Hình thành 82 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung quy mô lớn
Từ năm 2008 đến nay, các huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đã chuyển đổi được hơn 10.000ha ruộng trũng sang nuôi trồng thủy sản với các mô hình lúa – cá hoặc chuyên cá.
Hiện toàn thành phố có 30.840ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, trong đó ao, hồ nhỏ là 6.706ha, hồ chứa mặt nước lớn 4.327ha, ruộng trũng 19.807ha; có 600 lồng bè nuôi trồng thủy sản trên các sông, hồ…
Cùng với đó, trên địa bàn thành phố đã hình thành 82 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung quy mô lớn tại các huyện: Ba Vì, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên… Ngoài ra, các hợp tác xã, người dân tích cực ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thủy sản. Hiện, trên địa bàn thành phố có hơn 9.000ha sử dụng chế phẩm sinh học, máy quạt nước trong nuôi trồng thủy sản; khoảng 60 bể nuôi cá theo mô hình “sông trong ao”; 18 cơ sở áp dụng nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP…
Hà Nội vẫn còn nhiều dư địa để phát triển nuôi trồng thủy sản
Theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Huy Đăng, TP Hà Nội có tiềm năng phát triển nuôi trồng rất lớn, bởi có tổng diện tích 30.840ha mặt nước, trong đó ao, hồ nhỏ là 6.706ha, hồ chứa mặt nước lớn 4.327ha, ruộng trũng 19.807ha...
Video đang HOT
Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Nội Tạ Văn Sơn cho biết, thực hiện chủ trương của TP Hà Nội, từ năm 2008 đến nay, các huyện, thị xã đã chuyển đổi được trên 10.000 ha ruộng trũng sang nuôi trồng thủy sản với các mô hình "lúa - cá" hoặc "chuyên cá"; đã xác định các vùng chuyên canh tập trung với 9.167ha tại 13 huyện, thị xã.
Hiện nay, toàn TP có trên 9.000 ha sử dụng chế phẩm sinh học, máy quạt nước trong nuôi trồng thủy sản; có trên 60 bể nuôi cá theo mô hình "sông trong ao"; 18 cơ sở áp dụng nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP...
Toàn TP Hà Nội phấn đấu mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 24.000ha với sản lượng 120.000 tấn.
Theo ông Tạ Văn Sơn, năm 2020, diện tích nuôi trồng thủy sản của TP là 23.400 ha, chiếm 75,8% diện tích tiềm năng và tăng 10,6% so với năm 2015; sản lượng đạt 116.500 tấn, tăng 3,5% so với năm 2019 và tăng 34,2% so với năm 2015. Sản lượng nuôi trồng thủy sản đã đáp ứng khoảng 50% nhu cầu sử dụng thực phẩm của người dân Thủ đô.
Trên địa bàn TP còn có 28 cơ sở sản xuất giống thủy sản; sản lượng giống các cơ sở sản xuất đạt 1.300 triệu cá bột, 800 triệu cá giống các loại, cơ bản đáp ứng nhu cầu của người nuôi trên địa bàn thành phố và cung cấp cho các địa phương lân cận.
Ông Tạ Văn Sơn nhấn mạnh, để phát huy tiềm năng, lợi thế trong nuôi trồng thủy sản và đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng của ngành nông nghiệp năm 2021 là 4,2% trở lên, thời gian tới, Chi cục Thủy sản Hà Nội triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trọng tâm là tổ chức lại sản xuất để phát huy tối đa hiệu quả.
Theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Huy Đăng, TP Hà Nội có tiềm năng phát triển nuôi trồng rất lớn, bởi có tổng diện tích 30.840 ha mặt nước, trong đó ao, hồ nhỏ là 6.706 ha, hồ chứa mặt nước lớn 4.327 ha, ruộng trũng 19.807 ha. Ngoài ra, còn một số con sông có khả năng phát triển nuôi cá lồng, bè như: Sông Đà, sông Hồng, sông Đuống, sông Đáy và các hồ chứa mặt nước lớn: Hồ Đồng Mô, hồ Suối Hai, hồ Đồng Sương.
Hiện có 600 lồng bè đang nuôi trồng thủy sản trên các sông, hồ của TP . Đáng chú ý, trên địa bàn TP đã hình thành 82 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung quy mô lớn tại 82 xã thuộc 11 huyện, thị xã. Đây là những điều kiện thuận lợi để Hà Nội thúc đẩy phát triển nuôi trồng thủy sản trong thời gian tới.
TP Hà Nội sẽ mở rộng diện tích nuôi trồng đạt 24.000ha với sản lượng thủy sản 120.000 tấn. Để thực hiện được các mục tiêu này, đi đôi với rà soát, mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản ở các diện tích ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả chuyển sang mô hình kết hợp "cá - lúa" hoặc "chuyên cá".
Sở NN&PTNT sẽ tham mưu TP bố trí ngân sách kết hợp với nguồn lực của các huyện, thị xã đầu tư cải tạo giao thông, nạo vét kênh mương cấp, thoát nước cho các vùng nuôi trồng thủy sản tại các huyện Ba Vì, Ứng Hòa, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Phú Xuyên...
Hỗ trợ xây dựng chợ thủy sản đầu mối tại huyện Ba Vì và Ứng Hòa; xây dựng chuỗi khép kín, chuỗi liên kết trong sản xuất - kinh doanh thủy sản; hỗ trợ các hợp tác xã tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm...
Sở NN&PTNT cũng sẽ tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét hỗ trợ con giống chất lượng tốt cho các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung. Triển khai có hiệu quả công tác giám sát, cảnh báo môi trường nước, phòng, chống dịch bệnh cho các vùng nuôi trồng tập trung; quản lý tốt thức ăn, hóa chất, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ trong nuôi trồng thủy sản; liên kết vùng giữa các tỉnh, TP trong việc tiêu thụ sản phẩm..., qua đó phát huy tối đa lợi thế của ngành nuôi trồng thủy sản của Thủ đô.
Tân Phú còn nhiều khó khăn trong xây dựng nông thôn mới Ngày 9-4, đoàn công tác do Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND H. Tân Phú về tình hình thực hiện kế hoạch năm 2021, mục tiêu hướng đến năm 2025 về phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Tân Phú quan tâm xây dựng các vùng sản xuất...