Hình ảnh trong trại tị nạn nằm ở ‘tiền tuyến’ chống đậu mùa khỉ tại CHDC Congo
Với hơn 16.000 ca đậu mùa khỉ được ghi nhận trong năm nay, Cộng hòa Dân chủ Congo là tâm điểm của dịch bệnh.
Tờ Guardian (Anh) đã đăng tải chùm ảnh của nhiếp ảnh gia Moses Sawasawa về trại tị nạn Mudja, nơi đang nằm ở “tiền tuyến” dịch bệnh đậu mùa khỉ của CHDC Congo.
Hơn 25,4 triệu người ở CHDC Congo – một phần tư dân số – cần viện trợ, trong bối cảnh bất ổn và bạo lực dai dẳng tại quốc gia Trung Phi này. Hàng triệu người đã phải di dời và sống trong các trại như Mudja, ngoại ô Goma, thủ phủ của tỉnh North Kivu.
Cô Namwana Ndoole (35 tuổi), đến trại tị nạn Mudja từ thị trấn Kiwanja, cách Goma 70km. Cô không biết gì về đậu mùa khỉ.
Bộ trưởng Y tế Congo, Samuel- Roger Kamba, cho biết trong tuần này có 16.700 trường hợp bệnh đậu mùa khỉ được ghi nhận ở CHDC Congo với hơn 570 ca tử vong. Tổ chức phi chính phủ Medair đã thành lập một phòng khám dành cho những người được chẩn đoán mắc bệnh đậu mùa khỉ tại trung tâm y tế Munigi gần Mudja.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 14/8 đã ban bố trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu vì bệnh đậu mùa khỉ ở châu Phi. Đây là mức cảnh báo cao nhất của WHO. Bên cạnh đó, WHO còn kêu gọi tăng cường sản xuất vaccine để ngăn chặn chủng virus đậu mùa khỉ nguy hiểm hơn lây lan.
Video đang HOT
Phòng khám tại trung tâm y tế Munigi.
Đậu mùa khỉ là căn bệnh do virus gây ra, có thể lây lan giữa người và động vật nhiễm bệnh. Theo WHO, đậu mùa khỉ có thể lây lan qua tiếp xúc gần như chạm, hôn hoặc quan hệ tình dục, cũng như qua các đồ dùng như khăn trải giường, quần áo và kim tiêm.
Trẻ em dưới 15 tuổi chiếm hơn 70% các trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ và 85% số ca tử vong ở Congo. Các chuyên gia cho biết điều này có thể phản ánh sự khác biệt trong hệ thống miễn dịch của trẻ, với tỷ lệ suy dinh dưỡng cao khiến trẻ em dễ bị nhiễm bệnh.
Cậu bé Zainamba (3 tuổi), được chẩn đoán mắc bệnh đậu mùa khỉ tại trung tâm y tế Munigi. Zainamba đang được cách ly tại cơ sở này.
Cô bé Marceline hồi phục sau khi mắc đậu mùa khỉ.
Bất bình đẳng vaccine từ giai đoạn COVID-19 lại gây tranh luận ở dịch đậu mùa khỉ
10.000 liều vaccine phòng đậu mùa khỉ đầu tiên sẽ đến châu Phi vào tuần tới, nơi một chủng virus mới nguy hiểm đã gây báo động toàn cầu.
Một điểm tiêm vaccine ngừa bệnh đậu mùa khỉ ở Los Angeles, bang California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
10.000 liều vaccine đầu tiên trên đường đến châu Phi là do Bavarian Nordic sản xuất và được Mỹ tài trợ, không phải do hệ thống của Liên hợp quốc cung cấp. Bà Helen Rees, giám đốc điều hành Viện nghiên cứu Wits RHI tại Nam Phi, cho biết "thật bất bình" sau khi châu Phi phải vật lộn để tiếp cận vaccine trong đại dịch COVID-19 thì khu vực này một lần nữa lại bị bỏ lại phía sau.
Nhiều nhà khoa học và quan chức y tế công cộng đánh giá rằng việc vaccine chỉ đến châu Phi sau khi đã được cung cấp tại hơn 70 quốc gia bên ngoài "lục địa Đen" phản ánh rằng những bài học rút ra từ đại dịch COVID-19 về bất bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe toàn cầu vẫn chưa mang lại thay đổi đáng kể.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phải đến tháng này mới chính thức bắt đầu quá trình cần thiết để các quốc gia nghèo dễ dàng tiếp cận với số lượng lớn vaccine thông qua các cơ quan quốc tế.
Một số quan chức và nhà khoa học đánh giá với hãng thông tấn Reuters (Anh) rằng điều đó đáng lẽ có thể đã bắt đầu từ nhiều năm trước.
WHO ngày 14/8 đã ban bố trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu vì bệnh đậu mùa khỉ ở châu Phi. Đây là mức cảnh báo cao nhất của WHO. Bên cạnh đó, WHO còn kêu gọi tăng cường sản xuất vaccine để ngăn chặn chủng virus đậu mùa khỉ nguy hiểm hơn lây lan.
