Hiroshima tưởng niệm 74 năm vụ ném bom nguyên tử
Thành phố Hiroshima của Nhật Bản đã tổ chức lễ tưởng niệm 74 năm ngày quả bom nguyên tử đầu tiên của thế giới thả xuống đây.
Lễ tưởng niệm diễn ra tại Công viên Tưởng niệm Hòa bình
Lễ tưởng niệm bắt đầu từ 8h sáng 6-8 tại Công viên Tưởng niệm Hòa bình với sự tham dự của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và đại diện nhiều nước trên thế giới.
Danh sách 319.186 nạn nhân của vụ ném bom được đặt trong 1 tấm bia tưởng niệm, bao gồm cả tên những người đã qua đời trong vòng 1 năm qua.
Video đang HOT
Những người tham dự buổi lễ dành 1 phút mặc niệm vào lúc 8h15, là thời điểm quả bom nguyên tử thả xuống vào ngày 6-8-1945.
Lễ tưởng niệm diễn ra trong bối cảnh triển vọng đạt được thế giới không có vũ khí hạt nhân ngày càng không chắc chắn khi Hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân có tính bước ngoặt do Mỹ và Liên Xô (trước đây) ký kết cách đây 30 năm đã hết hiệu lực vào thứ sáu tuần trước.
Theo thanhnien
Bất ngờ với khả năng sẵn sàng chiến đấu của oanh tạc cơ siêu thanh B-1B Mỹ
Chỉ có khoảng 10% số oanh tạc cơ B-1B Lancer ở Mỹ là sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu, trong khi không quân Mỹ đang xin thêm ngân sách sửa chữa và bảo trì số máy bay còn lại.
Không quân Mỹ chỉ còn 6 chiếc đủ khả năng chiến đấu.
Theo Sputnik, oanh tạc cơ siêu thanh B-1B là một trong 3 mẫu oanh tạc cơ ném bom chiến lược của Mỹ hiện nay, bên cạnh "pháo đài bay" B-52 và oanh tạc cơ tàng hình B-2.
B-1B ban đầu được chế tạo để thay thế "pháo đài bay" B-52 vì mẫu máy bay này vừa có thể mang khối lượng bom tương đương, vừa đạt tốc độ tối đa tới 1.300 km/giờ.
Trên thực tế, sự xuất hiện của tên lửa hành trình, oanh tạc cơ tàng hình và chi phí vận hành đắt đỏ khiến không quân Mỹ không mặn mà với B-1B.
Tại Ủy ban Quân vụ Thượng viện, Thượng nghị sĩ Mỹ Mike Rounds tiết lộ rằng trong số 61 oanh tạc cơ B-1B còn hoạt động của không quân Mỹ, chỉ có 6 chiếc là sẵn sàng chiến đấu, tương đương khoảng 10%.
39 máy bay còn lại vẫn mắc kẹt trong quá trình kiểm tra, 15 chiếc khác đang được bảo dưỡng. Số còn lại không được nhắc đến.
Tư lệnh Bộ Chỉ huy Chiến lược Mỹ, tướng John Hyten, người sẽ trở thành Phó Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, nói: "Không quân hoàn toàn có thể giải quyết xong vấn đề với những chiếc B-1B nếu có nguồn tài chính ổn định".
Tướng Mỹ Timothy M. Ray, từng nói về số phận của oanh tạc cơ B-1B: "Những máy bay này đã tồn tại hàng chục năm. Tình trạng xuống cấp đang trở nên nặng nề hơn".
Tướng Hyten một mặt yêu cầu được cấp thêm ngân sách, mặt khác chỉ trích việc Bộ Chỉ huy Trung tâm (CENTCOM) từng huy động quá nhiều B-1B cho các nhiệm vụ không cần thiết, dẫn đến tình trạng cần phải sửa chữa toàn diện như hiện nay.
Sự thiếu hụt oanh tạc cơ B-1B khiến Mỹ mất đi một lựa chọn tấn công siêu thanh tầm xa. Nhiều phi công Mỹ được huấn luyện để điều khiển oanh tạc cơ B-1B, nhưng cuối cùng lại được điều chuyển sang đơn vị khác vì không có máy bay hoạt động.
Theo Danviet
Nghị sĩ Nga muốn ném bom vào các đám cháy rừng để dập lửa Ông Yevgeniya Borovikova, một nghị sĩ Nga vừa đưa ra đề xuất ném bom vào các đám cháy rừng ở Siberia để giải quyết vấn đề này. Theo ông Borovikova, ở Thụy Điển, một đám cháy rừng đã được dập tắt bằng cách thả một quả bom vào đó. Khi vụ nổ bom xảy ra, oxy bị hấp thụ tích cực, triệt tiêu...