‘Hô biến’ các món ăn còn thừa sau 3 ngày Tết thành những món ngon hấp dẫn, độc đáo cho cả nhà
Để tận dụng các nguyên liệu này, chị em có thể sử dụng lại để chế biến thành những món ăn ngon mà vẫn đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Bánh chưng, bánh tét để lâu sẽ khiến gạo cứng hoặc bị mốc ở phần vỏ lá. Cách tốt nhất là bạn nên để chúng vào ngăn mát tủ lạnh. Khi ăn, bạn có thể mang đồ lại để bánh mềm, hoặc có thể cắt miếng mỏng đem chiên vàng.
Để bánh được chiên vàng giòn bên ngoài mà bên trong vẫn còn độ dẻo và thơm đặc trưng, bạn nên cắt bánh thành từng khoanh dày rồi chiên với dầu nóng.
Một đĩa bánh chưng, bánh tét rán có thể ăn kèm với hành kiệu muối chua và tương ớt, nước mắm chua ngọt đều được.
Thịt gà
Cúng gà vào dịp đầu năm là phong tục đã có từ lâu của nhiều gia đình Việt. Vì thế, trong tủ lạnh lúc nào cũng có ít hoặc nhiều gà luộc còn lại sau Tết.
Bạn có thể sử dụng để làm nhiều món ăn khác nhau. Phần thịt gà có thể làm ruốc bằng cách xé thịt hành sợi, ướp với bột nêm và chút nước mắm cho thơm, sau đó cho cả vào chảo, đảo đều với lửa nhỏ, vừa đảo vừa nêm nếm thêm cho vừa miệng.
Phần xương đầu cổ, cánh, chân gà, bạn có thể đem ninh lấy nước dùng nấu miến, cháo, súp. Ngoài ra phần thịt trắng của gà còn làm được món gỏi thanh mát.
Video đang HOT
Những trái cây trên mâm ngũ quả, hay các giỏ quà ngày Tết nếu còn thừa bạn có thể tận dụng làm thạch trái cây, sữa chua dầm trái cây, hoặc xay nhuyễn làm sinh tố ăn dần vừa đẹp da lại giải quyết hết phần trái cây thừa.
Giò chả
Với các món giò, chả, bạn có thể dùng để ăn kèm bánh mì để làm bữa sáng cho cả nhà. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm món gỏi củ kiệu với chả lụa, hay xào với các loại củ như su hào, mộc nhĩ, cà rốt,…
Thêm vào đó, bạn có thể rim giò với tương đen và ớt làm thành món chính ngon miệng trong bữa cơm.
Bia
Bạn hãy tận dụng bia còn thừa trong dịp Tết để chế biến các món hấp hay hầm để món ăn có vị thơm hơn, nhất là hải sản. Một số gợi ý cho bạn như món tôm hấp bia, bò hầm bia. Đây là những món có thể đổi vị cho cả nhà để những ngày sau Tết không còn cảm thấy ngán ngẩm với những món nhiều dầu mỡ.
Hầu hết các gia đình đều thừa chuối xanh sau Tết bởi đây được biết tới là một loại trái cây không thể thiếu trên mâm ngũ quả.Vì vậy, để tận dụng, bạn có thể đem phần chuối xanh nấu chuối ốc đậu để vừa có món ăn ngon lại vừa tiết kiệm nguyên liệu.
Thịt bò
Thịt bò cũng là một trong những thực phẩm thừa có thể bị thừa sau Tết. Để tận dụng nguyên liệu này, bạn có thể kết hợp cùng cà rốt, và ít rượu vang để tạo nên món bò sốt vang lạ miệng.
Những món ngon có thể khiến bạn béo tròn trong ngày Tết
Tết là dịp gia đình quây quần, sum họp bên mâm cơm đầm ấm. Tuy nhiên, những món ngon lại trở thành "thủ phạm" khiến nhiều người tăng cân nhanh chóng.
