Hitachi ‘tái sinh’ sau cuộc đại phẫu đau đớn
Trong khi các công ty điện tử đồng hương vẫn loay hoay trong thua lỗ, Hitachi đã sớm tìm ra con đường sống, dù nó đồng nghĩa với cuộc “đại phẫu” nhiều đau thương.
Năm tài khóa 2008, Hitachi lập kỷ lục trong ngành sản xuất Nhật Bản với tư cách công ty thua lỗ nặng nề nhất: lỗ ròng 783,7 tỷ yen trên doanh thu 10 nghìn tỷ yen. Hitachi đổ lỗi cho khủng hoảng tài chính, hỗn loạn trên thị trường tài chính toàn cầu và sụt giảm chi tiêu trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế cho “kỷ lục” đáng xấu hổ của mình.
Giống như các công ty điện tử đồng hương khác, Hitachi bị thất thế trong cuộc cách mạng kỹ thuật số. Các ông lớn Nhật Bản xây dựng đế chế dựa trên các cỗ máy điện phức tạp: tivi màu, radio, đài cassette, tủ lạnh, máy giặt. Chúng chứa linh kiện điện tử nhưng về cơ bản chỉ là thiết bị cơ khí. Khi cuộc cách mạng kỹ thuật số kéo đến, thế giới thay đổi. Sony Walkman là ví dụ dễ thấy: Nó không có phần mềm, hoàn toàn là máy móc.
Cuộc cách mạng này không chỉ xoay chuyển cách hoạt động của thiết bị điện tử mà cả cách chúng được chế tạo. Mô hình sản xuất chuyển sang gia công tại các nước giá rẻ, đặt áp lực lớn lên lợi nhuận biên của các công ty Nhật Bản. Trước tình thế này, không nhiều doanh nghiệp “dám” thay đổi. Hitachi là một ngoại lệ.
“Thay máu”
Sau khi báo cáo khoản lỗ kỷ lục, Hitachi có một quyết định vô cùng táo bạo, đó chính là thay máu bộ máy lãnh đạo cao cấp. Năm 2009, Chủ tịch và Chủ tịch Hội đồng quản trị của Hitachi từ chức, thay thế bằng ông Takashi Kawamura. Tháng 4/2010, ông Hiroaki Nakanishi được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hitachi. Chính người đàn ông này đã dẫn dắt thành công cuộc chuyển mình của tập đoàn điện tử hàng đầu Nhật Bản trong khi những người chơi khác vẫn còn loay hoay. Ông Nakanishi được tạp chí Finacial Times tôn vinh là “lãnh đạo có ảnh hưởng nhất” trong hế hệ doanh nhân Nhật Bản.
Ông Hiroaki Nakanishi, cố Chủ tịch Hitachi
Ông Nakanishi gia nhập Hitachi ngay sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật điện thuộc Đại học Tokyo năm 1970. Ông thăng tiến nhanh chóng, từ Giám đốc nhà máy đến phụ trách kinh doanh tại châu Âu.
Công việc đầu tiên của ông khi ngồi ghế Chủ tịch là chuyển đổi Hitachi. Phương pháp của ông trở thành “mẫu mực” cho nỗ lực hồi sinh một tập đoàn truyền thống của Nhật Bản. Ông hoặc bán bớt hoặc mua lại cổ đông thiểu số, biến công ty thành một tập đoàn kỹ thuật tập trung hơn.
Trong suốt nhiệm kỳ Chủ tịch, tỉ suất lợi nhuận của Hitachi tăng từ 2,3% năm 2009 lên 6,3% năm 2015. Ông trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị năm 2016. Nhờ những gì làm được trong tái cấu trúc Hitachi, ông nhận được sự kính trọng của giới doanh nhân Nhật Bản.
Ông Nakanashi tạo ra một Ban Giám đốc mang phong cách phương tây, bao gồm cả nữ giới và người nước ngoài. Không như nhiều doanh nhân trong nước, ông thực sự đánh giá cao vai trò của các Giám đốc độc lập.
