HLV Hàn Quốc nói sự thật đau lòng về cầu thủ Việt Nam khi xuất ngoại
HLV Han Young-kuk chỉ ra lý do khiến cầu thủ Việt Nam thi đấu không thành công ở giải K-League ( Hàn Quốc).
Sau những thành công của bóng đá Việt Nam trong thời gian qua, nhiều người cho rằng các cầu thủ Việt Nam nên tìm đến những nền bóng đá hàng đầu trong khu vực như Nhật Bản hay Hàn Quốc để phát triển sự nghiệp.
Công Phượng từng thi đấu không thành công ở K-League
Tuy vậy, HLV Han Young-kuk, cựu trợ lý của HLV Park Hang-seo lại chỉ ra những điểm yếu của cầu thủ Việt Nam và cho rằng họ khó có thể thành công nếu sang K-League thi đấu.
Ông Han nói: “Việc các cầu thủ Việt Nam sang chơi bóng ở Hàn Quốc vào thời điểm này là rất khó. Tôi nghĩ họ không thể theo nổi cường độ tập luyện, thi đấu của các CLB Hàn Quốc.
K-League đang có sự chênh lệch lớn với V-League, giải đấu này đòi hỏi cao về tốc độ và sức mạnh. Ngoài ra, kiểu thời tiết và văn hóa của hai nước là khác nhau và để làm quen được cũng không phải dễ”.
Nhà cầm quân người Hàn Quốc cho biết, sự khác biệt của cầu thủ hai nước nằm ở khía cạnh tài chính và đặc biệt là ý thức vận động viên.
Cầu thủ ở xứ sở Kim chi thì luôn được biết đến với ý chí và tinh thần quyết tâm cao. Họ luôn thi đấu với sự tập trung, khát vọng và ý chí kiên cường.
Video đang HOT
Trong khi đó, cầu thủ Việt Nam lại được chia thành hai dạng. Một số người rất nỗ lực nhưng số khác thì thiếu sự cố gắng nghiêm túc.
Nhận xét về hai cầu thủ từng chơi bóng ở K-League là Xuân Trường và Công Phượng, ông Han nói: “Xuân trường có kỹ thuật nhưng cậu ấy khá yếu và không nhanh nhẹn.
Công Phượng thì tôi không thể đánh giá chính xác. Tiếc cho cậu ấy là không được ra sân nhiều và không hiểu sao các HLV lại không tin dùng cậu ấy.
Nói chung cầu thủ Việt Nam đến Hàn sẽ gặp nhiều khó khăn. Đá một trận không tốt sẽ bị hoài nghi và có thể sẽ không được dùng trong trận kế tiếp”.
Julia Farr: Cầu thủ Đông Nam Á gặp nhiều rào cản khi xuất ngoại
Sang châu Âu thi đấu luôn là giấc mơ lớn với bóng đá Việt Nam. Nhưng để tham vọng đó thành hiện thực, những người trong cuộc cần nhiều nỗ lực.
Dịp đầu năm, Zing có cuộc trò chuyện với Julia Farr, người từng làm công tác đào tạo trẻ ở Dortmund, và hiện chơi cho đội nữ Lion City Sailors (Singapore).
Nữ HLV Julia Farr của lò đào tạo trẻ BVB đang thi đấu Singapore. Ảnh: Nguyên Trí.
Cầu thủ châu Á có kỹ thuật cá nhân tốt
- Cảm ơn Julia về cuộc trò chuyện đầu năm. Với kinh nghiệm và hiểu biết của mình về công tác đào tạo trẻ ở Dortmund, đâu là khác biệt lớn giữa các cầu thủ trẻ châu Âu và các đồng nghiệp từ Đông Nam Á?
- Về mặt kỹ thuật cơ bản, tôi có thể nói rằng những cầu thủ châu Á từ Việt Nam, Nhật Bản hay Hàn Quốc không có sự khác biệt quá lớn với đồng nghiệp từ châu Âu, đặc biệt ở thời điểm họ mới bắt đầu sự nghiệp.
Sự khác biệt lớn giữa các cầu thủ châu Á và những đồng nghiệp châu Âu nằm ở khía cạnh sức mạnh và thể hình. Tôi gặp nhiều cầu thủ từ Nhật Bản hay Hàn Quốc đến tập luyện ở Dortmund và khá ấn tượng trước kỹ thuật cá nhân của họ.
Tuy nhiên, ở đẳng cấp cao nhất, chúng ta không thấy nhiều cầu thủ to lớn từ châu Á khẳng định ở các vị trí đòi hỏi nhiều về hình thể như trung vệ hay tiền đạo. Những cầu thủ Hàn Quốc hay Nhật Bản khẳng định giá trị tại Bundesliga đều chơi ở các vị trí như tiền vệ hay hậu vệ.
Một điều tôi cần nhận thấy khi làm công tác đào tạo trẻ tại Dortmund, đó là các cầu thủ ngay từ nhỏ đã được thi đấu thường xuyên với các đối thủ mạnh khác trong nước. Hàng tuần, những cầu thủ trẻ Dortmund luôn được thi đấu với các đối thủ từ Schalke, Cologne, Freiburg,...
