Hộ chiếu vaccine Mỹ vướng trở ngại
Khi số người Mỹ tiêm vaccine ngày càng tăng, cuộc tranh luận về việc có nên triển khai giấy chứng nhận tiêm chủng cũng trở nên gay gắt hơn.
Hiện tại, người Mỹ được cấp phiếu chứng nhận tiêm vaccine Covid-19 bằng giấy, nhưng chúng có thể dễ dàng bị làm giả. Trên mạng xã hội Mỹ, nhiều kẻ lừa đảo rao bán tràn lan giấy chứng nhận tiêm chủng giả mạo hoặc dựa trên thông tin bị đánh cắp.
Dù chính phủ Mỹ cho biết sẽ không bắt buộc áp dụng hộ chiếu vaccine, ngày càng nhiều doanh nghiệp, từ các hãng du thuyền đến địa điểm thể thao, đều nói rằng họ sẽ yêu cầu khách hàng chứng minh tình trạng tiêm chủng. Hàng trăm sáng kiến về chứng nhận y tế đang chạy đua để ra mắt ứng dụng cung cấp hồ sơ điện tử về tiêm chủng hoặc kết quả xét nghiệm âm tính với virus.
Điều này đang làm dấy lên nhiều quan ngại về công bằng và quyền riêng tư tại Mỹ. Một số bang như Florida và Texas thậm chí cấm các doanh nghiệp yêu cầu xuất trình giấy chứng nhận tiêm chủng. Tuy nhiên, các nhà phát triển ứng dụng khẳng định hộ chiếu vaccine là an toàn và giúp thúc đẩy quá trình mở cửa xã hội, cũng như phục hồi du lịch.
Nhiều chính quyền, công ty công nghệ, hãng hàng không và doanh nghiệp khác đang thử nghiệm nhiều phiên bản chứng nhận y tế kỹ thuật số khác nhau và cố gắng đưa ra các tiêu chuẩn chung để tạo ra sự tương thích giữa các hệ thống, cũng như đảm bảo hồ sơ y tế được kiểm soát và an toàn.
Tuy nhiên, quá trình phát triển hộ chiếu vaccine kỹ thuật số đi kèm nhiều thách thức lớn về mặt kỹ thuật, đặc biệt do số lượng lớn sáng kiến ứng dụng đang được triển khai. Để các chứng nhận tiêm chủng này trở nên hữu ích, các nước trên thế giới và các hãng hàng không, doanh nghiệp phải đồng thuận về tiêu chuẩn cũng như tạo cơ sở hạ tầng sử dụng tương thích.
Tại Mỹ, một thách thức lớn khác là làm thế nào để yêu cầu các bang chia sẻ dữ liệu tiêm chủng với các nền tảng chứng nhận y tế khác nhau, trong khi vẫn đảm bảo quyền riêng tư của công dân.
Ứng dụng hộ chiếu vaccine được giới thiệu ở Las Vegas, Nevada. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
Tháng 3 năm nay, New York trở thành bang đầu tiên ở Mỹ triển khai chứng nhận y tế kỹ thuật số gọi là Excelsior Pass, giúp xác minh kết quả xét nghiệm và chứng minh người dùng ứng dụng đã được tiêm chủng đầy đủ.
Ứng dụng và trang web, hiện có hơn một triệu lượt tải về, được cung cấp miễn phí và theo hình thức tự nguyện đối với tất cả cư dân New York. Nó tạo mã QR để xác minh dữ liệu y tế của người sử dụng, được hàng nghìn người New York sử dụng để vào sân vận động Yankee, nhà thi đấu nổi tiếng Madison Square Garden và các địa điểm công cộng khác.
Hầu hết doanh nghiệp ở New York đã yêu cầu mọi người xuất trình giấy tờ cá nhân kèm ứng dụng Excelsior Pass để ngăn chặn các trường hợp gian lận.
Không riêng New York, nhiều nơi trên thế giới cũng bắt đầu áp dụng hộ chiếu vaccine. Tại Israel, nơi hơn một nửa dân số đã tiêm chủng đầy đủ, người dân phải xuất trình “Thẻ Xanh” điện tử để có thể vào các địa điểm như phòng gym, buổi hòa nhạc, nơi tổ chức lễ cưới hoặc sử dụng dịch vụ ăn uống trong nhà.
