HN: Vỡ đường ống, hàng ngàn hộ dân mất nước
Tối 20/6, trong quá trình thi công xây dựng công trình cầu vượt trước khách sạn Daewoo (Ba Đình, Hà Nội), công nhân đã khoan trúng đường ống nước khiến nước chảy ra đường lênh láng. Hàng ngàn hộ dân ở khu vực đã bị mất nước.
Ghi nhận của phóng viên, tại thời điểm trên, nước chảy ra lênh láng ngã tư Kim Mã – Liễu Giai, nhiều nhà dân trong khu vực phường Liễu Giai bị mất nước nhiều giờ đồng hồ.
Sau khi sự việc xảy ra, người dân đã báo cho lực lượng chức năng tới hiện trường để phối hợp khắc phục sự cố. Tuy nhiên, tới 19h15 phút cùng ngày, phía Xí nghiệp kinh doanh nước sạch Ba Đình (thuộc Công ty TNHH một thành viên nước sạch Hà nội) mới có mặt khắc phục sự cố. Lúc này, hai đầu đoạn đường ống nước bị vỡ mới được khóa lại và nước bắt đầu ngừng chảy.
Khu vực đường ống bị vỡ
Ông Tuấn, đại diện Xí nghiệp kinh doanh nước sạch Ba Đình, người trực tiếp chỉ đạo công tác khắc phục sự cố tại hiện trường cho biết, sau khi nhận được tin báo, Xí nghiệp đã huy động khoảng 50 anh em tới hiện trường để khắc phục sự cố. Bước đầu công nhân cho khóa van đường ống dẫn nước bị vỡ ở đầu phía Ngọc Khánh – Liễu Giai. Sau đó, tiếp tục vá lại đoạn đường ống bị vỡ.
Theo ông Tuấn, đoạn đường ống bị vỡ là đường ống chính cấp nước sạch cho người dân khu vực phường Liễu Giai (quận Ba Đình). Trong thời gian chờ đường ống được vá lại, toàn bộ khu vực này, trong đó có cả khách sạn Daewoo tạm thời bị cắt nước.
“Sẽ mất khoảng 5 giờ để khắc phục sự cố vỡ đường ống. Phần lớn người dân đều có bể dự trữ nước sạch riêng. Bởi vậy, sự cố vỡ đường ống phần lớn không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người dân”, ông Tuấn nói.
Video đang HOT
Nước chảy tràn ra ngã tư Kim Mã – Liễu Giai
Được biết, công trình cầu vượt tại nút Liễu Giai – Kim Mã, trước khách sạn Daewoo nói trên do Công ty cổ phần cơ khí 4 và xây dựng Thăng Long, thuộc tổng Công ty xây dựng Thăng Long phụ trách thi công. Cầu vượt tại nút giao này được xây dựng theo hướng đường Nguyễn Chí Thanh – Liễu Giai, vượt qua đường Kim Mã, Ngọc Khánh và Đào Tấn. Tổng mức đầu tư dự kiến của dự án này là 310 tỷ đồng.
Theo tìm hiểu, nguyên nhân ban đầu được xác định là do các công nhân thi công công trình cầu vượt đã tiến hành khoan nhồi cọc bê tông và không may khoán trúng đường ống dẫn nước sạch qua đoạn đường này khiến nước chảy lênh láng.
Theo 24h
Cận cảnh những nỗi đau từ bản chết
Ai có thể tưởng tượng được trong một bản chưa đến 100 hộ dân, vậy mà có những năm số người chết vì ma túy, HIV đã lên đến con số 24 người
Nằm trên vành đai biên giới Việt - Lào, đã từng được coi là xứ sở của những cánh đồng nở đầy hoa anh túc, Mường Lát (Quan Hoá- Thanh Hoá) nổi lên như một điểm nóng ma túy vào loại bậc nhất Việt Nam. Cây anh túc có thể bị triệt phá, tình trạng buôn bán sử dụng ma túy có thể bị ngăn chặn nhưng nỗi đau mà nó để lại chưa một phút giây nào thôi nhức nhối trên vùng đất miền biên viễn này.