Chủ tịch Hitachi thẳng thắn nói về các sai lầm của công ty, ngay cả khi nó ngụ ý chỉ trích ban lãnh đạo trong quá khứ. Ông thừa nhận đã mở rộng quá mức trong lĩnh vực điện tử và các quyết định quản lý không phù hợp với mô hình doanh nghiệp. Ông đưa ra ví dụ về hoạt động bán dẫn của Hitachi, ôm đồm mọi thứ từ thiết kế đến sản xuất dù ngành này đã được tiếp quản bởi các nhà máy gia công chip. Bộ phận chip của Hitachi đã sáp nhập với bộ phận chip của NEC, Misubishi Electric thành Renesas Electronics. Ông Nakanishi tin rằng điều đó giúp lợi nhuận tập đoàn ổn định hơn.
Với những vấn đề “sai ngay từ đầu”, ông chỉ ra cách khắc phục duy nhất là quản trị tốt hơn. Thách thức lớn với Hitachi là gần như mọi lãnh đạo cao cấp nhất đều gắn bó cả đời với công ty. Tuy nhiên, ông Nakanishi nhận định Hitachi cần thu hút thêm nhà quản lý bên ngoài.
Video đang HOT
Quả ngọt
Phong cách lãnh đạo của ông Nakanishi được BBC nhận xét là “không mang tính Nhật Bản”. Ông thẳng tay đóng cửa hoặc bán các bộ phận thua lỗ, hầu hết là điện tử tiêu dùng. “Công nghệ kỹ thuật số thay đổi mọi thứ. Trong ngành công nghiệp tivi, chỉ cần một con chip để sản xuất tivi cỡ lớn và sắc nét. Ai cũng làm được điều đó”. Cuộc cạnh tranh đã chuyển đổi từ ai sở hữu công nghệ tốt nhất sang ai có chiến lược bán hàng, tiếp thị tốt nhất và ngân sách quảng cáo khủng nhất. Ông Nakanishi đánh giá doanh nghiệp Nhật Bản không thể theo kịp, và đó là lý do ông từ bỏ các lĩnh vực này.
Chẳng hạn, ông quyết định mảng kinh doanh ổ đĩa cứng – dù vẫn đang tạo ra lợi nhuận – không còn phù hợp với Hitachi. Cuối năm 2010, công ty bắt đầu kế hoạch chào bán cổ phiếu của bộ phận với định giá khoảng 2 tỷ USD. Tuy nhiên, Western Digital đã mua lại với giá 4,8 tỷ USD. Vụ mua bán góp phần mang đến lợi nhuận hơn 437 tỷ yen trong năm tài khóa 2011 và giảm một phần lớn lực lượng lao động. Nó gửi đi một thông điệp rằng không có bộ phận nào được an toàn trong quá trình tái cơ cấu.
Song song với đó, ông quyết định công nghiệp nặng sẽ là ngành kinh doanh cốt lõi của Hitachi, bao gồm tua-bin khí, tua-bin hơi nước, nhà máy điện hạt nhân, tàu cao tốc… Ông tin đây là các lĩnh vực mà Hitachi vẫn còn lợi thế, đặc biệt tại các nước phát triển. Ở đây, họ chưa có bí quyết quy hoạch và xây dựng cụ thể cho các dự án hạ tầng lớn – thế mạnh của Hitachi. “Nó không chỉ là bán máy móc mà còn là kỹ thuật, lập kế hoạch, đôi khi là tài chính của một dự án. Toàn bộ quy trình này là lợi thế quan trọng nhất của chúng tôi”, ông Nakanishi nói.
Chiến lược của ông tỏ ra hiệu quả khi Hitachi có lãi trở lại và tăng trưởng liên tiếp. Không chỉ chuyển hướng kinh doanh của Hitachi, ông còn mở rộng bộ phận Social Innovation Business, chiến dịch cung cấp công nghệ và giải pháp, hệ thống công nghệ thông tin để giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Để tăng tốc chiến lược bành trướng thế giới, tháng 2/2015, Hitachi bỏ gần 260 tỷ yen mua đơn vị tín hiệu và đường sắt của công ty hàng không, quốc phòng Finmeccanica, đánh dấu một trong các thương vụ mua lại đắt giá nhất từ trước tới nay của họ. Thương vụ giúp Hitachi có chỗ đứng tốt hơn tại châu Âu.