Dưới đây là những món ăn truyền thống trong ngày Tết có thể khiến bạn tăng cân mất kiểm soát nếu ăn thường xuyên.
Bánh chưng, bánh tét
Đây là món ăn truyền thống của người Việt khi Tết đến. Một miếng bánh chưng, bánh tét 100 gram có giá trị dinh dưỡng lên tới 324 calo, chứa nhiều chất béo và tinh bột. Lượng calo và tinh bột quá lớn trong bánh chưng sẽ được chuyển hóa thành đường, tạo các mô mỡ trong cơ thể.
Hơn thế, ngày Tết mọi người đều được nghỉ, ít vận động, sẽ khiến quá trình tích tụ mỡ diễn ra nhanh hơn. Nếu ăn quá nhiều bánh trong ngày, bạn cố gắng không nạp thêm tinh bột đơn giản nào khác.
Thịt kho tàu
Món thịt kho tàu mềm, dễ ăn, giàu năng lượng, đạm, chất béo, được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, đây không phải món ăn bạn có thể sử dụng thoải mái vì rất dễ tăng cân do chứa nhiều cholesterol và axit béo.
Món thịt kho tàu dễ ăn, giàu năng lượng, đạm, chất béo, được nhiều người ưa thích. Ảnh: Misskick
Mỗi phần ăn gồm một miếng thịt khoảng 50 gram và một quả trứng cung cấp trung bình 300 kcal, trong đó 70% năng lượng từ chất béo. Ta nên tránh kho với thịt quá nhiều mỡ, đường. Khi ăn, bạn nên ăn trứng trước sau đó tới thịt nạc và ăn kèm với dưa chua, rau sống sẽ giúp cân đối dưỡng chất, tăng lượng chất xơ giúp hạn chế hấp thu chất béo.
Giò thủ
Giò thủ được chế biến chủ yếu từ thịt đầu, chiên xào bằng nhiều dầu mỡ nên giàu chất béo, axit béo no bão hòa. Trung bình 100 gram giò thủ có giá trị dinh dưỡng lên tới 500 calo. Để đốt cháy hết lượng calo này bạn phải tập luyện liên tục 60-120 phút.
Thịt đông
Thịt nấu đông là món ăn phổ biến của người Việt, nhất là trong những ngày Tết. Món ăn được chế biến bằng chân giò, tai, bì của lợn. Những nguyên liệu này chứa hàm lượng chất cholesterol xấu cao. Nếu ăn quá nhiều thịt đông có thể gây tăng cân và ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa.
Bên cạnh đó, ta có thói quen ăn cơm chung với thịt đông, không kiểm soát được lượng thức ăn đưa vào cơ thể. Vì vậy, ăn cơm với thịt đông là nguyên nhân gián tiếp làm tăng cân.
Mứt Tết
Những ngày đầu năm mới, gia đình nào cũng chuẩn bị mứt Tết, bánh kẹo để thưởng thức và mời khách. Mứt và các loại bánh kẹo đều chứa lượng đường rất lớn. Nếu tiếp nạp quá nhiều đường, sẽ khiến bạn tăng cân nhanh chóng.
Nếu có thời gian, bạn nên tự làm mứt tại nhà. Thay vì sử dụng các loại đường thông thường, ta có thể dùng đường ăn kiêng hoặc mật ong. Cách này vẫn giữ được hương vị thơm ngon của mứt, giảm lượng calo, hạn chế tích mỡ hiệu quả.
Tất tần tật các mẹo bảo quản thực phẩm ngày Tết Ngày Tết gia đình nào cũng trữ nhiều thức ăn trong nhà, để tránh không bị hỏng hãy tham khảo các mẹo bảo quản thực phẩm dưới đây nhé. Bánh chưng, bánh tét Bánh chưng sau khi nấu chín, đem rửa bằng nước sạch rồi để ráo, xếp bánh thành nhiều lớp, dùng vật nặng đè lên để bánh ra hết nước, chắc...