Hồ Bửu Phương khóc: ‘Bị đề nghị án xong, không dám gặp con vì xấu hổ’
Đóng vai trò giúp sức bị cáo Trương Mỹ Lan chiếm đoạt tiền của SCB, Viện kiểm sát đề nghị từ 19 – 20 năm tù, Hồ Bửu Phương khóc: ‘Không dám gặp con vì xấu hổ’.
Ngày 22.3, phiên tòa xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) tiếp tục phần bào chữa của các luật sư, sau khi Viện KSND TP.HCM (Viện kiểm sát) luận tội và đề nghị mức án đối với 86 bị cáo.
Bào chữa cho bị cáo Hồ Bửu Phương (Chủ tịch HĐQT Công ty CP chứng khoán Tân Việt, Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính Tập đoàn Vạn Thịnh Phát), luật sư cho rằng, Viện kiểm sát đánh giá thân chủ mình phạm tội có tổ chức, thủ đoạn tinh vi là không phù hợp.
Hồ Bửu Phương bị Viện kiểm sát đề nghị từ 19 – 20 năm tù, về tội “ tham ô tài sản”. Bị cáo bị cáo buộc là người trực tiếp nhận chỉ đạo của Trương Mỹ Lan, phối hợp với một số bị cáo lên phương án “giải quỹ” giúp sức Trương Mỹ Lan chiếm đoạt 163.000 tỉ đồng, gây thiệt hại hơn 99.000 tỉ đồng.
Bị cáo Hồ Bửu Phương . ẢnhTTBC
Hai bị cáo liên quan nhóm này, là Đặng Phương Hoài Tâm (Phó trưởng phòng Văn phòng HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát), và Nguyễn Phương Anh (Phó tổng giám đốc Công ty Sài Gòn Peninsula). Ở phần luận tội, Tâm và Phương Anh cũng bị đề nghị ở mức từ 19 – 20 năm tù về tội tham ô tài sản.
Theo cáo trạng, để “giải quỹ”, Phương và Nguyễn Phương Anh lập hợp đồng hứa chuyển nhượng cổ phần khống, trong đó các công ty “ma” được thụ hưởng tiền giải ngân hứa mua cổ phần của các cá nhân được thuê đứng tên sở hữu cổ phần của các công ty “ma”.
Sau khi ký hợp đồng hứa chuyển nhượng cổ phần và chuyển tiền, các cá nhân sẽ đến SCB ký chứng từ rút tiền. Công ty thụ hưởng hứa mua cổ phần chỉ hạch toán vào mục “các khoản phải thu”, không làm thủ tục sang tên, chuyển nhượng cổ phần nên không phát sinh thuế, tránh việc bị cơ quan thuế, thanh thanh kiểm tra phát hiện sai phạm.
Theo hồ sơ, mỗi khi cần sử dụng khoản tiền lớn, Nguyễn Phương Anh báo cáo, xin ý kiến Hồ Bửu Phương để tạo lập hợp đồng hứa chuyển nhượng cổ phần; Trương Mỹ Lan triệu tập Hồ Bửu Phương, Đặng Phương Hoài Tâm họp, thống nhất danh sách, lượng cổ phần, giá.
Cựu Chủ tịch SCB ‘không quậy phá’ bị đề nghị án chung thân, luật sư nói gì?
Bị cáo Hồ Bửu Phương chỉ là mắt xích nhỏ trong vụ án
Bào chữa cho thân chủ, luật sư Nguyễn Thành Công cho rằng, Viện kiểm sát đánh giá thân chủ mình phạm tội có tổ chức, thủ đoạn tinh vi là không phù hợp.
Theo luật sư Công, hành vi của bị cáo Hồ Bửu Phương là một mắt xích nhỏ cuối cùng trong vụ án. Giới hạn hành vi của bị cáo Phương dừng lại ở việc áp đơn giá cổ phần chuyển nhượng sau khi tiền đã được giải ngân về cho công ty vay.
Bị cáo Trương Mỹ Lan sáng 22.3. Ảnh THẢO NHÂN
Theo đó, các công việc như lên phương án vay vốn, lên phương án giải quỹ, và quá trình sử dụng dòng tiền sau khi “giải quỹ” trên thực tế như thế nào Hồ Bửu Phương không biết và không tham gia. Luật sư cho hay, tất cả đều làm theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan và bị cáo Phương cũng không được trao đổi hoặc hứa hẹn hưởng lợi nào khác ngoài lương thưởng theo hợp đồng lao động.