Trong năm tài khóa kết thúc ngày 31/3/2020, Hitachi ghi nhận doanh thu 78,75 tỷ USD, tiếp tục các thương vụ M&A khác để củng cố vị trí của mình. Gần đây nhất, công ty thông báo mua lại mảng Hệ thống Vận tải Mặt đất của Thales với giá 1,66 tỷ EUR.
Ông Nakanishi qua đời ngày 1/7 vừa qua, thọ 75 tuổi. Tuy nhiên, di sản ông để lại cho Hitachi nói riêng và ngành công nghệ Nhật Bản nói chung sẽ không biến mất. Ngay từ đầu, ông luôn quan niệm tương lai của Hitachi phụ thuộc vào quá trình chuyển đổi thành một doanh nghiệp toàn cầu. “Chỉ đưa dịch vụ và sản phẩm bán tại Nhật Bản đến cho khách hàng quốc tế là không đủ. Muốn thực sự tìm ra thứ họ cần, các bạn không thể ngồi tại bàn làm việc ở Nhật Bản và nghiên cứu, bạn phải bước ra thị trường, học ngôn ngữ của họ và tự cảm nhận”, ông nói trong cuộc gặp mặt 800 nhân viên mới năm 2012.
Xiaomi báo cáo doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng ổn định trong Quý 3 2021
Doanh thu theo quý từ các dịch vụ Internet đạt mức cao mới với khả năng sinh lời ổn định. Tăng trưởng vững chắc với số lượng người dùng MIUI trên toàn cầu của Xiaomi trong 30 ngày vượt 500 triệu người.
Xiaomi công ty điện tử tiêu dùng và sản xuất thông minh, smartphone và phần cứng thông minh dựa trên cốt lõi mạng Internet kết nối Vạn vật (IoT), đã công bố Báo cáo tài chính chưa thẩm định trong 3 và 6 tháng kết thúc vào ngày 30 tháng 9 năm 2021.
Trong quý 3 năm 2021, tổng doanh thu của Xiaomi đạt 78,1 tỷ NDT, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận ròng điều chỉnh đạt 5,2 tỷ NDT, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bị ảnh hưởng bởi môi trường vĩ mô toàn cầu cũng như tâm lý thị trường đối với lĩnh vực công nghệ ở Trung Quốc trong quý 3, các khoản đầu tư dài hạn của Xiaomi được đo lường theo giá trị hợp lý thông qua lãi hoặc lỗ trong giai đoạn hiện tại đã tạo ra các khoản lỗ tài chính chưa thực hiện có tác động đáng kể đến lợi nhuận ròng của Xiaomi. Tuy nhiên, lợi nhuận kinh doanh cốt lõi của Xiaomi vẫn duy trì mức tăng trưởng ổn định. Xiaomi đã cho thấy mô hình kinh doanh và hoạt động xuất sắc với tổng doanh thu và lợi nhuận ròng đã điều chỉnh đều duy trì mức tăng trưởng vững chắc.
Trong khi đó, số người dùng MIUI trong 30 ngày trên toàn cầu của Xiaomi đã vượt quá 500 triệu người tính đến ngày 22 tháng 11 năm 2021, đánh dấu một cột mốc quan trọng khác cho chiến lược "Smartphone x AIoT" của Xiaomi.
Các điểm nhấn nổi bật về tài chính của Q3/2021:
Tổng doanh thu 78,06 tỷ NDT, tăng 8,2% so với cùng kì năm ngoái;
Lợi nhuận gộp xấp xỉ 14,29 tỷ NDT, tăng 40,6% so với cùng kì năm ngoái;
Lợi nhuận ròng sau điều chỉnh không theo IFRS là 5,18 tỷ NDT, tăng 25,4% so với cùng kì năm ngoái.
Đại diện Xiaomi cho biết, "Trong quý 3 năm 2021, chúng tôi đã tiếp tục củng cố chiến lược cốt lõi 'Smartphone AIoT' và tiến sâu vào thị trường smartphone cao cấp. Chúng tôi hiện đang dẫn đầu về lượng smartphone xuất xưởng tại 11 quốc gia và khu vực. Chúng tôi sẽ tiếp tục khám phá, đổi mới sản phẩm và công nghệ để nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường cao cấp. Doanh thu từ các dịch vụ Internet của chúng tôi đã đạt mức cao mới theo quý và chúng tôi vẫn cam kết tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để củng cố thêm khả năng cạnh tranh cốt lõi của sản phẩm của chúng tôi". Kể từ ngày 22 tháng 11 năm 2021, số lượng người dùng MIUI toàn cầu trong 30 ngày đã vượt quá 500 triệu, đánh dấu một cột mốc quan trọng khác cho chiến lược 'Smartphone x AIoT' của Xiaomi.
