Hình ảnh phố cổ Hội An vắng lặng ngày đầu giãn cách
Hàng quán, nhà dân cửa đóng im lìm, đường phố vắng tanh. Một Hội An vắng lặng trong ngày đầu thực hiện giãn cách xã hội.
Chùa Cầu vắng bóng người ngày đầu Hội An giãn cách.
Sau khi xuất hiện 5 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng, TP Hội An thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng từ 0h ngày 26/7.
Các phường Tân An, Thanh Hà và thôn Trảng Suối (xã Cẩm Hà) nơi xuất hiện các ca COVID-19 sẽ áp dụng thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16. Riêng xã đảo Tân Hiệp thực hiện Chỉ thị 19.
Những con hẻm vốn là điểm “check – in” yêu thích của du khách nay vắng tanh.
Theo ghi nhận của PV sáng 26/7, người dân phố cổ Hội An thực hiện nghiêm túc giãn cách xã hội.
Chùa Cầu ngày giãn cách.
Phố cổ vắng lặng ngày giãn cách xã hội.
Người dân ra đường mua hàng thiết yếu tuân thủ 5K.
Video đang HOT
Quán sá đều đóng cửa, đường phố vắng người. Một vài người ra đường mua hàng thực phẩm thiết yếu đều tuân thủ đeo khẩu trang, thông điệp 5K.
Các điểm tham quan…
hàng quán đều đóng cửa để thực hiện giãn cách phòng chống dịch.
Vợ chồng ông Tám hằng ngày mưu sinh bằng nghề bán nước ngọt trên phố cổ nhưng dịch giã khách du lịch vắng, ông bà đành nghỉ bán từ nhiều tháng nay.
Dịch COVID-19 kéo dài khiến người dân phố cổ chật vật vì mưu sinh
Những ngôi nhà cổ cửa đóng then cài.
Du thuyền ngừng hoạt động, xếp hàng neo tại bến
Người dân dự trữ thực phẩm để hạn chế ra đường.
Chốt kiểm dịch được thành lập tại cửa ngõ ra vào thành phố, yêu cầu người dân tạm thời không ra khỏi địa bàn để đảm bảo phòng chống dịch COVID-19.
Mục sở thị 7 cây cầu ngói cổ đẹp huyền bí nhất Việt Nam
Nhờ kiến trúc đặc biệt, vẻ đẹp cổ kính, huyền bí, những cây cầu ngói cổ đẹp ngỡ ngàng không chỉ có chức năng giao thông mà đã trở thành biểu tượng văn hóa.
Cầu ngói Chùa Thầy. Chùa Thầy thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội có hai cây cầu ngói cổ nằm ở hai bên sân chùa. Cầu Nhật Tiên bên tay phải, nối chùa với một hòn đảo nhỏ, trên đảo có đền thờ Tam phủ. Cầu Nguyệt Tiên bên tay trái, nối làng xóm với chùa và đường lên núi Sài Sơn.
Hai cầu này do "Trạng Bùng" Phùng Khắc Khoan cho xây để cung tiến chùa vào đầu thế kỷ 17. Mỗi cầu gồm 5 gian, dưới xây đá cuốn trên dựng bộ khung nhà gỗ lợp ngói mũi hài. Hai bên thành cầu thông thoáng, có lan can thấp được làm rộng ra để làm nơi nghỉ chân cho khách thập phương.
Cầu Khum: Cầu nằm ở xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Đây là một cầu ngói cổ có kiến trúc độc đáo của khu vực miền Bắc. Nhìn từ xa cầu trông giống như một chiếc thuyền nan úp nên được gọi là cầu Khum.
Kết cấu khung cầu là các vì liên kết bằng kèo suốt, có cầu nối hai ngọn kèo, xà nách nối cột cái với cột con, không dùng đinh ốc.
Cầu ngói Phát Diệm: Cầu bắc qua sông Ân nằm ở trung tâm thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, cách TP. Ninh Bình khoảng 30 km. Bên trên lợp ngói, hai bên là hai hàng cột gỗ và những song gỗ lim làm lan can rất chắc chắn. Cầu có 3 nhịp, mỗi nhịp có 4 gian. Chiều dài của cây cầu này là 36m, chiều rộng là 3m.
Cầu ngói Phát Diệm có dáng vẻ nhẹ nhàng và thanh thoát. Đây được đánh giá là cây cầu hiếm và có giá trị nghệ thuật cao nhất trong các loại cầu cổ ở Việt Nam.
Cầu ngói chợ Thượng: Cầu thuộc thôn Thượng Nông, xã Bình Minh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, bắc qua sông Ngọc cạnh chợ Thượng nên được gọi là cầu ngói chợ Thượng. Cầu được xây dựng vào thế kỷ 18 nhờ tiền công đức của bà Nguyễn Thị Ngọc Xuân- cung phi của chúa Trịnh, là người con gái xuất thân làng Thượng Nông.
Kiến trúc cầu khá độc đáo, phần thượng gia với bộ khung gỗ và một mái nhà lợp ngói. Mố cầu được xây dựng hoàn toàn bằng đá tảng nằm chắc chắn hai bên bờ sông Ngọc. Nhờ bệ cầu chắc chắn, suốt hơn 300 năm với bao biến thiên lịch sử, cây cầu vẫn đứng vững.
Cầu ngói chùa Lương: Cầu ngói chùa Lương thuộc xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, Nam Định, bắc qua sông Hoành, cách chùa Lương hơn 100m.
Cầu có 9 gian uốn cong tựa cầu vồng trên 18 trụ đá vững chãi. Hai bên cầu là hai dãy hành lang cũng được uốn cong để khách bộ hành có thể dừng chân ngồi nghỉ, phía ngoài hành lang là hàng lan can bằng gỗ.
Cầu ngói Thanh Toàn: Cầu ngói Thanh Toàn cách thành phố Huế khoảng 8 km về phía Đông Nam thuộc xã Thủy Thanh, huyện Hương Thủy. Cầu ngói Thanh Toàn được chia thành các gian, mỗi gian như một ngôi nhà nhỏ trong ngôi nhà lớn.
Cầu dài khoảng 17 m, rộng 4 m và được chia làm 7 gian với gian giữa là nơi thờ bà Trần Thị Đạo - người góp tiền xây cầu cho dân làng tiện đường qua. Sáu gian còn lại đều có bục gỗ hai bên để nghỉ ngơi. Cầu ngói Thanh Toàn là một trong những chiếc cầu thuộc vào loại hiếm hoi và có giá trị nghệ thuật cao ở Việt Nam.
Chùa Cầu Hội An: Đây là công trình xây dựng vào thế kỷ 17. Cầu dài khoảng 18m, vắt qua lạch nước chảy ra sông Thu Bồn. Trên cửa chính của có một tấm biển lớn chạm nổi 3 chữ Hán là Lai Viễn Kiều (có nghĩa là cầu của những người bạn từ xa đến).
Cùng với thời gian, kiến trúc của Chùa Cầu hiện mang đậm phong cách Việt Nam với mái lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu. Chùa Cầu được chọn là biểu tượng của thành phố Hội An.
Top 13 cây cầu đẹp như cổ tích đáng chiêm ngưỡng khắp thế giới: Có cả Chùa Cầu ở Hội An Những cây cầu với thiết kế tuyệt đẹp - trong đó có Chùa Cầu ở Hội An - trở thành biểu tượng của các thành phố, được ví như đi ra từ truyện cổ tích. Bridge To Nowhere(Vườn quốc gia Whanganui, New Zealand): Cây cầu với thiết kế ấn tượng nằm lọt thỏm giữa khu vườn quốc gia Whaganui, nhưng lại không có...