Những đứa trẻ lặng câm
Nhiều người dân xứ này cả đời chẳng bao giờ nghĩ đến việc bước chân ra khỏi cái cổng làng và cũng chẳng bao giờ biết còn có bao điều mới lạ ở những phương trời xa để mà mong đợi một ngày kia sẽ được khám phá. Tất nhiên ở bất cứ nơi đâu, bất cứ vùng đất nào cũng luôn có sẵn những điều kỳ diệu dành tặng cho những người chịu khó kiếm tìm. Trên vùng đất Mường Lát hoang sơ đầy huyền bí này cũng vậy. Người ta đã khám phá ra một loài hoa có vẻ đẹp mê hồn mà họ vẫn nghĩ rằng đó chính là một món quà tuyệt vời mà tạo hóa ban tặng. Họ đâu ngờ rằng đó lại là một loài hoa ẩn chứa bao sự chết chóc, một cái bẫy ma quỷ đã hủy hoại hạnh phúc của bao gia đình, đã cướp đi mạng sống và linh hồn của biết bao con người vốn dĩ rất hiền lành, khỏe mạnh.
Nếu nói về những hậu quả ghê gớm nhất trong cơn bão ma túy ở Mường Lát thì bản Pọng (xã Tam Chung) là một minh chứng "đắt" nhất cho những nỗi đau mà người dân phải gồng mình gánh chịu. Ai có thể tưởng tượng được trong một bản chưa đến 100 hộ dân, vậy mà có những năm số người chết vì ma túy, HIV đã lên đến con số 24 người. Khắp nơi, từ đầu bản đến cuối bản chỉ một màu tang tóc, tiếng mẹ khóc con, vợ khóc chồng, con khóc mẹ... não nùng, nỉ non khắp núi rừng biên giới. Từ thị trấn Mường Lát, đi thêm hơn chục cây số đường mòn, cuối cùng tôi cũng chạm đất bản Pọng.
Bản nghèo vắng vẻ đến nao lòng trong ngày thứ 7 ảm đạm. Càng đi vào sâu trong bản, tôi càng thấy rõ một không khí quạnh hiu bao trùm. Thấy người lạ, những đứa trẻ cởi truồng, nước da xám ngoét vì gió lạnh đang hì hụi nghịch đất bên đường vội chạy trốn sau những cột nhà sàn èo uột, hé mắt nhìn ra vẻ sợ sệt. Phía sau ô cửa, một vài chị em vừa ôm con vừa nhìn theo tôi với ánh mắt tò mò, không mấy thiện cảm. Trước những ánh mắt đầy cảnh giác ấy, nụ cười trên môi chỉ muốn tắt lịm với vô số câu hỏi mỗi lúc càng thêm nhộn nhạo trong đầu.
Bà Khàn cùng cháu ngoại mồ côi
Bằng tất cả thiện chí, tôi cố gắng bắt chuyện với một vài đứa trẻ đang thập thò sau thang cửa nhưng không nhận được gì ngoài những cái nhìn gần như vô cảm. Nhìn những ánh mắt lạnh lùng, ngây dại của chúng, tôi không dám tin đó là ánh mắt của trẻ thơ. Trong những đôi mắt ấy chỉ có nỗi sợ sệt và sự lo lắng như xoáy sâu vào trái tim người đối diện với một nỗi ám ảnh mãi không thôi. Có lẽ phải trải qua những nỗi đau quá lớn, phải chứng kiến sự chết chóc của người thân, phải lớn lên trong quanh năm nghèo đói đã khiến những năm tháng tuổi thơ của chúng trở thành một ác mộng buồn.