Đánh giá kết quả kinh doanh trong quý
Doanh thu từ các dịch vụ Internet của quý đạt mức cao mới
Trong quý 3, lợi nhuận của Xiaomi tiếp tục được tăng trưởng khi doanh thu từ các dịch vụ Internet đạt 7,3 tỷ NDT - mức cao mới theo quý, tăng 27,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ suất lợi nhuận gộp của mảng dịch vụ Internet là 73,6%, cao hơn 13,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, cơ sở người dùng Internet toàn cầu của Tập đoàn tiếp tục mở rộng nhanh chóng trong quý 3. Kể từ ngày 22 tháng 11 năm 2021, số lượng người dùng MIUI trong 30 ngày trên toàn cầu lần đầu tiên vượt quá 500 triệu người, đánh dấu một cột mốc quan trọng khác cho quá trình mở rộng toàn cầu của Xiaomi. Vào tháng 9 năm 2021, MAU của MIUI tăng lên 485,9 triệu, tăng 32,0% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, số MAU ở thị trường Trung Quốc tăng lên 127,3 triệu, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước và tăng ròng cho quý thứ tư liên tiếp. Vào tháng 9 năm 2021, MAU của smart TV toàn cầu của Xiaomi và Xiaomi Box đã mở rộng hơn 33,0% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến ngày 30 tháng 9 năm 2021, số lượng người đăng ký truyền hình trả phí của Tập đoàn là 4,7 triệu người, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước.
Trong quý 3 năm 2021, doanh thu quảng cáo của Xiaomi đạt 4,8 tỷ NDT, tăng 44,7% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu do mở rộng cơ sở người dùng, tỷ lệ người dùng smartphone cao cấp cao hơn và khả năng tiền tệ hoá mạnh mẽ hơn. Doanh thu từ lĩnh vực gaming của Xiaomi đạt 1,0 tỷ NDT, tăng 25,0% so với cùng kỳ năm trước do hiệu suất mạnh mẽ của các game mới chất lượng cao và doanh thu trung bình từ game trên mỗi người dùng ("ARPU") cao hơn nhờ smartphone chơi game và smartphone cao cấp. Doanh thu của Xiaomi từ các dịch vụ giá trị gia tăng khác lên tới 1,6 tỷ NDT trong quý 3. Trong quý 2 năm nay, nền tảng thương mại điện tử Youpin của Xiaomi đã ra mắt thương hiệu tiêu dùng mới Life Element, cung cấp nhiều loại sản phẩm hàng ngày chất lượng cao với mức giá cạnh tranh. Gần đây nhất, vào tháng 11 năm 2021, Youpin cũng đã ra mắt hệ thống thành viên trả phí UP để cải thiện liên tục trải nghiệm mua sắm trực tuyến của người dùng.
Trong quý 3 năm 2021, doanh thu từ các dịch vụ Internet ở các thị trường nước ngoài của Xiaomi đạt 1,5 tỷ NDT, tăng 110,0% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 19,9% tổng doanh thu dịch vụ Internet và lập kỷ lục hàng quý mới. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng và hợp tác sâu sát hơn với các đối tác kinh doanh toàn cầu của Tập đoàn và tích cực khai khám phá các dịch vụ Internet mới ở thị trường nước ngoài.
Xiaomi vẫn cam kết đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cốt lõi của các sản phẩm của hãng. Trong ba quý đầu năm 2021, tổng chi phí nghiên cứu và phát triển của Tập đoàn đạt 9,3 tỷ NDT, tăng 51,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Vào tháng 9 năm 2021, Xiaomi đã giới thiệu Smart glass Xiaomi mà chúng tôi rất tự hào với màn hình hiển thị thông tin trực quan cùng các tính năng tương tác. Vào tháng 11 năm 2021, Xiaomi đã ra mắt Công nghệ Loop LiquidCool giúp cải thiện khả năng tản nhiệt của smartphone khi sử dụng trong thời gian dài. Tính đến ngày 30 tháng 9 năm 2021, nhóm nghiên cứu và phát triển của Xiaomi có tổng cộng 13.919 nhân viên, chiếm hơn 44% tổng số nhân viên của Tập đoàn.
