Hình ảnh về loài động vật sở hữu bộ lông kỳ lạ nhất thế giới
Những loài động vật sở hữu bộ lông kỳ lạ nhất thế giới mang trên mình một vẻ đẹp riêng mà không loài nào có được.
Ngoài tác dụng giữ ấm, bộ lông của động vật còn có thể làm đẹp, đe dọa kẻ thù,… giúp chúng tồn tại lâu hơn trong môi trường tự nhiên. Nhiều nhà khoa học đã bất ngờ khi nhìn thấy những hình ảnh thú vị của một số loài động vật sở hữu bộ lông kỳ lạ nhất thế giới.
Ngựa Gypsy Vanner
Ngựa Gypsy Vanner có kích thước nhỏ, chân ngắn đi kèm bộ lông mượt, dài chạm đất. Lông giống ngựa này thường có đốm hoặc những mảng vá. Đặc biệt, chúng còn có bộ lông dài ở chân, bắt đầu từ gối trở xuống trông khá lạ mắt.
Con ngựa Gypsy có thân hình đặc biệt.
Tuy nhiên, giống ngựa Gypsy Vanner không có lông ở phần thân chỉ có ở phần đầu và phần đuôi. Chúng được mô tả là lễ phép và dễ quản lý. Ngoài ra, ngựa Gypsy Vanner luôn tự tin, dũng cảm, cảnh giác và trung thành với chủ.
Chó Afghan
Hầu hết giống chó Afghan có nguồn gốc từ Trung Á. Có khả năng quan sát nhạy bén, khỏe mạnh, dẻo dai nên loài động vật này thường được dùng trong nhiều cuộc đi săn. Giống chó này sở hữu bộ lông mềm mại trải dài như thác nước với những sợi lông có màu trắng tinh, phát triển hoàn toàn tự nhiên.
Chó săn Afghan có ngoại hình ấn tượng, đầu ngẩng cao, trông kiêu hãnh và thường xuyên bộc lộ vẻ mặt trầm ngâm. Giống chó này quan sát mọi thứ rất nhanh, ít khi nán lại để nhìn lâu. Chó đực có chiều cao trung bình từ 68 – 74 cm còn chó cái là 63 – 69 cm.
Bồ câu vương miện Victoria
Bồ câu vương miện Victoria là loài chim bồ câu lớn nhất trên thế giới. Chúng thường sống trong những khu rừng ở New Guinea (Nam Bán cầu). Ngoài bộ lông vũ màu xanh xám, sự lộng lẫy của loài chim này còn xuất phát từ “mái tóc” hình cánh quạt trên đỉnh đầu.
Loài bồ câu này chủ yếu ăn các loại trái cây, sung, hạt giống và vật không xương sống. Con mái thường đẻ một quả trứng duy nhất có màu trắng. Tên của bồ câu vương miện được đặt theo tên của Nữ hoàng Victoria Anh.
Danh pháp của loài bồ câu này được đặt theo tên Nữ hoàng Victoria của Anh.
Lạc đà Alpaca
Alpaca là loài lạc đà không bướu sống chủ yếu ở dãy núi Andes, Nam Mỹ. Loài động vật này có đầu nhỏ, cổ dài, đuôi ngắn và phần lông trên đầu cực kỳ ấn tượng. Bộ lông rất dày giúp chúng thích nghi với điều kiện khí hậu lạnh.
Nhiều nhà khoa học hay ví lông lạc đà Alpaca giống với lông cừu, nhưng độ giữ ấm cho cơ thể lại tốt hơn lông cừu rất nhiều. Đặc biệt, lông loài cừu này có thể chống thấm nước, do có chứa chất dầu và có giá cực kỳ đắt đỏ.
Bò cao nguyên Scotland hay còn gọi là bò tóc rậm tạo ấn tượng với người nhìn bởi cặp sừng dài cùng bộ lông rậm rạp. “Tóc” của loài bò này được xem là dài nhất trong tất cả các loài gia súc và giúp bảo vệ cơ thể trong mùa đông lạnh.
Loài bò này chủ yếu được nuôi để lấy thịt vì có nhiều chất dinh dưỡng và chúng sở hữu kỹ năng sinh tồn rất tốt, tồn tại kể cả trong khu vực núi dốc đứng. Ngoài ra, bò cao nguyên Scotland có thể sử dụng sừng để khai thác nguồn thức ăn khi bị tuyết và cây chôn vùi.
Lợn râu Borneo
Lợn râu Borneo có tên khoa học là Sus barbatus, được tìm thấy trong khu vực Đông Nam Á, Sumatra, Borneo, bán đảo Mã Lai và nhiều đảo nhỏ. Điểm ấn tượng nhất của loài động vật này chính là bộ râu dày và dài có màu trắng ngần.
Ngoài ra, lợn râu Borneo có thể sinh sản từ 18 tháng tuổi và được lai tạo với nhiều loài khác trong họ Suidae. Vườn thú San Diego là vườn thú đầu tiên ở Tây Bán cầu lai tạo giống lớn râu Borneo.
Cua tím, rồng bay và những động vật kỳ lạ ở Philippines
Đất nước nghìn đảo Philippines không chỉ có nền văn hóa truyền thống đầy màu sắc mà còn là môi trường sống của những loài sinh vật độc lạ trên thế giới.
Cua tím ở Philippines.
Cua tím:Với lớp vỏ màu tím và càng màu đỏ, loài giáp xác đảo Palawan dễ dàng nổi bật nếu đặt cạnh các con cua khác. 4 loài cua tím mới được phát hiện ở những vùng xa xôi của Palawan năm 2011.
