã quá nổi tiếng, ở Huế còn có Điện Hòn Chén - một di tích lịch sử gắn liền với nhiều giai thoại bí ẩn. Ngày nay, nơi này trở thành địa điểm tổ chức những lễ hội tâm linh, là điểm đến được du khách gần xa thường xuyên viếng thăm khi du lịch cố đô Huế.
Điện Hòn Chén thuộc quần thể di sản cố đô Huế. Ảnh:minhtong.ig
Điện Hòn Chén tọa lạc tại làng Hải Cát, Thị xã Hương Trà, nằm tĩnh lặng bên dòng sông Hương. Điểm đến này thuộc quần thể di tích cố đô Huế. Du khách thường ghé đây để cầu bình an, tài lộc và thưởng lãm khung cảnh bình yên, trữ tình của điện.
Điện Hòn Chén nằm lặng lẽ bên dòng sông Hương. Ảnh:binsammon
Đặc biệt, Điện Hòn Chén Huế còn là nơi diễn ra nhiều lễ hội với sự kết hợp giữa nghi thức cung đình và tín ngưỡng dân gian. Nét đẹp của văn hóa tâm linh và lễ hội hòa quyện cùng nhau, tạo nên một điểm nhấn về văn hóa cho du lịch Huế.
Từ trung tâm thành phố Huế đến đây khoảng 8 km. Ảnh:il_cavaliere_errante
Từ trung tâm thành phố, du khách đến đây chỉ khoảng 8 km. Bạn chỉ cần đi về phía Tây Nam sẽ thấy một ngôi đền nằm ẩn mình giữa núi rừng ở đỉnh Ngọc Trản. Trước mặt điện Hòn Chén là dòng sông Hương êm đềm lửng lờ trôi, vẽ nên một khung cảnh trầm tư, tĩnh mịch.
Sự tích của Điện Hòn Chén
Theo lịch sử ghi chép lại, Điện Hòn Chén Huế được xây dựng từ thời vua Gia Long. Vào năm 1832, công trình này được tu sửa và đổi tên thành Huệ Nam. Tên gọi này có ý nghĩa là "mang lại ân huệ cho người nước Nam".
Nơi đây có lịch sử lâu đời, được xây dựng từ thế kỷ 19. Ảnh:chuon_chuon_gio
Quần thể điện gồm 10 công trình kiến trúc khác nhau, được bố trí hợp lý ở núi Ngọc Trản. Trong đó, điện Minh Kính Đài là điện lớn nhất, là nơi thờ nữ thần Po Nagar (Nữ Thần Mẹ xứ sở) của người Chăm.
Ngày nay, khi khám phá điện, du khách sẽ được tìm hiểu về lịch sử hình thành và những giai thoại gắn liền với Điện Hòn Chén. Một trong số đó là giai thoại huyền bí liên quan đến vua Minh Mạng. Tương truyền, một lần dạo sông Hương, nhà vua làm rơi chiếc chén ngọc xuống lòng sông và được một con rùa ngậm chén ngọc ngoi lên trả lại.
Điện Hòn Chén diễn ra nhiều nghi thức lễ hội quan trọng. Ảnh:Thanh Niên
Ngoài giai thoại này, một vài câu chuyện huyền bí khác liên quan đến vua Thiệu Trị hay nữ thần Po Nagar cũng được truyền lại. Vì thế, khi đến thăm công trình này, du khách sẽ được tìm hiểu sâu hơn về những điều bí ẩn liên quan đến điện.
Vẻ đẹp cổ kính của Điện Hòn Chén bên dòng sông Hương
Ngày nay, Điện Hòn Chén là điểm đến đẹp ở Huế thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách gần xa. Ngoài sự bí ẩn của các giai thoại và lễ hội thì vẻ đẹp kiến trúc của công trình này cũng là điều mà du khách yêu thích khi đến đây.
Công trình mang vẻ đẹp cổ kính, được xây dựng theo phong cách kiến trúc mỹ thuật độc đáo. Ảnh:Nguyễn Phúc Bảo Minh
Công trình này sở hữu lối kiến trúc độc đáo, toát lên nghệ thuật trang trí mỹ thuật đặc trưng của thế kỷ XIX. Với 10 công trình riêng biệt, mỗi công trình toát lên một dấu ấn riêng, được thiết kế và chăm chút cẩn thận.
