Hình vẽ duy nhất của loài vượn cáo khổng lồ
Các nhà khoa học phát hiện hình vẽ vượn cáo cổ đại từng sống ở những khu rừng phía tây Madagascar cách đây ít nhất 1.000 năm trong lúc khám phá hang động.
Hình vẽ mô tả vượn cáo khổng lồ trên vách hang động. Ảnh: Ancient Origins.
Nhóm nghiên cứu ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Anh tìm thấy bằng chứng hữu hình hé lộ dáng vẻ của vượn cáo khổng lồ. Trong nghiên cứu trên tạp chí Island and Coastal Archaeology, nhà nghiên cứu Julian Hume và cộng sự mô tả bức tranh vẽ vượn cáo. Hume cũng mô tả khu vực hóa thạch cho thấy vượn cáo khổng lồ tồn tại ở Madagascar tới ít nhất là 1.000 năm trước, rất lâu sau khi những người đầu tiên đặt chân lên đảo.
Hume kết luận Madagascar là ngôi nhà của nhiều loài vượn cáo khổng lồ, một số to ngang khỉ đột lưng bạc và dành nhiều thời gian ở nền rừng. Tuy bức tranh trong hang động không rõ nét, các chuyên gia đều đồng ý sinh vật được người cổ đại mô tả chính là loài vượn cáo khổng lồ nay đã tuyệt chủng. Theo nhóm nghiên cứu, vượn cáo có thể treo mình dưới cành cây và chậm rãi di chuyển dưới tán cây trong rừng khô.
Video đang HOT
Hume và cộng sự phát hiện hóa thạch của 4 loài vượn cáo khổng lồ nằm lẫn với xương của lợn đất Madagascar, chim cúc cu và loài fossa. Họ kết luận một trong những nguyên nhân chính dẫn tới sự tuyệt chủng của chúng là con người. Hang động trong rừng, nơi có hình vẽ cổ đại, là một trong những nơi trú ẩn cuối cùng của những loài vật này.
Giải mã bí ẩn mực khổng lồ 'quái vật' biển sâu
Một nhóm các nhà khoa học phân tích giải mã về một trong những sinh vật bí ẩn nhất đối với con người, mực khổng lồ, loài quái vật biển sâu.
Mực khổng lồ sống dưới những vùng nước sâu hàng cây số, gần như không có cách nào để con người có thể quan sát được môi trường sống của chúng. Mãi tới năm 2004, con người mới lần đầu quan sát được một con mực khổng lồ còn sống.
Theo tờ Smithsonian, mực khổng lồ lớn nhất từng được ghi nhận dài hơn 13 mét và nặng hơn 900 kg.
Vì sự sống bí ẩn của mình, loài mực khổng lồ thường gắn với những câu chuyện thần thoại từ thời cổ đại.
Dựa trên dữ liệu từ Bảo tàng lịch sử tự nhiên Mỹ, đài quan sát Charlotte đã ghi nhận nhiều trường hợp thủy thủ ngày xưa đã lầm tưởng mực khổng lồ này chính là nàng tiên cá hoặc sinh vật thần thoại nào đó.
Mực khổng lồ từng gây ám ảnh cho những thủy thủ đi biển đường dài
Mực khổng lồ thường được mô tả có kích thước cỡ chiếc xe buýt lớn, những xúc tu khủng có thể tóm gọn con mồi từ khoảng cách gần 1 mét.
Mới đây, các nhà khoa học đã có lời giải về bộ gen của sinh vật bí ẩn từng khiến nhiều người sợ hãi từ thời xa xưa.
Theo tờ Cnet, Nhà khoa học Caroline Albertin, Đại học Chicago, đồng tác giả nghiên cứu cho biết: "Bộ gen là bước đầu tiên để trả lời nhiều câu hỏi về sinh học của loài động vật kỳ lạ này".
Những câu hỏi đó bao gồm làm thế nào mà mực khổng lồ có được bộ não lớn nhất trong số các loài động vật không xương sống hay làm thế nào chúng trở nên nhanh nhẹn, khéo léo với cơ thể đồ sộ to lớn.
Caroline Albertin cho rằng động vật thân mềm tiến hóa độc lập với động vật có xương sống dù chúng cùng có nhiều đặc điểm phức tạp. Giải mã hệ gene của mực khổng lồ là bước mở đầu để giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu điều gì tạo nên động vật thân mềm cũng như cách những gene mới xuất hiện trong quá trình tiến hóa và phát triển.
Năm 2018, người ta phát hiện con mực khổng lồ dài 4,2 mét, mắc cạn ở bờ biển Wellington, New Zealand. Năm 2019, Cục quản lý dại dương và khí quyển quốc gia Mỹ NOAA lần đầu ghi hình mực khổng lồ cách New Orleans, Los Angeles khoảng 160 km về phía đông nam.
Những cục vàng nguyên khối, khổng lồ từng được con người phát hiện (phần 2) Kỷ lục chưa bị phá vỡ cho đến nay vẫn thuộc về khối vàng Holtermann với trọng lượng 290 kg, được tìm thấy ở bang New South Wales, Úc. Khối vàng Monumental nhìn từ một góc chụp khác. Tiếp theo phần 1, những khám phá thú vị về các cục vàng nguyên khối với kích thước lớn từng được loài người phát hiện,...