HLV Vũ Ngọc Lợi: Người thầy “mát tay” và hành trình đưa Điền kinh Quân đội tới đỉnh cao
Có lẽ chính những cảm xúc của ngày thống nhất đất nước khi còn là một thiếu niên đã trở thành cái duyên đưa HLV Vũ Ngọc Lợi đến với ngành quân đội, hoạt động trên mặt trận thể thao.
“Tôi còn nhớ rõ, ngày 30/4/1975 khi còn là 1 VĐV đang tập huấn, ăn ở tập trung xa gia đình dù mới chỉ 15 tuổi nhưng đã nhận thức được sự thiêng liêng, hưng phấn tột độ và cảm xúc rất khó tả. Khi biết thông tin chúng ta đã giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tôi đã nhảy cẫng lên, hò reo, sung sướng tột độ. Trong những năm tháng còn là thanh niên, tôi cũng là một trong những người tiêu biểu được vinh dự cầm đuốc khắp TP Nam Định để ăn mừng chiến thắng” – HLV Điền kinh Vũ Ngọc Lợi mở đầu cuộc nói chuyện với phóng viên báo điện tử Tổ Quốc với ánh mắt, khuôn mặt bồi hồi như câu chuyện mới chỉ diễn ra.
Cái duyên với thể thao quân đội
Có lẽ chính những cảm xúc ngày còn là một thiếu niên đã trở thành cái duyên đưa vị HLV 60 tuổi đến với ngành quân đội, hoạt động trên mặt trận thể thao.
HLV Vũ Ngọc Lợi
Năm 1992 được xem là năm dấu ấn và bước ngoặt với HLV Vũ Ngọc Lợi. Vào thời điểm đó, ông và VĐV Trần Xuân Thành của Nam Định tham gia thi đấu giải tại TP.HCM. Điều kiện không cho phép buộc hai thầy trò phải tự bỏ tiền túi để đi thi đấu và ẵm trọn HCV ở nội dung 200m, HCĐ nội dung 100m khi mới chỉ 19 tuổi.
“Khi có huy chương về chúng tôi được mọi người mới biết đến. Cũng trong giải đó, do điều kiện rất khó khăn, điền kinh Quân đội chỉ tham gia với đội nghiệp dư giành được 1 HCB. Khi đó, Trưởng phòng thể thao Quân đội Bùi Huy Cường và Phó phòng thể dục Đinh Kiều cử người về địa phương có nhã ý mời tôi lên thành lập lại điền kinh Quân đội với vai trò là HLV” – HLV Vũ Ngọc Lợi kế lại.
Dẫu vậy, vào thời điểm đó, HLV Vũ Ngọc Lợi đã lập gia đình và con còn nhỏ nên việc lên Hà Nội rất khó khăn. Cả ông và vợ đều phải đấu tranh tư tưởng rồi đi đến quyết định đồng ý. Tuy nhiên, cũng phải đến năm 1993, ông mới được nhận vào làm ở công nhân viên Quốc phòng với danh nghĩa là HLV. Một năm sau đó, Quân đội mới chính thức có đội Điền kinh theo tính chất bán chuyên nghiệp và chỉ có VĐV nghiệp dư. Khi chính thức thành lập, điền kinh Quân đội được đầu tư tốt với nhiều môn thi đấu trong đó có ném lao – môn truyền thống của Quân đội, rồi chạy cự ly ngắn, đặc biệt có chạy rào và các môn nhảy.
Vượt khó khăn mang về những nhân tố tài năng
Để bổ sung lực lượng, làm dày thêm cho đội Điền kinh, đích thân HLV Vũ Ngọc Lợi là người trực tiếp đi tuyển quân ở các tỉnh, trong đó có Hòa Bình, Hà Tây (cũ), Thái Bình…
“Trong thời gian này, lực lượng thi đấu nghiệp dư rất hùng hậu. Để phục vụ cho công tác tuyển chọn, tôi được tạo điều kiện di chuyển bằng những phương tiện khác nhau của đơn vị, nhưng đa phần đi bằng xe máy. Tôi rất nhớ những lần đi xe về tỉnh Hòa Bình để tuyển chọn VĐV. Trước khi đi, tôi được anh em ở các nơi chỉ giới thiệu ở đó có VĐV này có năng khiếu nọ kia chứ không biết rõ. Do là thời điểm đầu gây dựng lại, việc tuyển quân có khó khăn.
Video đang HOT
May mắn là tôi đã được đi học và trang bị cho mình những kiến thức từ khi còn học ở Liên Xô cũ để giúp tôi có con mắt nhìn VĐV. Các VĐV được tôi tuyển khi đó đã có thành tích, số người tuyển vào bị loại chỉ chiếm 10%. Điển hình chính là VĐV Bùi Văn Hà ở Hòa Bình với bộ môn 10 môn phối hợp hay Bùi Kim Hiệp ở Kim Bôi… sau này đã trở thành nhà vô địch SEA Games. Còn khi đến Thái Bình thời điểm đó không có nhà nghỉ, đi tuyển chọn đôi khi phải ngủ lại nhà dân hoặc có những lúc mình đến được trạm nghỉ của quân đội, nhà khách quân đội được đón tiếp nồng hậu và chu đáo” – HLV Vũ Ngọc Lợi chia sẻ.
Hình ảnh hiếm hoi của HLV Vũ Ngọc Lợi (giữa – hàng trên) cùng các VĐV điền kinh Quân đội vào năm 1995. Ảnh: NVCC.
