HLV Kiatisak được vinh danh nhờ… chống ma túy
Không chỉ có những đóng góp to lớn cho bóng đá Thái Lan, HLV Kiatisak còn rất tích cực tham gia vào các hoạt động phòng chống ma túy. Mới đây, ông đã được Đại tướng Prayuth Chan-ocha trao kỷ niệm chương danh dự.
Kiatisak nhận kỷ niệm chương từ Đại tướng Prayuth Chan-ocha. Ảnh: Internet.
Kể từ khi bắt tay hợp tác với LĐBĐ Thái Lan (FAT), HLV Kiatisak đã mang tới một bộ mặt hoàn toàn mới cho bóng đá Thái Lan. Ông giúp đội U23 nước này 2 lần liên tiếp giành HCV SEA Games, rồi vào tới bán kết Asiad 17.
Ngoài ra, nhà cầm quân 41 tuổi này còn giúp ĐT Thái Lan vô địch AFF Cup 2014, đồng thời thi đấu thành công trong thời gian gần đây. Chưa hết, cựu chiến lược gia HAGL còn đưa ra nhiều tư vấn độc đáo cho các kế hoạch phát triển bóng đá. Có thể nói rằng, ông chính là một “kiến trúc sư” mà bóng đá Thái Lan cần ở thời điểm hiện tại.
Video đang HOT
Không chỉ có những đóng góp to lớn cho nền bóng đá xứ chùa Vàng, HLV Kiatisak còn tham gia vào nhiều hoạt động xã hội, hướng mọi người tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Một trong những hoạt động mà ông tham gia tích cực nhất chính là tuyên truyền phòng chống ma túy. “Zico Thái” nghiêm cấm các học trò sử dụng các chất kích thích, đồng thời cũng thường xuyên có những buổi giao lưu, trao đổi với giới trẻ Thái Lan về tác hại của ma túy và những chất gây nghiện.
Ngày hôm qua, để tri ân những đóng góp của Kiatisak cho công cuộc phòng chống ma túy ở Thái Lan, đích thân Đại tướng Prayuth Chan-ocha đã tổ chức một cuộc gặp gỡ và trao tận tay kỷ niệm chương cho danh thủ này. Kiatisak rất xúc động trước thịnh ý của Đại tướng Prayuth Chan-ocha và hứa hẹn nỗ lực hơn trong việc làm “lành mạnh cuộc sống” ở quê hương mình.
Dự kiến vào tháng tới, Kiatisak sẽ nhận lại đội U23 Thái Lan để chuẩn bị cho VCK U23 châu Á tại Qatar vào tháng 1/2015. Mục tiêu của ông là cùng đội giành 1 trong 3 vị trí dẫn đầu, qua đó có vé tham dự Olympic Rio 2016. Song song với đó, nhà cầm quân 41 tuổi này cũng tích cực tuyển chọn những gương mặt tốt nhất cho ĐT Thái Lan để tham chiến tại vòng loại World Cup 2018 khu vực châu Á. Trận tiếp theo, họ sẽ gặp ĐT Iraq.
Theo TTVN
HLV Miura 'buộc' Kiatisak phải nói lại về bóng đá Việt
Từ cách lựa chọn nhân sự, nhồi thể lực căng thẳng, thi đấu giao hữu hay chính thức đều phải "nhiệt", thay đổi liên tục vị trí theo yêu cầu...cho thấy cách làm của HLV Miura đang buộc bóng đá Việt phải thay đổi mạnh mẽ trong quá trình vận hành chuyên nghiệp theo đúng nghĩa của từ này.
ảnh minh họa
"Thầy Mưu" cho thấy sự quyết đoán cần có của một nhà cầm quân trong tất cả các khâu và cả quá trình đưa các đội tuyển đi đúng quỹ đạo cần có. Dù U23 Việt Nam thất bại trước U23 Myanmar ở bán kết SEA Games 28 thì niềm tin về ông thầy và đội bóng vẫn đang được củng cố chắc chắn, ít nhất là cả thầy và trò không mất tinh thần sau đó, thậm chí còn cho thấy quyết tâm lớn lao của họ đáng trân trọng biết nhường nào.
