Hình vẽ khổng lồ con mèo kì lạ xuất hiện ở sa mạc Nazca
Các nhà khảo cổ học ở Peru vừa công bố phát hiện mới về hình vẽ một con mèo khổng lồ ở sa mạc Nazca nổi tiếng.
Nhấn để phóng to ảnh
Hình vẽ con mèo khổng lồ mới được phát hiện ở Peru.
Hình vẽ này sẽ tham gia vào danh sách các hình vẽ khổng lồ trên mặt đất (geoglyph) ở Peru, một trong những bí ẩn lớn nhất trong khảo cổ học do số lượng và kích thước của chúng.
Bước đầu nghiên cứu, các nhà khoa học tin rằng những hình vẽ này được tạo ra trên mặt đất có thể có chức năng nghi lễ và thiên văn. Đặc biệt hơn, bức vẽ khổng lồ về một con mèo chưa được khám phá trong sa mạc Nazca nổi tiếng trong hơn 2.000 năm.
Bộ Văn hóa Peru cho biết thiết kế dài 37m của hình vẽ này hầu như không được nhìn thấy và đang trên đà biến mất vì nó nằm trên một ngọn đồi có độ dốc lớn, chịu tác động của xói mòn tự nhiên.
Video đang HOT
Hình vẽ được phát hiện khi các cơ quan chức năng đang cố gắng cải thiện điểm nhìn ra nơi du khách có thể xem các bản vẽ địa lý khác tạo nên Đường Nazca nổi tiếng.
Jhonny Isla, nhà khảo cổ học, Giám đốc Kế hoạch Quản lý Nazca-Palpa tại Bộ Văn hóa Peru, cho biết ông hy vọng rằng sẽ có nhiều khám phá hơn nữa trong tương lai.
“Hình vẽ tiếp tục gây ngạc nhiên. Nhiều người đặt câu hỏi là làm thế nào chúng ta vẫn tìm thấy các geoglyph mới. Trên thực tế, có những hình mới và chúng tôi sẽ tiếp tục tìm thêm. Điều này đã được cải thiện rất nhiều trong những năm gần đây với việc sử dụng các công nghệ hiện đại. Trước đây, chúng tôi có những bức ảnh chụp từ trên không hoặc ảnh từ máy bay, nhưng bây giờ chúng tôi đã có những bức ảnh có thể chụp bằng máy bay không người lái ở độ cao rất thấp và điều đó giúp ích rất nhiều”, Isla nói.
Các nhà khảo cổ ước tính rằng hình vẽ con mèo đã xuất hiện trên mặt đất từ năm 500 trước Công nguyên đến năm 500 sau Công nguyên hoặc thậm chí sớm hơn.
Nằm trong sa mạc cùng tên cách thủ đô Lima khoảng 400km, những bức vẽ địa lý này là một trong những bí ẩn khảo cổ học lớn nhất. Chúng được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1927 bởi một nhà khảo cổ học địa phương. Đến cuối thế kỷ XX đã được công nhận là Di sản Thế giới của UNESCO.
Bình thường hầu như không thể nhận thấy chúng ở mặt đất, nhưng nếu bạn nhìn từ trên cao, có thể thấy những hình vẽ khổng lồ, chủ yếu là thực vật và động vật. Một số geoglyph chỉ có thể được xem từ trên không.
Một số nhà nghiên cứu cho biết những hình vẽ khổng lồ này có chức năng nghi lễ và được dùng làm quà tặng cho các vị thần. Tháng 11 năm ngoái, các nhà khoa học Nhật Bản đã phát hiện ra 140 geoglyph ở sa mạc Nazca sau 15 năm nghiên cứu, liên quan đến hình ảnh vệ tinh và hệ thống quét trí tuệ nhân tạo.
Trước khi phát minh ra giấy vệ sinh thì con người dùng gì?
Trong những ngày đầu của đại dịch Covid-19, giấy vệ sinh trở nên khó kiếm gần bằng một thiết bị bảo vệ cá nhân.
Giấy vệ sinh là mặt hàng được ưa chuộng những ngày đầu đại dịch Covid-19.
Mặc dù giấy vệ sinh đã tồn tại ở thế giới phương Tây từ ít nhất là thế kỷ XVI sau Công nguyên và ở Trung Quốc từ thế kỷ II trước Công nguyên, nhưng ngày nay vẫn có hàng tỷ người không dùng giấy vệ sinh hàng ngày. Thời sơ khai, giấy vệ sinh còn khan hiếm hơn nữa.
Vậy thì người cổ đại dùng gì để lau sau mỗi lần đi vệ sinh?