Trong khoảng 10 năm gắn bó với Quân đội, HLV Vũ Ngọc Lợi đã đào tạo ra nhiều thế hệ VĐV giỏi như Vũ Minh Đạt, Bùi Văn Sỹ của Quân khu 5, Nguyễn Mạnh Tùng của An Giang. Đây đều là các VĐV nghiệp dư, sau khi vào Quân đội đều đạt đại kiện tướng. Đặc biệt nhất là trường hợp của VĐV Cù Thành Giang, người phá kỷ lục quốc gia ở nội dung 100m với thành tích 10 giây 4, chỉ sau 1 năm rưỡi tập luyện thời điểm năm 1996-1997. Đây là thành tích cực kỳ tốt vì Giang có nhiều tố chất, sau đó Giang còn vào đội hình 4×100m tiếp sức nam Quốc gia
Tuy nhiên, đến năm 2001, HLV Vũ Ngọc Lợi gặp phải cản trở lớn về bệnh tật khi phải phẫu thuật cắt túi mật. Thế nhưng do bị nhiễm trùng ổ bụng nên ông phải phẫu thuật 7 lần.
“Sau khi xuất viện, tôi không còn sức lực nên được chuyển sang tham mưu chính trị của Quân đội. Nhưng sau đó tôi thấy không phù hợp do sức khỏe nên tôi xin ra quân và trở về công tác tại địa phương. Đến giờ thời gian nối tiếp thời gian, tôi vẫn nuôi dưỡng tinh thần như lúc còn phục vụ trong Quân đội, mỗi dịp 30/4 – 1/5 về là vui như Tết đó” – HLV Vũ Ngọc Lợi chia sẻ.
HLV Vũ Ngọc Lợi ăn mừng cùng VĐV Đinh Thị Bích khi giành HCV tại SEA Games 30. Ảnh: Bùi Lượng.
Ở thời điểm hiện tại, HLV Vũ Ngọc Lợi đang tiếp tục công việc đào tạo các lứa VĐV. Dù đã ở tuổi 60 nhưng ông vẫn thể hiện đam mê mãnh liệt với bộ môn Điền kinh. Dưới sự đào tạo của HLV Vũ Ngọc Lợi, đã có rất nhiều lứa VĐV đạt thành tích cao và trở thành một trong những trụ cột của đội tuyển Điền kinh Việt Nam như Quách Thị Lan, Nguyễn Thị Huyền, Đinh Thị Bích…
Ngày vàng của điền kinh Việt Nam
Ngày 8/12 tiếp tục ghi dấu thành công vang dội của điền kinh Việt Nam khi mang về 7 chiếc huy chương vàng, nâng thành tích toàn đoàn lên vị trí thứ 2.
Khởi đầu buổi thi điền kinh chiều 8/12 là màn thi xuất sắc của nữ VĐV Nguyễn Thị Oanh ở nội dung 1.500 m.
Đây không phải nội dung sở trường nhưng Oanh vẫn thi đấu hết sức ấn tượng với thời gian là 4 phút 17 giây 35, bỏ xa đối thủ người Indonesia hơn 5 giây. Người đồng đội của Oanh là Khuất Phương Anh đoạt huy chương đồng.
Nguyễn Thị Oanh cười bẽn lẽn trên bục nhận huy chương vàng. Đây là thành tích cao nhất cô giành được ở nội dung chạy 1.500 m tại các giải đấu trong nước và khu vực.
Dương Văn Thái cũng thành công ở nội dung 1500m nam. Anh về đích sớm nhất với thành tích 4 phút 6 giây 62.
Nguyễn Thị Oanh chúc mừng Dương Văn Thái sau khi anh thi đấu thành công. Như vậy điền kinh Việt Nam thống trị hoàn toàn nội dung 1.500 m.
"Cô gái vàng" ở cự ly ngắn của điền kinh Việt Nam, Lê Tú Chinh cũng đoạt vàng ở nội dung 100 m nữ.
Tú Chinh vươn lên dẫn đầu ở ngay những mét thi đấu đầu tiên và liên tục duy trì lợi thế này trong suốt đường đua bất chấp sự vươn lên mạnh mẽ của đối thủ nhập tịch. Cô về đích khi nhỉnh hơn đối thủ 0,01 giây.
Nguyễn Thị Huyền tập luyện và trở lại đầy mạnh mẽ để rồi xuất sắc đoạt huy chương vàng ở nội dung 400 m nữ với thành tích 58 giây 80.
Cũng ở nội dung này, Quách Thị Lan giành HCĐ với thành tích 53 giây 95.
Đđiền kinh đem về tấm huy chương vàng tiếp theo ở nội dung 400 m nam với người lập công là Trần Nhật Hoàng cùng thành tích 46 giây 56. Người đồng đội Trần Đình Sơn về sau với thành tích 46 giây 68.
Không chỉ mang về cho đoàn thể thao Việt Nam một tấm huy chương đồng, VĐV nhảy xa Vũ Thị Mộng Mơ còn khiến nhiều khán giả ở sân thi đấu chú ý bởi vẻ ngoài xinh xắn, ưa nhìn.
Cô đạt thành tích 6,12 m qua 6 lần nhảy, xếp thứ 3 chung cuộc sau hai VĐV của Indonesia và Thái Lan.
Theo Zing
Quách Thị Lan bình phục chấn thương, đặt mục tiêu HCV SEA Games 30 Gặp chấn thương trong quá trình chuẩn bị, nhưng Quách Thị Lan bình phục và có 100% sức lực gần ngày lên đường tham dự SEA Games 30, hướng đến các danh hiệu mới. Quách Thị Lan là một trong những VĐV trọng điểm của thể thao Việt Nam hướng đến thành tích đứng thứ ba toàn đoàn tại SEA Games 30. Cô...