Hình phạt đọc tiểu thuyết kinh điển thay cho ngồi tù
Ben John được yêu cầu đọc “Kiêu hãnh và định kiến” và một loạt tác phẩm văn học kinh điển, tránh xa thông tin độc hại trên mạng nếu không muốn thi hành bản án 2 năm tù.
Nam sinh viên 21 tuổi sẽ phải trở lại tòa án bốn tháng một lần để thẩm phán kiểm tra quá trình đọc qua việc tóm tắt nội dung, bối cảnh, nghệ thuật xây dựng nhân vật, tính triết lý của tác phẩm…
Trong phiên toà ngày 31/8, Ben John bị Toà phán thành phố Leicester tuyên phạt 2 năm tù về tội Sở hữu hồ sơ thông tin khủng bố. Anh ta được hưởng án treokèm điều kiện phải đọc hết các tác phẩm kinh điển văn học Anh và vượt qua bài kiểm tra định kỳ của thẩm phán.
Tiểu thuyết kinh điển “Kiêu hãnh và định kiến” của Jane Austen nằm trong top 30 cuốn sách hay nhất mọi thời đại, theo bình chọn của The Greatest Books. Ảnh: Insider
“Hãy bắt đầu với Kiêu hãnh và định kiến của Jane Austen, Câu chuyện về Hai thành phố của Charles Dickens và Đêm thứ mười hai của William Shakespear, đọc nghiêm túc đi, tôi sẽ kiểm tra cậu”, thẩm phán cảnh báo.
Thẩm phán yêu cầu anh ta tránh xa các tài liệu độc hại trên mạng xã hội. “Tôi sẽ theo dõi cậu. Nếu làm tôi thất vọng, cậu biết điều gì sẽ xảy ra rồi đấy”.
John bị cáo buộc đã tải về máy tính cá nhân gần 68.000 tài liệu lưu hành từ những năm 1970, được cơ quan an ninh đánh giá “cực kỳ nguy hiểm”, xung quanh nguyên lý chế tạo bom huỷ diệt và thuyết vô chính phủ. John cũng nhận là thành viên của một tổ chức cánh hữu cực đoan trực tuyến có động cơ phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa phát xít mới.
Video đang HOT
Hành vi của John bị thẩm phán cho rằng là “điên rồ của tuổi trẻ” và việc đọc sách là “cơ hội cuối cùng” dành cho anh ta.
Ben John hầu toà hôm 31/8. Ảnh: Telegraph
Sau khi phán quyết của toà, nhiều phụ huynh đồng tình về bản án nhân văn, mang tính giáo dục vì bị cáo còn quá trẻ. Song nhiều nhà hoạt động xã hội lo ngại bản án quá nhẹ có thể tác dụng ngược, khuyến khích tội phạm trẻ tuổi.
Chương trình Giáo dục phổ thông 2018: Chấm dứt học văn theo mẫu!
"Củng cố dạy tiếng Việt"; "chấm dứt học theo văn mẫu/bài mẫu, dẫn tới triệt tiêu sự sáng tạo của thầy và trò" là những điểm Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh đối với dạy và học môn Ngữ văn ở bậc trung học.
Sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn mới lớp 6 theo chương trình Giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018 đã cụ thể hóa lưu ý trên bằng những nội dung và yêu cầu sát thực.
Rèn luyện đồng đều 4 năng lực: Đọc- nói- viết- nghe
Để không còn tình trạng một học sinh (HS) viết rất hay nhưng nói dở; nói rất hay nhưng viết dở; đọc bài mà không hiểu hoặc nghe mãi vẫn chưa thông; SGK Ngữ văn lớp 6 theo Chương trình GDPT 2018 được xây dựng trên tinh thần phát triển năng lực cho HS và yêu cầu cần đạt, đó là HS là phải thành thạo cả 4 kỹ năng: Đọc- viết- nói và nghe.