Doanh thu tăng trưởng mạnh mẽ ở thị trường nước ngoài với số lượng smartphone xuất xưởng đứng số 1 tại 11 quốc gia và khu vực
Doanh thu của Xiaomi từ thị trường nước ngoài đạt 40,9 tỷ NDT trong quý 3 năm 2021, chiếm 52,4% tổng doanh thu. Bất chấp sự thiếu hụt toàn cầu về các bộ phận quan trọng của máy, Xiaomi đã củng cố vị thế thị trường của mình bằng cách tối ưu hóa việc phân bổ nguồn lực thị trường toàn cầu và củng cố các kênh phân phối của hãng phù hợp với điều kiện địa phương. Theo Canalys, thị phần xuất xưởng điện thoại thông minh của Xiaomi trong quý 3 đứng vị trí số 1 tại 11 quốc gia và khu vực và nằm trong top 5 tại 59 quốc gia và khu vực trên toàn cầu.
Trong quý 3, Xiaomi đã tiếp tục đẩy mạnh sự hiện diện của hãng trên thị trường toàn cầu. Theo Canalys, trong Q3/2021, Xiaomi đứng thứ 2 ở châu u với thị phần smartphone là 21,5%. Tại Tây u, thị phần smartphone Xiaomi đạt 17,0% và đứng trong top 3 về lượng xuất xưởng; ở Trung và Đông u, Xiaomi đứng thứ 2 với 28,7% thị phần xuất xưởng smartphone. Cũng trong Q3/2021, Xiaomi đã bán được hơn 6,8 triệu smartphone thông qua các kênh của nhà mạng ở các thị trường nước ngoài, ngoại trừ Ấn Độ, tăng hơn 130% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo Canalys, thị phần smartphone Xiaomi tại các kênh của nhà mạng Tây u đã tăng từ 4,6% trong quý 3 năm 2020 lên 13,0% trong quý 3 năm 2021.
Đồng thời, Xiaomi tiếp tục đẩy mạnh tính cạnh tranh tại các thị trường mới nổi. Theo Canalys, trong Q3/2021, thị phần của Xiaomi tại Mỹ Latinh, Trung Đông và Châu Phi lần lượt đạt 11,5%, 16,3% và 7,3%. Ngoài ra, Xiaomi tiếp tục duy trì vị trí số 1 về lượng xuất xưởng smartphone tại Ấn Độ trong quý thứ 16 liên tiếp.
Số lượng smartphone xuất xưởng quý 3 xếp thứ 3 toàn cầu với những cải tiến không ngừng trong thị trường cao cấp
Trong Q3/2021, bất chấp sự thiếu hụt toàn cầu của các bộ phận thiết bị quan trọng, các lô hàng smartphone toàn cầu của Xiaomi vẫn đạt số lượng 43,9 triệu. Theo Canalys, trong Q3/2021, các lô hàng smartphone toàn cầu của Tập đoàn xếp thứ 3 với thị phần 13,5%. Tổng doanh thu từ smartphone của Xiaomi đạt 47,8 tỷ NDT với tỷ suất lợi nhuận gộp là 12,8%, tăng 4,4 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái.
Chiến lược phân khúc người dùng của Xiaomi và các sản phẩm mới cho phép Tập đoàn mở rộng cơ sở người dùng của mình. Đối với nhiều smartphone mới ra mắt trong năm nay, hơn một nửa số người dùng là người dùng Xiaomi mới. Xiaomi đã giới thiệu dòng Xiaomi Civi hoàn toàn mới vào tháng 9 năm 2021 và được người dùng đón nhận nồng nhiệt.
Trong ba quý đầu năm 2021, các lô hàng smartphone Xiaomi trên toàn cầu có giá từ 3.000 NDT trở lên ở Trung Quốc và 300 EUR hoặc tương đương ở các thị trường nước ngoài, đạt tổng giá trị khoảng 18 triệu, chiếm hơn 12% tổng số lô hàng. Tại các thị trường nước ngoài, tổng lô hàng smartphone có giá từ 300 EUR trở lên hoặc tương đương đã tăng hơn 180% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý 3, chủ yếu ở Mỹ Latinh, Tây u và Trung Đông.