Liên minh châu Âu (EU) cũng xác nhận triển khai giấy chứng nhận tiêm chủng điện tử từ ngày 1/7, nhưng mỗi quốc gia thành viên vẫn có thể thiết lập các quy tắc riêng về đi lại. Tuy nhiên, ngay từ 1/6, một số quốc gia châu Âu khác đã bắt đầu sử dụng hộ chiếu vaccine gồm Bulgaria, Cộng hòa Czech, Đan Mạch, Đức, Hy Lạp, Croatia và Ba Lan. Anh cũng đang thử nghiệm hệ thống chứng nhận Covid-19 nhằm giúp các doanh nghiệp mở cửa trở lại một cách an toàn.
Một số hãng hàng không gồm Lufthansa, Virgin Atlantic và Jet Blue đã sử dụng ứng dụng y tế điện tử Common Pass để xác minh kết quả xét nghiệm Covid-19 của hành khách trước khi lên máy bay. Trong khi đó, ứng dụng Health Pass của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) đang được hơn 20 hãng hàng không sử dụng và cho phép hành khách đăng tải thông tin sức khỏe cần thiết để du lịch quốc tế.
Chính quyền Tổng thống Joe Biden tuyên bố sẽ không bắt buộc áp dụng đối với tất cả các bang. Mỗi bang nắm quyền điều hành về y tế công cộng và có quyền ra các quy định riêng liên quan tới vaccine.
“Chúng tôi mong đợi hộ chiếu vaccine, hay bất cứ tên gọi nào khác mà bạn muốn, được thúc đẩy bởi khu vực tư nhân. Sẽ không có cơ sở dữ liệu tiêm chủng liên bang chung hay yêu cầu bắt buộc tất cả mọi người phải có chứng nhận tiêm chủng”, Jen Psaki, thư ký báo chí Nhà Trắng, nói hồi tháng 3.
Đến tháng 4, Thống đốc Texas Greg Abbott ban hành sắc lệnh cấm các cơ quan chính quyền, doanh nghiệp tư nhân và tổ chức nhận tài trợ của bang yêu cầu người dân chứng minh tình trạng tiêm chủng.
Thống đốc Florida Ron DeSantis sau đó ban hành sắc lệnh tương tự, cho rằng yêu cầu chứng nhận về tiêm chủng sẽ làm giảm tự do cá nhân, tổn hại quyền riêng tư và gây chia rẽ xã hội dựa trên tiêm chủng.
Mỹ không có dữ liệu tiêm chủng liên bang tập trung. Thay vào đó, các bang sẽ thu thập thông tin này. Tất cả các bang trừ New Hampshire đều có cơ quan đăng ký tiêm chủng riêng. Thậm chí một số thành phố như New York cũng có cơ quan tiêm chủng của riêng họ.
Hiện tại các bang được yêu cầu chia sẻ thông tin đăng ký tiêm chủng với Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), nhưng dữ liệu không được công khai và có thể bị các bang giữ lại. Điều đó có nghĩa bất kỳ bên nào phát triển ứng dụng chứng nhận tiêm chủng đều phải tìm cách thu thập dữ liệu từ các bang riêng lẻ. Điều này có thể gặp khó khăn ở các bang phản đối sáng kiến, như Texas hay Florida.
Một trong những lý do khiến nhiều người phản đối hộ chiếu vaccine là quyền riêng tư và bảo mật thông tin, theo Ceylan Yeginsu, biên tập viên của NYTimes. Họ lo sợ nếu được yêu cầu sử dụng giấy chứng nhận y tế này, họ sẽ phải trao dữ liệu y tế cá nhân nhạy cảm cho các công ty tư nhân, dẫn tới nguy cơ thông tin bị đánh cắp hoặc sử dụng cho mục đích khác.
“Có rất nhiều mối lo ngại hợp lý về quyền riêng tư và công nghệ mà những hệ thống này sử dụng, đặc biệt khi Silicon Valley không có danh tiếng tốt về công nghệ đảm bảo quyền riêng tư”, Brian Behlendorf, giám đốc điều hành Linux Foundation Public Health, tổ chức tập trung về công nghệ, nói.
Hành khách ở sân bay quốc gia Ronald Reagan gần Washington hồi tháng 2. Ảnh: NYTimes.