Luật sư cho rằng, bản thân bị cáo Hồ Bửu Phương không biết số tiền “giải quỹ” được sử dụng vào mục đích gì. Thực tế, trong hồ sơ vụ án và tại trả lời trước HĐXX bị cáo Nguyễn Phương Anh (cựu Phó tổng giám đốc Công ty Sài Gòn Peninsula) đã xác định phần tiền mặt rút ra để chuyển về tòa nhà 127 Pastuer (Q.1) thì bị cáo Hồ Bửu Phương không biết.
Đồng thời, phương án “giải quỹ” các khoản vay được SCB giải ngân đã xuất hiện từ trước khi Hồ Bửu Phương giữ chức Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Do đó bị cáo Phương cũng chỉ làm theo thông lệ có từ trước tại Vạn Thịnh Phát mà không dự liệu đến tính đúng sai của hoạt động này.
Trương Mỹ Lan dành 1.650 tỉ đồng để khắc phục cho chồng và Trương Huệ Vân
“Ngày Viện kiểm sát đề nghị, bị cáo không biết phải nghĩ gì nữa”
Tự bào chữa, Hồ Bửu Phương bổ sung, rằng toàn bộ dữ liệu công ty được thống kê, quản lý bởi Văn phòng HĐQT, bản thân bị cáo cũng không được chia sẻ.
Theo bị cáo, khi điều tra, bị cáo bị đề nghị truy tố về tội tham ô tài sản, bị cáo không hiểu vì sao mình lại tham ô. Nhưng khi đọc cáo trạng, bị cáo Phương cho rằng, nhìn tổng thể hành vi của bị cáo không quá nghiêm trọng, nặng nề.
“Nhưng ngày Viện kiểm sát đề nghị bị cáo 19 – 20 năm, bị cáo không biết phải nghĩ gì nữa, không biết tại sao nữa. Thời gian tạm giam bị cáo chưa được gặp gỡ gia đình, rất muốn gặp gia đình. Nhưng bị đề nghị xong, bị cáo không dám gặp con, vì xấu hổ”, bị cáo Hồ Bửu Phương xúc động, khóc trình bày.
“Xin HĐXX cân nhắc xem xét lời bào chữa của 2 luật sư đối với bị cáo, để giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo, và bị cáo cũng xin cảm ơn 2 luật sư đã trình bày hết mọi vấn đề cho bị cáo”, Hồ Bửu Phương bình tĩnh hơn và trình bày với HĐXX.
Luật sư đang tiếp tục bào chữa cho các bị cáo khác.
Cáo trạng xác định Trương Mỹ Lan thực hiện nhiều thủ đoạn tinh vi, rút tiền của SCB. Trong đó, bị cáo và đồng phạm vi phạm quy định cho vay gây thiệt hại cho SCB hơn 64.000 tỉ đồng; tham ô tài sản hơn 304.000 tỉ đồng tiền gốc, hơn 129.000 tỉ đồng lãi suất phát sinh; đưa hối lộ 5,2 triệu USD.
Tại tòa, ở phần luận tội, Viện kiểm sát đề nghị bị cáo Trương Mỹ Lan tử hình tội tham ô tài sản, 19 – 20 tù tội vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, 20 năm tội đưa hối lộ, tổng hợp hình phạt là tử hình.
Đồng thời, Viện kiểm sát đề nghị Trương Mỹ Lan bồi thường cho SCB hơn 677.000 tỉ đồng và lãi suất phát sinh theo quy định pháp luật.
Bà Trương Mỹ Lan là ai?
Bị can Trương Mỹ Lan vừa bị Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam để làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, đại gia nắm giữ rất nhiều bất động sản có vị trí đắc địa ở TP.HCM.
Bà Trương Mỹ Lan (66 tuổi) là nữ doanh nhân người Việt gốc Hoa giàu có, có tiếng tăm. Bà Lan đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát (VTP Group) - đây là doanh nghiệp đang nắm giữ nhiều khu đất "vàng" tại TP.HCM.
Các bị can (từ trái sang): Trương Mỹ Lan, Trương Huệ Vân, Nguyễn Phương Hồng, Hồ Bửu Phương. Ảnh BỘ CÔNG AN
Tỉ phú Trương Mỹ Lan là ai, vì sao gia tộc giàu có nhất Việt Nam?