Điều đó giúp các cầu thủ trẻ phát triển toàn diện về mặt thể chất lẫn kỹ năng. Trong bóng đá, việc được thi đấu thường xuyên là điều rất quan trọng. Với bóng đá châu Á, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á, họ cần phải bắt kịp châu Âu về quy mô đào tạo, số lượng các CLB chuyên nghiệp để giúp các cầu thủ trẻ có cơ hội phát triển toàn diện về các kỹ năng cần thiết.
- Vậy thì vấn đề với bóng đá châu Á, đặc biệt ở khu vực ASEAN, trong việc phát triển và bắt kịp trình độ với thế giới là gì?
- Như tôi đã nói, nền tảng thể lực hay sức mạnh là thứ bạn hoàn toàn có thể rèn luyện được trong bóng đá. Tuy nhiên, để một cầu thủ có thể phát triển lên đẳng cấp cao hơn, họ cần được thi đấu thường xuyên ngay từ nhỏ. Điều này sẽ giúp các tài năng trẻ phát triển toàn diện về thể chất, kỹ thuật lẫn khía cạnh chiến thuật.
Ngay từ khi còn nhỏ, thời gian ra sân thi đấu ở các giải trẻ là điều quan trọng nhất. Một điểm nữa tôi muốn nhắc đến đó là nếu các cầu thủ trẻ được thi đấu thường xuyên, tinh thần và bản lĩnh của họ sẽ được rèn luyện, đó là thứ cực kỳ quan trọng trong bóng đá hiện đại.
Quang Hải được kỳ vọng là cầu thủ Việt Nam tiếp theo có thể sang châu Âu thi đấu.
Ý chí rất quan trọng
- Thi đấu ở châu Âu luôn là giấc mơ lớn với các cầu thủ Đông Nam Á. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, chúng ta có thể thấy không nhiều cầu thủ ASEAN thật sự thành công ở châu Âu. Giấc mơ ấy dường như vẫn khá xa vời. Liệu sự chuẩn bị từ người đại diện, gia đình hay CLB chủ quản có thể giúp mọi thứ với cầu thủ dễ dàng hơn?
- Khi một cầu thủ Đông Nam Á ra nước ngoài thi đấu, đặc biệt ở châu Âu, sự khác biệt văn hóa chắc chắn là điều khó khăn. Cầu thủ Đông Nam Á phải đối mặt với các rào cản về ngôn ngữ, thức ăn, xa gia đình và bạn bè khi xuất ngoại. Điều đó không dễ dàng. Nếu bạn có sự chuẩn bị tốt, bạn sẽ giải quyết các vấn đề đó đơn giản hơn.
Vai trò của người đại diện tất nhiên quan trọng, nhưng CLB mà cầu thủ khoác áo cũng sẽ giúp đỡ rất nhiều. Họ có thể hỗ trợ cho cầu thủ về nhiều mặt như nơi ở, trợ lý hay nhiều vấn đề liên quan. Đương nhiên cầu thủ vẫn là người đóng vai trò quyết định. Họ phải giải quyết và đương đầu với các khó khăn của chính mình.
Nếu một cầu thủ có ý chí và tinh thần mạnh mẽ, họ có thể giải quyết các vấn đề về cuộc sống khi ra nước ngoài thi đấu. Sau đó, nỗ lực tập luyện và hòa nhập với đội bóng mới sẽ mang tính quyết định thành công.
- Vài tháng trước, Cristiano Ronaldo có đưa ra một quan điểm đáng chú ý về thái độ của các cầu thủ trẻ ngày nay. Siêu sao của Manchester United nói rằng dường như những tài năng trẻ bây giờ ít chịu lắng nghe hơn thế hệ trước. Thế hệ cầu thủ ngày nay gặp khó trong việc chịu áp lực và chỉ trích hơn đàn anh?
- Những chỉ trích và áp lực là một phần trong bóng đá đỉnh cao. Là một cầu thủ, bạn không thể trốn tránh được nó. Đó là lý do tôi nhấn mạnh đến khía cạnh tinh thần và tâm lý của một cầu thủ, điều đóng vai trò quan trọng trong hành trình họ vươn lên đỉnh cao.
Chúng ta đều không lạ gì những cầu thủ được giới chuyên môn và người hâm mộ đánh giá cao ngay từ thời điểm họ bắt đầu sự nghiệp, vì tài năng trên sân. Tuy nhiên, đến cuối cùng, tâm lý và tinh thần là thứ rất quan trọng đến sự phát triển của một cầu thủ. Nếu một cầu thủ trẻ không thể đương đầu với chỉ trích và áp lực trong bóng đá, họ khó thành công.
Muốn Quang Hải sang được châu Âu, bầu Hiển phải chấp nhận chơi một "canh bạc" sấp ngửa? "Người Việt Nam nghĩ rằng cầu thủ của họ có thể chơi bóng ở 10 giải đấu hàng đầu châu Âu. Nhưng đó là điều không thực tế" - một nhà môi giới cầu thủ cho biết. XUẤT NGOẠI, NHƯNG ĐI ĐÂU? Những ngày qua, tin đồn về việc Quang Hải có thể sang châu Âu thi đấu liên tục xuất hiện. Đó...