Trong Lễ hội mua sắm Ngày Độc thân của tháng 11, smartphone Xiaomi và Remi đã cùng nhau xếp thứ nhất về doanh số bán hàng trên Tmall.com, JD.com và Suning.com. Smartphone cao cấp của Tập đoàn cũng đứng vị trí số 1 trong số các smartphone Android có giá trên 4.000 NDT trên Tmall.com và JD.com. Ngoài ra, trong Lễ hội mua sắm, tổng doanh số bán smartphone của Xiaomi từ các kênh phân phối của hãng đã tăng hơn 110% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chiến lược 'Smartphone x AioT' cùng các nỗ lực tăng trưởng bán lẻ mới tiếp tục được đẩy mạnh
Doanh thu mảng sản phẩm IoT và phong cách sống của Xiaomi đạt 20,9 tỷ NDT trong quý 3 năm 2021, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, doanh thu các sản phẩm IoT và phong cách sống của Tập đoàn đã đạt mức cao kỷ lục mới bất chấp những thách thức trong dịch vụ hậu cần vận chuyển hàng hải ở nước ngoài trong quý này.
Trong quý 3, trong bối cảnh doanh số bán TV toàn cầu sụt giảm so với cùng kỳ năm trước, lô hàng smart TV toàn cầu của Xiaomi đạt 3,0 triệu chiếc với mức tăng doanh thu hàng năm là 19,5%. Theo All View Cloud ("AVC"), các lô hàng TV của Xiaomi xếp thứ nhất tại Trung Quốc trong quý thứ 11 liên tiếp và nằm trong số 5 sản phẩm hàng đầu trên toàn cầu vào quý 3 năm 2021.
Ngoài ra, Xiaomi đã mở rộng các danh mục thiết bị gia dụng thông minh cao cấp để giúp người dùng tạo ra một môi trường sống trong lành và thoải mái. Trong quý 3, Xiaomi đã ra mắt các thiết bị gia dụng thông minh bao gồm Tủ lạnh thông minh 4 cửa Xiaomi 550L và Máy giặt mini Xiaomi. Máy điều hòa không khí thông gió thông minh của Xiaomi cũng là một sản phẩm nhận được phản hồi tốt từ khách hàng. Trong Lễ hội mua sắm Ngày Độc thân tháng 11, tổng doanh số bán hàng thiết bị gia dụng của Xiaomi xếp thứ 3 trên JD.com.
Nền tảng AIoT của Xiaomi tiếp tục được không ngừng mở rộng. Tính đến ngày 30 tháng 9 năm 2021, số lượng thiết bị IoT được kết nối (không bao gồm smartphone, máy tính bảng và laptop) trên nền tảng AIoT lần đầu tiên vượt mốc 400 triệu thiết bị. Số lượng người dùng có từ năm thiết bị trở lên được kết nối với nền tảng AIoT (không bao gồm smartphone, máy tính bảng và laptop) đã vượt quá 8 triệu người.
Năm nay Xiaomi đã đẩy mạnh các nỗ lực tăng trưởng bán lẻ mới, củng cố thêm vị trí dẫn đầu của hãng trên các kênh trực tuyến trong khi nhanh chóng mở rộng các kênh phân phối trực tiếp. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng số cửa hàng bán lẻ của Xiaomi ở Trung Quốc đã vượt qua con số 10.000. Xiaomi hy vọng sự tăng trưởng đến từ việc thâm nhập các phân khúc thấp hơn sẽ cho phép Tập đoàn phục vụ nhiều người tiêu dùng hơn ở Trung Quốc.
Người Nhật sắp ngưng sử dụng đĩa mềm Phương tiện lưu trữ này từ lâu đã lỗi thời tại nhiều nước, nhưng vẫn được sử dụng tại Nhật Bản. Trong khi người dùng tại nhiều quốc gia chuyển sang sử dụng những phương tiện lưu trữ mới hơn, nhiều cơ quan hành chính tại Nhật vẫn dùng đĩa mềm để lưu và trao đổi dữ liệu. Chuyện đó sẽ sớm thay...