WHO cũng kêu gọi các quốc gia có kho dự trữ vaccie đậu mùa khỉ quyên góp cho các quốc gia đang có dịch bệnh bùng phát. Hai loại vaccine đậu mùa khỉ được sử dụng trong những năm gần đây là MVA-BN do hãng dược phẩm Bavarian Nordic (Đan Mạch) sản xuất và LC16 của KM Biologics (Nhật Bản). Giá của Bavarian Nordic là 100 USD/liều (hơn 2,4 triệu đồng) trong khi hiện vẫn chưa rõ giá của KM Biologics.
Vào ngày 23/8, WHO cho biết sẽ nới lỏng một số thủ tục nhằm nỗ lực đẩy nhanh việc tiếp cận vaccine đậu mùa khỉ của các quốc gia nghèo. Việc mua trực tiếp các loại vaccine đắt tiền này nằm ngoài khả năng của nhiều quốc gia thu nhập thấp.
Thời gian chờ đợi lâu để WHO chấp thuận cho các cơ quan quốc tế mua và phân phối vaccine phòng đậu mùa khỉ đã buộc chính phủ các quốc gia châu Phi cùng Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) châu Phi, thay vào đó phải đề nghị các nước giàu có quyên góp vaccine. Tuy nhiên, kênh tiếp nhận vaccine này khá mong manh, như đã từng xảy ra vào thời kỳ dịch COVID-19, nếu các nhà tài trợ cảm thấy họ nên giữ vaccine để bảo vệ người dân của mình.
Ngày 20/8, Tổng Giám đốc CDC châu Phi, ông Jean Kaseya cho biết cơ quan này đã khởi động thảo luận với Bavarian Nordic về vấn đề chuyển giao công nghệ để các nước tại lục địa Đen có thể tự sản xuất vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ trong tương lai. Ngoài ra, ông Jean Kaseya, cho biết đang nỗ lực để các nhà sản xuất châu Phi tham gia nhằm tăng nguồn cung và giảm giá vaccine đậu mùa khỉ, nhưng điều đó sẽ cần thời gian.
Em nhỏ mắc đậu mùa khỉ được điều trị tại Lobaya, CH Trung Phi. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Trong tháng này, WHO đã yêu cầu các nhà sản xuất nộp thông tin cần thiết để vaccine đậu mùa khỉ được cấp phép khẩn cấp. WHO kêu gọi các quốc gia hiến tặng vaccine cho đến khi quá trình này hoàn tất, dự kiến vào tháng 9. Bên cạnh đó, WHO khẳng định đang làm việc với các nhà chức trách Congo để lập kế hoạch tiêm chủng.
Bà Sania Nishtar, giám đốc điều hành của Liên minh vaccine và tiêm chủng toàn cầu (Gavi), cho biết mục tiêu của WHO là hành động nhanh chóng đối với phê duyệt và cải thiện về tài trợ, cho thấy "mặt tích cực hơn so với giai đoạn COVID-19".
Theo WHO, đậu mùa khỉ bao gồm nhiều chủng khác nhau, đã gây ra 99.000 trường xác nhận mắc và 208 ca tử vong trên toàn thế giới kể từ năm 2022.
Đậu mùa khỉ là căn bệnh do virus gây ra, có thể lây lan giữa người và động vật bị nhiễm bệnh. Theo WHO, đậu mùa khỉ có thể lây lan qua tiếp xúc gần như chạm, hôn hoặc quan hệ tình dục, cũng như qua các đồ dùng như khăn trải giường, quần áo và kim tiêm. Các triệu chứng bao gồm sốt, phát ban gây đau, đau đầu, đau cơ và lưng, mệt mỏi và hạch bạch huyết sưng to. Trong nhiều thập niên, căn bệnh này chủ yếu được ghi nhận ở Trung và Tây Phi, nhưng nó cũng bắt đầu lây lan đến châu Âu và Bắc Mỹ vào năm 2022.
Biến thể nhánh Ib mới của đậu mùa khỉ dường như lây lan dễ dàng hơn qua tiếp xúc gần, bao gồm cả trẻ em. Quốc gia hiện đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đậu mùa khỉ là Congo. Theo số liệu của chính phủ Congo, kể từ tháng 1/2023, đã có hơn 27.000 ca nghi ngờ mắc bệnh và 1.100 trường hợp tử vong tại đây, chủ yếu là trẻ em.
Một số chuyên gia y tế toàn cầu cho rằng WHO và các tổ chức khác nên tập trung sớm hơn vào việc cải thiện khả năng tiếp cận vaccine cũng như xét nghiệm bệnh và phương pháp điều trị đậu mùa khỉ.
Thái Lan xác nhận ca đậu mùa khỉ đầu tiên nhiễm chủng mới nguy hiểm Ngày 22/8, Thái Lan đã xác nhận trường hợp được biết đến là ca đầu tiên ở châu Á nhiễm chủng mới Clade b1 của virus gây bệnh đậu mùa khỉ (mpox) dễ lây hơn và có khả năng gây tử vong cao hơn. Bệnh nhân là một du khách người châu Âu, 66 tuổi, đi từ châu Phi đến Thái Lan trên...