SGK Ngữ văn 6 không phân biệt các phân môn: Văn học- Tiếng Việt, Làm văn như trước đây mà tổng hòa làm một; sau mỗi bài học, những điều HS nhận lại được sẽ là tổng hợp và đồng đều cả 4 kỹ năng trên.
Theo PGS.TS Bùi Mạnh Hùng - Tổng Chủ biên SGK Ngữ văn 6 Bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" thì chương trình GDPT mới rất mở cho tác giả viết sách; đồng thời mở cho cả giáo viên và HS. Chương trình SGK Ngữ văn thực sự mới, góp phần thay đổi việc dạy- học Ngữ văn trong nhà trường; giúp giáo viên, HS thích môn Văn; đổi mới cách tiếp cận; chú trọng hình thành phẩm chất năng lực; tích hợp kiến thức ngôn ngữ và kiến thức văn học thông qua hoạt động; giúp phát huy tinh thần tự học của HS; khơi gợi khả năng sáng tạo của cả thầy và trò để từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả việc học Ngữ văn trong thời gian tới.
Với SGK Ngữ văn mới lớp 6, HS được rèn luyện 4 kỹ năng: Đọc- viết- nói và nghe
PGS.TS Đỗ Ngọc Thống - Chủ biên SGK Ngữ văn 6 bộ "Cánh diều" cho hay: Sách biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, cụ thể hóa 3 loại văn bản chính: Văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản thông tin và giáo viên hoàn toàn chủ động về thời gian của bài học; tuy nhiên phần đọc hiểu cần chú trọng nhất. Cấu trúc bài học trong SGK Ngữ văn 6 cũng có nhiều đổi mới quan trọng so với sách hiện hành. Đó là, HS sẽ học theo chủ đề; mỗi bài học rèn luyện đồng đều 4 kỹ năng: Đọc- viết- nói và nghe gồm: Đọc- sau khi đọc- viết kết nối với đọc; thực hành Tiếng Việt, củng cố mở rộng; thực hành đọc, nghe... Về phần viết/nói luôn yêu cầu HS thực hành theo các bước: Trước khi viết/ trước khi nói; viết/trình bày nói; chỉnh sửa bài viết/sau khi nói và kiểm tra đánh giá bài viết/bài nói.
Chính bởi HS được rèn luyện nhuần nhuyễn, thuần thục các kỹ năng trên trong mỗi bài học nên PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Nam - Chủ biên SGK Ngữ văn 6, Bộ "Chân trời sáng tạo" nhấn mạnh, học SGK theo CT GDPT mới sẽ cung cấp năng lực thẩm mỹ, năng lực văn học và năng lực giao tiếp cho HS. Quan điểm của SGK Ngữ văn 6 là tích hợp dạy học và dạy các kỹ năng; đọc hiểu văn bản và dạy Tiếng Việt; viết và nói Tiếng Việt; các chủ điểm và thể loại văn bản; thiết kế các hoạt động hướng dẫn HS học quan sát, trải nghiệm, rút kinh nghiệm, từ đó tự điểu chỉnh, kiến tạo kiến thức cho bản thân. Khi HS làm chủ bài đọc, làm chủ tư duy trong một tác phẩm thì sẽ có cách hiểu đúng và cách viết vừa đảm bảo yêu cầu; vừa thể hiện sự sáng tạo, lồng ghép cách nhìn nhận, quan điểm của mình mà không lệ thuộc vào khuôn mẫu, bài mẫu.
Giáo viên gợi mở, học sinh chủ động
Theo cô Chu Hà - giáo viên dạy Ngữ văn lớp 6, trường THCS Sơn Đà, huyện Ba Vì, Hà Nội thì: SGK Ngữ văn 6 theo CT GDPT 2018 rất mở, là những chủ đề gần gũi, thân thuộc với cuộc sống hàng ngày của HS. Và tuy mỗi bài học đều lồng ghép rất nhiều yêu cầu nhưng theo chuỗi logic nhất định và luôn tạo hứng thú cho người học.