Cảnh đời và những nỗi đau
Vốn là một người dân lương thiện, chịu thương chịu khó, anh Hà Văn Thướng sớm kết hôn cùng chị Hà Thị Phiền và sống hạnh phúc với nhau bên bờ sông Mã. Sẽ không có những nuối tiếc, đau thương nếu như anh Thướng không vướng vào ma túy khi cơn bão trắng ập đến bản làng. Vì tiêm chích ma túy, anh bị nhiễm căn bệnh thế kỷ rồi vô tình truyền bệnh cho vợ. Trong vòng chưa đầy một năm, hai đứa con của anh chị đã phải chứng kiến cái chết của cả cha lẫn mẹ. Khi ấy, đứa con gái lớn là Hà Thị Thoái mới lên 10, còn đứa con trai nhỏ tên Hà Văn Thường vừa mới lên ba. Hiện nay, cả hai chị em đang sống với bà ngoại Hà Thị Khàn.
Bà ngoại của các em đã ngoài 70 tuổi, không còn đủ sức làm các công việc nặng nhọc để kiếm tiền nuôi cháu. Ngày ngày, bà vẫn phải cặm cụi lên rừng nhặt nhạnh mươi khúc củi vụn, đổi lấy vài ba nắm gạo, bà cháu bữa rau, bữa cháo nuôi nhau. Khi tôi đến, chỉ có bà cụ cùng cháu nhỏ đang sửa soạn trong nhà, còn cô chị thì đã theo người lớn lên nương từ sớm. Theo đó tôi được biết, bé lớn năm nay mới 13 tuổi nhưng không được đến trường như một số bạn bè cùng trang lứa mà phải đi làm thuê làm mướn phụ bà kiếm gạo nuôi em. Đã ba năm trôi qua kể từ ngày bố mẹ chết vì căn bệnh thế kỷ nhưng cho đến tận bây giờ, đêm đêm bé Thường vẫn nằm mơ ú ớ gọi mẹ. Mỗi lần như vậy, bà lại thao thức đến sáng cùng một nỗi đau đã hằn sâu theo năm tháng.
Cách đó ba nhà là nhà ông Ngần Văn Toại. Trong căn nhà sàn trống hoác, dựng sơ sài bằng tre, nứa, lá, gió núi thổi vào lồng lộng, ông đang sống cùng hai đứa cháu nhỏ mồ côi. Cũng là nạn nhân của cơn bão trắng, bố mẹ các em đều chết do căn bệnh HIV vào năm 2008. Khi ấy, cô chị mới lên 10, còn cậu em chưa đầy 8 tuổi. Từ bấy đến nay, ba ông cháu phải nương tựa vào nhau mà sống trong cái đói, cái nghèo quay quắt quanh năm.
Hai chị em đều phải lao động vất vả như người lớn từ khi còn rất nhỏ, chưa từng biết đến niềm hạnh phúc mà lẽ ra ở lứa tuổi ấy, các em xứng đáng được hưởng. Nhắc đến cái chết của bố mẹ chúng, ông Toại chỉ biết lặng thinh cùng những nếp nhăn cong oằn trên gương mặt. Lát sau, ông đưa bàn tay đồi mồi gạt ngang đôi mắt đã mờ đục, ông ngậm ngùi: "Bố mẹ cháu chết cách nhau có vài tháng đều vì căn bệnh đáng sợ ấy cả. Thương mấy đứa nhỏ quá mà không thể làm gì cho chúng nó. Tôi không còn sống được bao nhiêu nữa, biết mai này chúng sẽ ra sao?".