Linux Foundation đang làm việc cùng một mạng lưới công ty công nghệ có tên Sáng kiến Chứng nhận Covid-19 để phát triển một bộ quy chuẩn về bảo vệ quyền riêng tư cho người sử dụng chứng nhận vaccine. Mục đích của sáng kiến là thiết lập một thẻ chứng nhận có chứa các thông tin chứng nhận tiêm chủng của một cá nhân, hoàn toàn sử dụng dữ liệu kỹ thuật số nhưng vẫn đảm bảo bảo mật cho người dùng.
Trong khi đó, một số khác cho rằng chứng nhận y tế sẽ xâm phạm tới quyền tự do cá nhân và các lựa chọn y tế riêng của mỗi người.
“Hộ chiếu vaccine phải được chấm dứt”, cựu nghị sĩ Ron Paul, ở bang Texas, nói. “Chấp nhận nó đồng nghĩa chấp nhận ý tưởng sai lầm rằng chính phủ sở hữu cuộc sống, cơ thể và tự do của bạn”, ông nói.
Những người khác lo lắng một hệ thống kỹ thuật số có thể khiến nhiều cộng đồng bị bỏ lại phía sau, đặc biệt những người không thể tiếp cận Internet hoặc có điện thoại thông minh.
“Bất kỳ giải pháp nào trong lĩnh vực này phải đơn giản, miễn phí, nguồn mở, dễ dàng sử dụng cho mọi người và được thiết kế với ưu tiên bảo vệ quyền riêng tư ngay từ đầu”, Jeff Zients, điều phối viên Covid-19 Nhà Trắng, nói.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hồi tháng 4 nói rằng không ủng hộ yêu cầu hộ chiếu vaccine cho du lịch, bởi chưa chắc chắn việc tiêm chủng có thể ngăn nguy cơ lây nhiễm hay không, cũng như các lo ngại về tính công bằng. Nhưng tổ chức này đang làm việc với một số cơ quan như Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) và Ủy ban châu Âu để thiết lập các tiêu chuẩn và thông số của chứng nhận y tế kỹ thuật số có thể được công nhận trên toàn cầu.
Cựu Phó Tổng thống Mỹ Walter Mondale qua đời
Truyền thông Mỹ ngày 21/4 đưa tin cựu Phó Tổng thống Mỹ Walter Mondale đã qua đời ở tuổi 93. Gia đình cựu Phó Tổng thống Mondale thông báo ông đã qua đời hôm 19/4 tại Minneapolis.
Cựu Phó tổng thống Mỹ Walter Mondale qua đời ở tuổi 93 vào ngày 19/4. Ảnh: AP
Ông Walter Mondale từng giữ chức Bộ trưởng Tư pháp bang Minnesota từ năm 1960-1964 và là Thượng nghị sĩ Mỹ từ năm 1964-1975. Sau đó, ông giữ chức Phó Tổng thống của cựu Tổng thống Jimmy Carter từ năm 1977-1981. Ông là biểu tượng của sự tiến bộ và từng được đảng Dân chủ đề cử ra tranh cử tổng thống năm 1984, nhưng đã thất bại trước đối thủ Ronald Reagan của đảng Cộng hòa.
Cựu Tổng thống Jimmy Carter đã gửi lời chia buồn với gia đình ông Walter Mondale, đánh giá ông là một trong những vị Phó Tống thống tốt nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Các cựu Tổng thống Bill Clinton, Barack Obama, Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Amy Klobuchar và một số chính trị gia Mỹ đã đến chia buồn trước việc ông Mondale qua đời. Trong một tuyên bố, đương kim Phó Tổng thống Kamala Harris ca ngợi những cống hiến và sự tận tâm của cựu Phó Tổng thống Walter Mondale đối với nước Mỹ.
Tay súng 'điên tình' từng ám sát hụt Ronald Reagan Ngày 30/3/1981, khi John Hinckley Jr. nổ súng về phía Ronald Reagan, anh ta không bất mãn với Tổng thống mà chỉ muốn gây ấn tượng với nữ diễn viên Jodie Foster. Hinckley là con trai của một giám đốc công ty dầu mỏ giàu có ở Texas. Anh ta chuyển đến Los Angeles với mơ ước thành nhà biên kịch nhưng không...