Quần thể Điện Hòn Chén gồm 10 công trình lớn nhỏ. Ảnh:agirlwhotravels
Đến đây, du khách nhất định phải đi thăm Minh Kính Đài nằm ở vị trí chính giữa. Bên trái điện có Bàn Thơ Quan, Am, Dinh Ngũ Hành Và Ông Hổ. Bên phải là Nhà Quan Cư, Chùa Thánh Và Trinh Cát Viện. Minh Kính Đài cũng nơi tổ chức các hoạt động hành hương, tế lễ diễn ra vào tháng 3, tháng 7 âm lịch hàng năm.
Vẻ đẹp nhuốm màu thời gian của công trình Điện Hòn Chén Huế. Ảnh: Wikipedia
Điện Minh Kính Đài được xây dựng 3 cung theo thứ tự từ cao đến thấp, cụ thể có Đệ Nhất, Đệ Nhị và Đệ Tam cung. Lần lượt từng khu sẽ là nơi thờ, để đồ cúng bái và dâng hương. Kiến trúc của Minh Kính Đài được thực hiện theo với phong cách nghệ thuật khảm sành sứ, tạo nên sự khác biệt so với các công trình còn lại.
Kinh nghiệm tham gia lễ hội ở điện Hòn Chén
Theo kinh nghiệm khám phá Huế mộng mơ mà nhiều du khách chia sẻ lại, bạn nên đến đây vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch. Đây là thời điểm mà Điện Hòn Chén diễn ra nhiều nghi thức lễ hội quan trọng, thu hút đông đảo du khách ghé thăm.
Lễ hội Hòn Chén gồm 2 phần chính là lễ nghinh thần (rước các vị thần về đền) và lễ chánh tế.
Từ Điện Hòn Chén, bạn có thể ngắm cảnh đẹp dòng sông Hương. Ảnh: frozenery
Trong đó, lễ nghinh thần tổ chức trên sông Hương, sử dụng thuyền rồng kết đôi để rước nữ thần Thiên Y A Na từ Điện Hòn Chén về đình làng Hải Cát. Dẫn đầu là thuyền rồng là long kiệu đặt vật phẩm vua ban cho Thánh Mẫu. Lệ nghinh thần được nghinh bởi các trinh nữ hòa cũng tiếng hát ngân nga của cô đồng, hát văn, phường bát.
Điện Hòn Chén là nơi tổ chức nhiều nghi thức lễ hội tín ngưỡng dân gian. Ảnh:Nguyễn Phúc Bảo Minh
Khi đón Thánh Mẫu và các vị thần về điện sẽ diễn ra lễ chánh tế. Nghi lễ này cũng được tổ chức với nhiều hoạt động như: nghinh Thánh Mẫu, phóng sanh, thả đèn hoa đăng, tế làng Cát Hải,... Mỗi nghi lễ đều được xây dựng dựa trên hình thức tín ngưỡng văn hóa dân gian vô cùng độc đáo, thú vị.
Những nghi lễ được tổ chức long trọng, khang trang. Ảnh:Nguyễn Phúc Bảo Minh
Du khách tham gia lễ hội ở Điện Hòn Chén Huế vừa được mở mang thêm về kiến thức văn hóa tâm linh, vừa được hòa mình vào không khí nhộn nhịp sôi động. Đây là một trải nghiệm quý giá mà bạn không nên bỏ lỡ khi có dịp du lịch xứ Huế mộng mơ.
Du lịch Huế, bạn nhớ khám phá Điện Hòn Chén. Ảnh:huegrit
Huế bao giờ cũng dịu dàng, mơ mộng và đầy sức hút với rất nhiều địa điểm du lịch đẹp thuộc quần thể di sản cố đô. Một trong số đó là Điện Hòn Chén với nét kiến trúc cổ kính nằm bình yên bên dòng sông Hương. Có dịp đi Huế, bạn hãy đến thăm điện để cảm nhận một vẻ đẹp trầm tư của một di tích gắn liền với nhiều giai thoại huyền bí.
Hành trình một tháng của gia đình đạp xe sống du mục Gia đình anh Tuấn dựng lán trong rừng để tránh mùa mưa và không cảm thấy bất tiện bởi với họ, đó chỉ là thử thách, không phải khó khăn. Hơn một tháng kể từ ngày bắt đầu chuyến đi "vô gia cư" bằng xe đạp từ Bà Rịa - Vũng Tàu, 4 người trong gia đình anh Phạm Quốc Tuấn (36 tuổi),...