Chồng bà Lan là một doanh nhân bất động sản ở Hong Kông (Trung Quốc). VTP Group được bà Lan thành lập năm 1992, hoạt động trong lĩnh vực thương mại và kinh doanh nhà hàng, khách sạn.
VTP Group có vốn điều lệ 13.000 tỉ đồng do bà Trương Huệ Vân giữ chức Tổng Giám đốc. Bà Vân cũng bị khởi tố, bắt tạm giam lần này.
Bộ Công an khám xét nhà bà Trương Mỹ Lan. Ảnh ĐÀM HUY
Năm 2007, VTP Group mở rộng đầu tư và phát triển sang lĩnh vực bất động sản thông qua việc thành lập hai pháp nhân, gồm Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát và Công ty CP Đầu tư An Đông.
Chưa hết, bà Trương Mỹ Lan còn có cổ phần ở Công ty CP Đầu tư Time Square, vốn điều lệ 2.100 tỉ đồng, thuộc sở hữu của chồng bà Lan và Công ty CP Tập đoàn Sài Gòn Peninsula với vốn đăng ký 18.000 tỉ đồng.
VTP Group còn đồng sở hữu nhiều dự án bất động sản có vị trí đắc địa tại TP.HCM như Union Square, Times Square, VTP Office Building, khách sạn Duxton, Cao ốc căn hộ dịch vụ cao cấp Sherwood Residence, khách sạn thương mại An Đông, khu dân cư Bonville Land, khu dân cư cao cấp Sterling Residence, khu căn hộ cao cấp Lambert Residence....
Khám xét nơi ở sau khi tỉ phú Trương Mỹ Lan bị bắt
Mua bán trái phiếu trái quy định
Mới đây, bà Trương Mỹ Lan còn gây bất ngờ khi mua lại tòa tháp Thuận Kiều Plaza, diện tích 10.000 m 2 ngay trung tâm Q.5. Đây là khu vực thương mại sầm uất bậc nhất của TP.HCM từ trước đến này thuộc về cộng đồng người Hoa. Công trình này gồm 3 tháp, mỗi tháp có 33 tầng, trong đó có khu trung tâm thương mại, hàng trăm căn hộ và các công trình tiện ích khác được hoàn thành năm 1998 nhưng không đưa vào khai thác sử dụng từ đó đến nay. Sau đó được bà Lan mua lại.
Trong vụ án bị khởi tố, bắt giam cùng tội danh với bà Trương Mỹ Lan còn có Trương Huệ Vân. Trương Huệ Vân cũng không phải là cái tên xa lạ trong giới bất động sản, Trương Huệ Vân là cháu ruột của bà Trương Mỹ Lan, là vợ của ca sĩ Thanh Bùi. Trương Huệ Vân nắm rất nhiều bất động sản có giá trị.
Gia tộc của bà Trương Mỹ Lan cũng đã bỏ ra hơn 700 tỉ đồng mua lại căn biệt thự cổ từ thời Pháp ở ngay trung tâm Q.3 (TP.HCM).
Đến nay, bà Trương Mỹ Lan bị Cơ quan CSĐT Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam vì có hành vi gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu trái quy định của pháp luật để chiếm đoạt hàng nghìn tỉ đồng của người dân trong thời gian năm 2018 - 2019, xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan.
Như Thanh Niên đã thông tin, ngày 7.10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam và khám xét nơi ở đối với bà Trương Mỹ Lan để làm rõ tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" theo Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Cùng tội danh Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cũng khởi tố bà Trương Huệ Vân, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn quản lý Bất động sản Windsor; bà Nguyễn Phương Hồng; Trợ lý Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và ông Hồ Bửu Phương. CQĐT xác định các bị can nói trên bị khởi tố do có hành vi gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu trái quy định của pháp luật để chiếm đoạt hàng nghìn tỉ đồng của người dân trong thời gian năm 2018 - 2019.
Bị cáo Trương Mỹ Lan xin chuyển 1.350 tỷ cho Trương Huệ Vân khắc phục hậu quả Bà Trương Mỹ Lan làm đơn đề nghị Hội đồng xét xử cho phép được chuyển 1.350 tỷ đồng sang cho Trương Huệ Vân và 300 tỷ đồng cho ông Chu Lập Cơ để 2 bị cáo này khắc phục hậu quả. Sáng ngày 21/3, TAND TP.HCM tiếp tục phiên xét xử đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm....