Hình ảnh tắt đèn trên toàn thế giới trong Giờ Trái đất 2020
Từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối thứ bảy, 28-3, đèn điện nhiều nơi trên toàn thế giới tắt trong Giờ Trái đất 2020.
Do đại dịch Covid-19, Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) không tổ chức các cuộc tụ họp công cộng – thay vào đó, những người ủng hộ được khuyến khích tham gia các sự kiện trực tuyến.
Cầu cảng Sydney và Nhà hát lớn Australia chìm trong bóng tối của Giờ Trái đất 2020. Ảnh: Getty Image.
180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã tắt đèn trong Giờ Trái đất 2020. Các địa danh nổi bật – như Nhà hát Opera Sydney và Bức tường Kremlin ở Nga – đã bị chìm trong bóng tối trong một giờ từ 8 giờ 30 phút tối thứ Bảy. Cầu Tháp và Shard là một trong điểm sáng trên bầu trời London cũng tắt đèn để ủng hộ phong trào trên toàn thế giới.
Giờ Trái đất là sáng kiến của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) và đã diễn ra hàng năm kể từ năm 2007.
Sự kiện này được tổ chức để khuyến khích các cá nhân, cộng đồng và doanh nghiệp tắt đèn không cần thiết như một cam kết để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Trong những năm qua, Giờ Trái đất đã phát triển để châm ngòi cho các cuộc đối thoại toàn cầu về sự mất đa dạng sinh học và thiên nhiên trên toàn cầu.
Ông Andy Ridley, CEO và đồng sáng lập Giờ Trái đất, đã nói về sự kiện này: “Giờ Trái đất là về sức mạnh của một cộng đồng toàn cầu kết nối với nhau để thúc đẩy hành động thực sự cho tương lai bền vững của hành tinh chúng ta.”
Năm nay, khi đại dịch Covid-19 đang càn quét thế giới, Giờ Trái đất khuyến khích người tham gia trực tuyến, chia sẻ video và hình ảnh của mình.
Dưới đây là hình ảnh của tắt đèn Giờ Trái đất 2020 được ghi nhận ở nhiều nơi trên toàn thế giới:
Cầu Tháp ở London, Anh trước và sau khi chìm trong bóng tối trong Giờ Trái đất. Ảnh: PA.
Video đang HOT
Một tình nguyện viên xếp nến thắp sáng theo chữ “Chiến đấu chống Covid-19″ trong chiến dịch Giờ Trái đất gần một nhà thờ công giáo ở thành phố Borongan, tỉnh Đông Samar, Philippines.
Bức tường Kremlin với Tháp Spasskaya (bên trái) cùng Quảng trường Đỏ với cửa hàng bách hóa GUM và Nhà thờ St. Basil (bên phải), Đức, chìm trong bóng tối khi đèn tắt trong một giờ để đán.h dấu Giờ Trái đất.
“Đường chân trời” ở Hồng Kông, Trung Quốc. Ảnh Getty Image.
Moscow, Nga trước và trong Giờ Trái đất. Ảnh: AP.
Tháp Tokyo, Nhật Bản lúc tắt đèn. Ảnh: Getty Image.
Tòa nhà ở Jakarta, Indonesia trước và trong Giờ Trái đất. Ảnh: Getty Image.
Bên sông Thames ở London, Anh. Ảnh: PA.
Cầu Xích ở Hungary. Ảnh: Reuters.
Tòa tháp đôi Petronas ở Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: Getty Image.
Cầu cảng Sydney và Nhà hát lớn ở Australia trước và sau khi chìm vào bóng tối. Ảnh: Getty Image.
HẢI PHONG
Mãn nhãn với những điểm đón giao thừa đẹp nhất thế giới
Dưới đây là những địa điểm nổi tiếng thế giới để chào đón khoảnh khắc giao thừa, nơi du khách có thể cháy hết mình cùng âm nhạc và pháo hoa cho đến khi Mặt Trời mọc.
London (Anh) còn điều gì tuyệt vời hơn là chiêm ngưỡng màn bắ.n pháo hoa ngoạn mục bên hai bờ sông Thames trong thành phố London cổ kính trong chuyến du lịch Anh.
Từ khu vực khán đài chính thức luôn cháy vé nhanh chóng nhưng vẫn có vô số địa điểm ngắm pháo hoa miễn phí, hấp dẫn khách du lịch như Primrose Hill, Parliament Hill trên khu vực của Hampstead Heath, Công viên Greenwich và Cung điện Alexandra.
Nằm giữa thành phố Dubai, ngọn Tháp Khalifa (Burj Khalifa) chính là một trong những toà nhà chọc trời hấp dẫn khách du lịch, hàng năm cứ vào đêm giao thừa, tại đây thu hút lượng khách tham quan khổng lồ, và cứ tăng dần qua mỗi năm.
Tòa tháp được hoàn thành xây dựng vào đầu năm 2019, và ngay lập tức Burj Khalifa đã phá kỷ lục là tòa nhà cao nhất thế giới với 829,8 met và trở thành một địa điểm lý tưởng để ngắm nhìn khung cảnh pháo hoa giao thừa chào mừng năm mới.
Moscow (Nga): Quảng trường Đỏ lịch sử ở Moscow là một trong những nơi lạnh nhất nhưng cũng sở hữu khung cảnh hấp dẫn nhất cho màn bắ.n pháo hoa đêm giao thừa. Đón năm mới ở đây, du khách có thể thăm lăng Lenin hay các di tích thời Chiến tranh Lạnh từ thời Liên Xô.
Rio de Janeiro (Brazil): Các cuộc tụ họp đón năm mới chính tại bãi biển Copacabana theo truyền thống có âm nhạc nhiều thể loại và pháo hoa. Du khách cũng có thể tiệc tùng theo phong cách cổ điển của Rio ở Jobi Bar hay ngắm khung cảnh tuyệt vời ở Vista Chinesa.
Las Vegas (Mỹ): Kinh đô ánh sáng trên sa mạc Vegas rực rỡ quanh năm và đêm giao thừa tỏa sáng hơn cả. Pháo hoa nổ ngợp trời trên đại lộ Paris Las Vegas, MGM Grand, Bellagio và một loạt khách sạn, sòng bạc khác. Thành phố sôi động với các buổi hòa nhạc của các ngôi sao đình đám cho đến khi Mặt Trời mọc.
Sydney (Úc) là thành phố đầu tiên trên thế giới đón mừng năm mới đúng vào lúc nửa đêm. Những màn pháo hoa lớn và hoành tráng được biểu diễn tại Nhà hát Opera và Cầu cảng Sydney năm nào cũng đều khiến người xem mãn nhãn.
Những nơi có tầm nhìn lý tưởng nhất để chiêm ngưỡng toàn cảnh màn pháo hoa ngoạn mục chính là các hòn đảo nhỏ cạnh bến cảng hoặc các công viên hai bên bờ cảng.
Kiều Trang
Theo doisongphapluat.com
Chiêm ngưỡng những cây cầu độc đáo bậc nhất thế giới Những ngày gần đây, cầu Thịnh Long đã được các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ, hoàn thiện các hạng mục mặt cầu, mặt đường dẫn... để đảm bảo có thể thông xe, đưa vào sử dụng từ tháng 4-2020. Thịnh Long là cây cầu vượt sông Ninh Cơ với tổng mức đầu tư hơn nghìn tỷ đồng. Những cây cầu...