Theo nhà khoa học Hendrik Freitag thuộc Bảo tàng Động vật học Senckenberg ở Dresden (Đức), cua có khả năng phân biệt màu sắc là điều tự nhiên.
Trong trường hợp cua tím, màu sắc được sử dụng như phương tiện kiểm soát hành vi xã hội và tìm bạn tình.
Rồng bay:So với quái vật phát lửa trong truyền thuyết, rồng bay hay thằn lằn bay có kích thước nhỏ và ít nguy hiểm hơn. Chúng thường ăn côn trùng và sử dụng xương sườn thon dài để hỗ trợ bay hoặc lượn.
Rồng bay sử dụng khả năng điều hướng không khí trong rừng để tìm bạn tình, xác định vị trí con mồi và bảo vệ lãnh thổ. Loài bò sát này phát triển mạnh trong các khu rừng ở Philippines.
Cáo bay mặt sọc:Còn được biết đến trong thế giới khoa học là dơi ăn quả mặt sọc Mindoro (Styloctenium mindorensis), sinh vật khác thường này là một trong những khám phá sinh học mới của Philippines.
Loài đặc hữu đảo Mindoro được công bố chính thức trên tạp chí Mammalogy số tháng 8/2007. Loài dơi này thường được gọi là cáo bay vì khuôn mặt giống cáo.
Lợn râu Palawan:Những con lợn râu Palawan (Sus ahoenobarbus) không phải là lợn rừng bình thường. Bên cạnh đám lông trắng che gần hết mặt, con lợn này có răng nanh và mõm dài.
Là loài đặc hữu hiền lành ở Philippines, lợn râu Palawan tập trung ở các đảo Calamian, Balabac và Palawan. Con đực sống đơn độc, trong khi những con lợn râu cái có xu hướng hợp thành cộng đồng hoặc các nhóm để thực hiện một số nhiệm vụ như bảo vệ lãnh thổ.
Hải sâm bánh kếp biển (sea pancake):Thoạt nhìn, sinh vật biển sống ở đáy này có thể khiến ta liên tưởng đến món bánh xèo với pho mát, syrup và chocolate.
Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài vô hại, loài sên biển có tên khoa học Nudibranch ẩn giấu sự hung tợn.
Những con hải sâm này có màu sắc quyến rũ từ những sinh vật mà chúng ăn. Thức ăn gồm nhiều loại động vật khác nhau hải quỳ, bọt biển, thủy tức và cả các loài hải sâm khác.
Được tìm thấy ở đảo Verde, hải sâm có hình bánh kếp chỉ là một trong số 800 loài sống ở Philippines.
Tôm hùm biển Terrible Claw Lobster:Loài sinh vật biển này có kích thước chỉ 10 cm, tên khoa học là Dinochelus ausubeli, được phát hiện lần đầu tiên ở ngoài khơi đảo Luzon năm 2007.
Terrible Claw Lobster nhỏ hơn so với các loài tôm hùm khác và có một càng dài gần bằng kích thước cơ thể. Cả 2 càng đều có gai nhọn được sử dụng để bắt mồi.
Rùa mai mềm khổng lồ Cantor:Với lớp vỏ khác biệt và hành vi kỳ quặc, rùa mai mềm khổng lồ Cantor (Pelochelys cantorii) thường dành phần lớn cuộc đời ẩn trong lớp cát ở Philippines và các nước châu Á khác.
Được đặt theo tên nhà động vật học người Đan Mạch, Theodore Edward Cantor, loài rùa nước ngọt này có thể cao tới 2 m, chủ yếu ăn thịt các động vật thân mềm, cá và động vật giáp xác.
Cá mập "bơm hơi":Cá mập "bơm hơi" (tên địa phương là cá mập bong bóng) có những đốm sáng hoặc hoa văn màu ngụy trang và khả năng phồng lên bằng cách bơm nước vào bụng.
Do đó, những con cá mập này có thể ngay lập tức tăng kích thước và khiến những kẻ săn mồi sợ hãi. Cá mập bơm hơi là một trong những loài sinh vật biển mới được phát hiện ở eo biển đảo Passage của Philippines.
Dơi mũi ống Philippines:Với lỗ mũi nhọn, giống ống, sinh vật có cánh này là một trong những loài dơi kỳ lạ nhất hành tinh. Sống trong rừng mưa Sibuyan, Negros và Cebu, dơi ăn quả mũi ống Philippines (Nyctimene rabori) là loài động vật đang bị đe dọa tuyệt chủng.
Không giống các loài khác, dơi mũi ống thích đậu trên cây thay vì hang động. Tuy nhiên, đặc điểm này cũng có tác động xấu đến sự sinh sôi nảy nở của chúng.
Khai khẩn đất và khai thác gỗ bất hợp pháp vẫn là 2 trong số những mối đe dọa lớn nhất đối với dơi mũi ống và các động vật khác sinh tồn trong rừng mưa nhiệt đới Philippines.
Ngắm bộ lông sặc sỡ của chim uyên ương Chim uyên ương có tên khoa học là Aix Galericulata, có nguồn gốc ở Đông Nam Á. Chiều dài của uyên ương trưởng thành từ 41-49 cm, sải cánh dài 65-75 cm. Con trống (còn gọi là uyên) có bộ lông sặc sỡ khó nhầm lẫn. Nó có mỏ đỏ, vệt lông hình lưỡi liềm lớn màu trắng phía trên mắt và mặt...