Rất tiếc U23 Việt Nam không có cơ hội đối đầu thực sự với U23 Thái Lan trong trận chung kết, để thấy hết mạnh yếu của Ngọc Hải và các đồng đội. Rất tiếc, ngay từ đầu thầy Mưu đã mất đi cả cặp tiền vệ đầy mơ ước là Hoàng Thịnh với vai trò đánh chặn, thu hồi bóng và Xuân Trường hoặc Tuấn Anh trong vai trò cầm trịch, tổ chức tấn công. Có được cặp này sẽ giải phóng hoàn toàn cho Công Phượng và chưa thể nói điều gì sẽ xảy ra nếu trục xương sống đội tuyển gồm Minh Long - Ngọc Hải - Hoàng Thịnh - Công Phượng luôn được vận hành trơn tru.
Nhưng "đội hình trong mơ" đó không tồn tại và HLV Miura buộc phải vá víu, thay đổi liên tục khi sử dụng cả Huy Hùng, Duy Mạnh rồi Hữu Dũng làm trung tâm và điều chuyển Công Phượng đá lùi như đã biết. Chưa kể khi người Thái liên tục "khoét" vào cánh phải nơi Đức Huy tạm trấn giữ, thầy Mưu buộc phải đảo Thanh Hiền qua ép ngược trở lại đối thủ. Đó là những khó khăn không dễ khắc phục khiến sức mạnh đội tuyển suy giảm.
Chưa kể khi bao nhiêu người kêu ca các giáo án quá nặng thì trong trận gặp người Thái và người Myanmar, U23 Việt Nam rõ ràng không cho thấy ưu thế về thể lực. Bàn thắng may mắn của U23 Myanmar ghi ở phút thứ 72, nghĩa là còn trên dưới 20 phút để lập lại thế trận nhưng U23 Việt Nam không thể gượng nổi. Ý chí và thể lực dường của học trò, việc thiếu một sự chỉ đạo quyết liệt và sắc nước ở khu kỹ thuật đã không cho phép Ngọc Hải -Công Phượng và đồng đội làm được điều mong muốn.
Người ta kêu ca việc U23 VN hay ĐTVN không có một lối đá rõ nét, quá ư lạm dụng sức mạnh ít nhiều có cơ sở. Nhưng nói cho cùng, kết quả mới là điều quan trọng. Thầy Mưu ngay từ đầu không đặt mục tiêu quá cao, không tạo áp lực kiểu "đeo balo lên lưng cầu thủ" hay tạo nên những đôi chân đeo chì. Nói đến đâu làm đến đó và luôn khiến cho đối thủ không biết đâu mà lần (trừ Kiatisak - một người am hiểu tận chân tơ kẽ tóc bóng đá Việt Nam).
Vì vậy, chìa khóa của vấn đề đang và sẽ dành cho thầy Mưu đơn giản là buộc Kiatisak phải suy nghĩ lại, phát biểu lại về bóng đá Việt trong thời gian tới.
Chiếc balo kia bây giờ lại được khoác lên vai thầy Mưu, hy vọng là nó sẽ nhẹ dần, vơi dần trên vai người đàn ông bé nhỏ nhưng rất giàu nghị lực ấy.
Theo Vietnamnet
Sự thật về việc Kiatisak ngại lứa Công Phượng Chiến lược gia người Thái Lan có thực sự lo lắng về tài năng lứa U19 của những Công Phượng, Tuấn Anh? ảnh minh họa Trái với sự tự tin sau khi giành chiếc HCV SEA Games, HLVKiatisak tỏ ra khá khiêm tốn trong phát biểu ngày hôm qua: "2 năm tới, chúng tôi sẽ tới SEA Games ở Malaysia với tư cách...