Nếu chỉ bằng cách phát hiện khảo cổ học thì thật khó có thể trả lời câu hỏi này. Hầu hết các nguyên liệu đều không còn vì chúng là nguyên liệu hữu cơ và tiêu hủy tự nhiên. Tuy vậy, các chuyên gia vẫn có thể phục chế lại một số mẫu vật, trong đó có một số dấu vết của phân, và những mô phỏng về tiền thân của giấy vệ sinh trong một số tác phẩm nghệ thuật và văn học.
Xuyên suốt chiều dài lịch sử, con người đã sử dụng tất cả mọi thứ từ những vật có trong tay cho đến lõi ngô, hay cả tuyết để lau chùi sau khi đi vệ sinh. Theo một nghiên cứu đã công bố vào năm 2016, một trong những vật liệu cổ nhất được nhắc đến là que vệ sinh, được sử dụng ở Trung Quốc cách đây 2.000 năm. Que vệ sinh, hay còn gọi là đồ vệ sinh bằng tre, là que bằng gỗ hoặc tre có quấn vải bên ngoài.
Trong giai đoạn Hy La từ năm 332 trước Công nguyên đến năm 642 trước Công nguyên, người Hy Lạp và người La Mã lau vệ sinh bằng một loại que cuốn bùi nhùi xốp ở đầu. Chiếc que này được để ở nhà vệ sinh công cộng để dùng chung. Một số học giả cho rằng chiếc que này không phải dùng để vệ sinh cá nhân mà để cọ bồn vệ sinh. Que này được làm sạch bằng cách ngâm vào xô nước muối hoặc dấm hoặc xối dưới vòi nước chảy đặt phía dưới bồn vệ sinh.
Người Hy Lạp và La Mã còn dùng các mảnh gốm mài thành hình bầu dục hoặc hình tròn. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy di tích của các mảnh gốm này có dính phân và một chiếc cốc uống rượu khắc hình một người đàn ông lau vệ sinh bằng mảnh gốm này. Dường như người Hy Lạp còn vệ sinh cá nhân bằng một loại mảnh gốm có khắc tên kẻ thù mà họ bầu vào diện phải tẩy chay. Sau đợt bầu, họ thường dùng các mảnh gốm này để lau vệ sinh. Tuy nhiên, vật liệu của các mảnh gốm này có thể gây xước hậu môn, làm viêm tấy da và trĩ ngoài.
Những mảnh vỡ của miếng gốm ostraka từ thế kỷ V trước Công nguyên ở Athens, Hy Lạp.
Ở Nhật Bản vào thế kỷ VIII sau Công nguyên, người ta dùng một loại que gỗ khác để làm sạch cả bên ngoài lẫn bên trong hậu môn. Mà mặc dù các loại que vẫn được dùng phổ biến để làm vệ sinh cá nhân trong suốt lịch sử, người cổ đại từng vệ sinh bằng nhiều loại vật liệu khác, như nước, lá, cỏ, đá, lông động vật và vỏ sò. Vào thời Trung cổ, con người còn dùng cả rêu, cói, rơm và các mảnh thảm dệt.
Người ta dùng quá nhiều thứ đến nỗi tiểu thuyết gia người Pháp Franois Rabelais vào thế kỷ XVI đã viết một bài thơ châm biếm về vấn đề này. Bài thơ của ông lần đầu tiên đề cập đến giấy vệ sinh trong thế giới phương Tây, nhưng ông gọi đó là thứ không hiệu quả. Thay vào đó, ông kết luận rằng dùng cái cổ của một con ngỗng là cách tốt nhất. Mặc dù tác giả này chỉ đùa vui thôi, rằng "lông ngỗng cũng hiệu quả chẳng kém bất cứ thứ nguyên liệu hữu cơ nào khác".
Cứ cho là như vậy, thì thậm chí ngày nay không phải ở đâu cũng dùng giấy vệ sinh. Ví dụ một tờ báo của cộng đồng người Ấn Độ ở Úc SBS Punjabi đã chế giễu người phương Tây đi gom giấy vệ sinh hồi đầu đại dịch và khuyên họ nên dùng nước rửa chứ đừng chùi.
Bí ẩn hài cốt nhiều trẻ em chôn cất với tiền xu trong miệng ở Ba Lan Xác chết của 115 trẻ em đã được phát hiện bởi các công nhân xây dựng đường S19 mới ở Jeowe gần thị trấn Nisko, thuộc tỉnh Podkarpackie, đông nam Ba Lan. Phát hiện kỳ lạ này đã xác nhận một niềm tin địa phương có từ lâu đời về sự tồn tại một nghĩa địa trẻ em bị lạc được đặt ở...