Hộ chiếu UAE tiếp tục giữ vị trí “quyền lực” nhất thế giới
Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đứng số 1 trong bảng xếp hạng những tấm hộ chiếu quyền lực nhất trên thế giới năm 2020 căn cứ trên chỉ số đánh giá hộ chiếu toàn cầu Global Passport Index.
Nhật báo Borneo Bulletin ngày 12/1 đã công bố bảng xếp hạng những tấm hộ chiếu quyền lực nhất trên thế giới năm 2020 căn cứ trên chỉ số đánh giá hộ chiếu toàn cầu Global Passport Index, theo đó Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đứng số 1 trong bảng xếp hạng. Đây là năm thứ 2 liên tiếp UAE giữ vị trí này.
Global Passport Index được đánh giá căn cứ trên số nước mà người sở hữu hộ chiếu có thể nhập cảnh mà không cần xin cấp thị thực.
Trong năm 2020, người sở hữu hộ chiếu UAE có thể xin cấp thị thực nhập cảnh ngay tại cửa khẩu hoặc hưởng chế độ miễn thị thực tới tổng cộng 179 nước và vùng lãnh thổ.
Video đang HOT
Danh sách Top 5 hộ chiếu quyền lực nhất thế giới còn có Đức, Phần Lan, Luxembourg và Tây Ban Nha.
Những người mang hộ chiếu của 4 nước này được miễn thị thực đến 172 nước và vùng lãnh thổ. Trong khi đó, những người sở hữu hộ chiếu của Đan Mạch, Italy, Hà Lan, Áo, Bồ Đào Nha, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ireland và Mỹ được hưởng quyền lợi nêu trên tại 171 nước và vùng lãnh thổ.
5 tấm hộ chiếu có quyền lực hạn chế nhất thế giới lần lượt là Afghanistan, Iraq, Syria, Somalia và Pakistan./.
Theo Lan Phương/TTXVN
Nước cờ Shinzo Abe
Bất chấp bối cảnh Trung Đông đang cực kỳ căng thẳng, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vẫn thực hiện chuyến công du 5 ngày qua các nước Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Oman theo kế hoạch.
Giới chức Nhật Bản cho rằng những điểm đến này đóng vai trò quan trọng trong việc xoa dịu căng thẳng và ổn định tình hình khu vực. Ông Abe không giấu tham vọng khi tuyên bố "Nhật Bản sẽ thực hiện sáng kiến riêng nhằm kiên định ứng xử ngoại giao hòa bình để giảm căng thẳng và ổn định tình hình khu vực".
Thủ tướng Shinzo Abe đã đến Riyadh ngày 11-1. Ảnh: SPA
Quả thật, chuyến đi này là một phần trong các nỗ lực của ông Abe giúp duy trì ổn định Trung Đông, qua đó đảm bảo nguồn cung ứng năng lượng cho Tokyo. Nhật Bản là nước nhập khẩu dầu mỏ lớn thứ 4 trên thế giới, phụ thuộc 90% lượng dầu mỏ nhập khẩu từ Trung Đông và 80% trong số này đi qua Eo biển Hormuz.
Nhưng để cụ thể hóa chính sách an ninh năng lượng từ Trung Đông, ông Abe mong nhận được sự ủng hộ của các nước trong khu vực cho sứ mạng dài hạn lần đầu tiên của Lực lượng Phòng vệ trên biển (MSDF) Nhật Bản. Bởi cùng với hành trình của Thủ tướng Abe từ ngày 11-1, hai máy bay tuần tra P-3C của MSDF đã xuất phát đến Trung Đông và sẽ bắt đầu nhiệm vụ "thu thập thông tin" đảm bảo an toàn cho các tàu thuyền Nhật Bản đi qua khu vực này vào ngày 20-1. Các máy bay P-3C với tầm hoạt động khoảng 6.700km sẽ đóng tại tiền đồn của MSDF ở Djibouti, nước cộng hòa tại Đông Phi, nơi lực lượng an ninh biển Nhật Bản tham gia chiến dịch quốc tế chống hải tặc ngoài khơi Somalia.