Ở bản Pọng nói riêng và một số bản nghèo ở Tam Chung nói chung, không ít những đứa trẻ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn như vậy. Những đứa trẻ mà tôi vừa nhắc đến ít ra cũng còn có người thân bên cạnh, dù đó chỉ là người ông, người bà già yếu như trái chín trên cành chẳng biết khi nào rụng nhưng vẫn còn có thể cho chúng hơi ấm của tình thương, sự che chở. Tôi biết, có những đứa trẻ, sau khi cả bố và mẹ đều chết vì căn bệnh thế kỷ thì chỉ còn một mình chúng bơ vơ, côi cút giữa sóng gió cuộc đời. Chúng như những cây con trơ trọi trên đỉnh Sài Khao, biết có chống chọi nổi với điều kiện khắc nghiệt hay sẽ gục ngã giữa muôn trùng sương gió?
Ông Hà Văn Thiên cho biết: "Xã đã có chính sách hỗ trợ đối với các em nhỏ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn như tặng gạo, tặng quà, miễn học phí... Nhưng vì điều kiện kinh tế xã còn nghèo trong khi số em nhỏ cần được giúp đỡ là vô cùng lớn cho nên sự hỗ trợ của chính quyền cũng chỉ ở trong một giới hạn cho phép". Do đó, các em rất cần sự chung tay giúp đỡ của cả cộng đồng để có cơ hội được đến trường, được có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Và khi ấy, tôi sẽ lại được thấy những đôi mắt trẻ thơ hồn nhiên, trong sáng và trên môi rạng rỡ những nụ cười.
Thời kỳ cao điểm gần 100 người chết vì ma tuý và AIDS
Ông Hà Văn Thiên (phó chủ tịch xã Tam Chung) cho biết, Tam Chung là một địa bàn nóng bỏng về vấn đề buôn bán, sử dụng chất ma túy. Đây cũng là xã có số người chết liên quan đến may túy, HIV vào loại cao nhất của huyện. Cao điểm nhất là thời điểm năm 2009 và 2010, tổng số người chết lên đến 86 người trong đó 24 người được xác định là chết vì căn bệnh thế kỷ AIDS, còn lại là chết trong quá trình sử dụng ma túy. Bản Pọng là bản có số người chết cao nhất xã. Do người chết chủ yếu là thanh niên trai tráng, trong đó nhiều người đã có gia đình, con cái cho nên rất nhiều trẻ em trong bản đã trở thành mồ côi sau cái chết đau lòng của cha mẹ chúng. Nhiều em mất cả bố lẫn mẹ khi mới được vài tháng tuổi, phải sống với ông, bà già yếu trong cảnh đói khát triền miên
Hun hút đường vào bản chết
Cách trung tâm huyện Quan Hóa 100km đường bộ nhưng Mường Lát là một đích đến không dễ gì chinh phục được. Những người đã từng có cơ hội đặt chân đến xứ Mường đều không khỏi ái ngại mỗi khi nghĩ đến việc quay trở lại trên con đường đất đầy gian truân ấy. Ngày trời nắng, bụi đất mù mịt như bão cát sa mạc khiến khách bộ hành vừa đi vừa giàn dụa nước mắt. Ngày trời mưa, đường trơn như đổ mỡ hoặc dính bết vào bánh xe như những tảng cơm nếp không sao chuyển động được. Nhiều người chỉ cần nhìn xuống những vực sâu hun hút bên đường cũng đủ choáng váng, lạnh sống lưng khi nghĩ đến việc chẳng may rơi xuống đó. Chỉ khi đi trên con đường này, người ta mới thực sự hiểu thế nào là "Dốc lên khúc khủy, dốc thăm thẳm/Heo hút cồn mây súng ngửi trời". (Tây tiến - Quang Dũng).
Theo vietbao
Khắc phục xong sự cố vỡ đường ống dẫn nước sạch từ Sông Đà về Hà Nội Về sự cố vỡ đường ống dẫn nước sạch từ Sông Đà - Hòa Bình về Hà Nội làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của gần 70.000 người dân Hà Nội, vào 22h đêm qua, đơn vị thi công cho biết đã khắc phục xong sự cố này. Đơn vị cấp nước là Tổng công ty CP nước sạch Vinaconex cho...