Trong CT GDPT 2018, việc tạo cơ chế rộng để các trường chủ động chọn lựa những bộ SGK khác nhau; học những bài học, văn bản không giống nhau và chỉ giữ khung chương trình chung; vô hình trung đã giúp loại bỏ hẳn việc HS học thuộc một bài văn mẫu nào đó rồi mang đi thi hoặc trước khi thi lôi sách mẫu/bài mẫu ra học/đọc.
Về vai trò của giáo viên dạy Ngữ văn, cô Chu Hà cho hay, với chương trình SGK mới, các thầy cô có trách nhiệm dẫn dắt, khơi gợi về phương pháp để HS nắm bắt được nội dung tác phẩm cũng như các yêu cầu cần đạt của bài học.
Học sinh chủ động và sáng tạo trong học Ngữ văn sẽ loại bỏ tình trạng văn mẫu
Chương trình SGK Ngữ văn lớp 6 theo CT GDPT mới đưa nội dung nghị luận văn học vào ngay từ học kỳ 1. Nội dung thể loại ở học kỳ 1 tiếp tục được củng cố, nhấn mạnh, tăng cường ở học kỳ 2 giúp HS tự tin và nắm chắc kiến thức; đồng thời có đầy đủ kỹ năng cần thiết khi làm bài. "Nếu đề thi rơi vào các tác phẩm mới, không có trong SGK thì việc thuần thục kỹ năng đọc hiểu và viết sẽ giúp các em dễ dàng hoàn thành bài làm"- cô Chu Hà nói.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc HS không theo bài mẫu/văn mẫu là khó khả thi, thậm chí không thể chấm dứt được "nạn" văn mẫu bởi các thầy cô vẫn chấm bài theo Barem... Bày tỏ quan điểm về việc này, cô Nguyễn Mỹ Hạnh, giáo viên dạy Ngữ văn tại một trường THCS thuộc quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cho hay, suy nghĩ như vậy là cực đoan. Trong CT GDPT mới, sẽ không có gì là "khuôn mẫu" vì cả cách học và cách dạy đều rất mới, sáng tạo và hoàn toàn là quá trình định hướng- khơi gợi năng lực tự chủ, tự học, tự cảm nhận của HS. Với kỹ thuật đọc- viết được học và trau dồi thường xuyên qua 4 năm THCS và 3 năm THPT, đặc biệt là phần thực hành rất bài bản, HS có thể tự tin những bài viết theo ngôn từ và cảm nhận của riêng mình nhưng vẫn đảm bảo nội dung cốt lõi của yêu cầu mà đề bài đặt ra. Và như vậy, CT GDPT mới sẽ là công cụ để "dẹp nạn" văn mẫu trong nhà trường.
Từ các bộ SGK lớp 6 biên soạn theo CT GDPT 2018 được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt, 63 tỉnh/TP đã tổ chức lựa chọn sách theo quy định của Thông tư số 25. Kết quả, tại mỗi tỉnh/TP, mỗi môn học/hoạt động giáo dục được chọn từ 1 đến 5 bộ sách trong đó tỉ lệ chọn 1 bộ/môn học khoảng 50%; 2 bộ/môn học khoảng 30%. Dù dịch bệnh phức tạp nhưng các địa phương, cơ sở giáo dục đã ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, chủ động khắc phục khó khăn, triển khai công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên để sẵn sàng thực hiện tốt nhiệm vụ trong năm học mới.
Không đi "lò luyện thi" nào, bí quyết nữ sinh Nghệ An lọt top 3 khối C cả nước Dù hoàn cảnh khó khăn, Hải Anh luôn nỗ lực tự học, không tham gia bất kỳ "lò luyện thi" nào và giành "trái ngọt" với điểm Ngữ văn cao trong kỳ thi tốt nghiệp. Yêu văn học từ những ngày nghe ông ngoại giảng giải Nữ sinh Nguyễn Thị Hải Anh (học lớp 12C8, Trường Trung học phổ thông Kim Liên, Nam...