Sau P-3C, tàu khu trục Takanami sẽ rời Nhật Bản vào ngày 2-2 để thực thi nhiệm vụ "khảo sát và nghiên cứu" tại khu vực. Có tất cả 260 binh sĩ MSDF tới Trung Đông lần này, trong đó có 200 người phục vụ trên tàu Takanami. Con tàu dài 151m, rộng 17,4m và lượng giãn nước đầy tải 6.300 tấn này được trang bị đầy đủ phương tiện tác chiến phòng không, săn ngầm và chống tàu chiến mặt nước.
Theo kế hoạch, khu vực hoạt động của MSDF sẽ giới hạn ở Vịnh Oman, vùng phía Bắc Biển Arab và phía Đông Vịnh Aden của Eo biển Bab el-Mandeb gần Biển Đỏ. Eo biển Hormuz và Vịnh Persic không nằm trong khu vực hoạt động của MSDF. Các hoạt động của MSDF hoàn toàn độc lập với lực lượng tuần tra đa quốc gia do Mỹ đứng đầu đang tác chiến ở xung quanh Eo biển Hormuz (đối diện Iran).
Bước đi trên của Nhật Bản được cho vừa đáp ứng yêu cầu chia sẻ gánh nặng an ninh của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa không làm tổn hại quan hệ hữu nghị với Iran. Thủ tướng Abe từng đặt mục tiêu làm trung gian hòa giải giữa Mỹ và Iran qua chuyến thăm Tehran hồi tháng 6-2019.
Sứ mạng an ninh mới của MSDF tại Trung Đông có thể được coi là quá nhỏ so với kỳ vọng của đồng minh Mỹ, nhưng nó giúp trấn an sự nghi ngại của người dân xứ hoa anh đào vốn không muốn đất nước mặt trời mọc can thiệp quân sự ra bên ngoài. Tuy nhiên, sự hiện diện của P-3C tại Trung Đông sẽ cho phép MSDF chia sẻ thông tin tình báo với liên quân do Mỹ dẫn đầu tại Eo biển Hormuz, đồng thời sự có mặt của tàu khu trục Takanami có thể tạo điều kiện cho liên minh Mỹ-Nhật triển khai chính sách hỗ trợ quân sự lẫn nhau theo bản Định hướng hợp tác quốc phòng giữa hai nước năm 2015. Bản định hướng sửa đổi này cho phép hai nước thực thi quyền phòng thủ tập thể, phối hợp hành động, mở rộng hợp tác an ninh ở bên ngoài lãnh thổ, kể cả không gian vũ trụ và không gian mạng. Luật phòng vệ tập thể của Nhật Bản được Thủ tướng Abe thúc đẩy thông qua năm 2015 cũng cho phép Lực lượng phòng vệ Nhật (JSDF) quyền tham chiến để bảo vệ các đồng minh ở nước ngoài ngay cả khi nước Nhật không bị đe dọa trực tiếp.
Khi thực thi nhiệm vụ tại Trung Đông, nếu MSDF xảy ra một sự cố an ninh nghiêm trọng có thể thôi thúc Thủ tướng Abe sửa đổi Hiến pháp hòa bình vốn áp đặt sự hạn chế vai trò an ninh chủ động của quân đội xứ Phù Tang từ sau Thế chiến thứ 2. Đó mới thật sự là nước cờ của ông Abe cho động thái mới của MSDF.
KIẾN HÒA
Theo baocantho.com.vn
Lebanon không bắt buộc phải bắt giữ cựu Giám đốc điều hành của Nissan Bộ trưởng Tư pháp Lebanon Albert Serhan cho biết, đề nghị quốc gia này trao trả cựu Giám đốc điều hành của Nissan cho Nhật Bản khó có thể thực hiện. Mới đây, Interpol đã đưa ra một thông báo truy nã cho cựu Giám đốc điều hành của Nissan, Carlos Ghosn sau khi một nguồn tin cho biết rằng ông này đã...