Hình ảnh nóng bỏng Mỹ tập trận sát Nga năm 2015
Năm 2015 ghi nhận nhiều cuộc tập trận sát Nga của Quân đội Mỹ và đồng minh đẩy căng thẳng giữa các cường quốc lên mức độ rất nguy hiểm.
Trang mạng quân sự Sina của Trung Quốc vừa cho đăng tải hình ảnh về các đợt tập trận sát Nga của Lính thủy Đánh bộ Mỹ và đồng minh tại Romania trong năm 2015.
Trong năm 2015, Quân đội Mỹ duy trì số lượng lớn các đơn vị bộ binh cơ giới tại nhiều quốc gia Đông Âu có chung đường biên giới với Nga trong đó có Romania. Các đợt tập trận giữa các đơn vị này của Mỹ với Quân đội Romania diễn ra liên tục trong năm nay với sự tham gia của hàng ngàn binh sĩ.
Tất nhiên các đợt tập trận này diễn ra trong sự phản đối quyết liệt của Moscow và dĩ nhiên nó khiến mối quan hệ giữa Nga và NATO ngày càng đi vào bế tắc. Điều này dẫn tới việc Nga điều động các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa và tên lửa đạn đạo chiến thuật đến Kaliningrad vùng lãnh thổ của Nga nằm trong lòng các nước Đông Âu như một lời cảnh báo.
Trong ảnh là một chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams của lực lượng Lính thủy Đánh bộ Mỹ trong một đợt tập trận với Quân đội Romania trong năm nay.
Ước tính, Quân đội Mỹ đang triển khai hàng trăm phương tiện chiến đấu cơ giới tại một số căn cứ quân sự tại Đông Âu.
Video đang HOT
Trong ảnh là dòng xe tăng chiến đấu chủ lực TR-85 của Quân đội Romania được phát triển dựa trên xe tăng chiến đấu chủ lực T-55 của Liên Xô.
Dù gia nhập NATO từ năm 2004 nhưng trang bị của Quân đội Romania đa phần đều có nguồn gốc từ Liên Xô được nâng cấp và chuẩn hóa lại theo tiêu chuẩn NATO.
Xe bọc thép hạng nhẹ LAV-25 của Lính thủy Đánh bộ Mỹ tại Romania.
Trong ảnh là dòng xe chiến đấu bộ binh MLI-84M của Romania với hệ thống vũ khí tự động của NATO nhưng phần khung gầm lại là của xe chiến đấu bộ binh BMP-1 của Liên Xô.
MLI-84M được trang bị một tháp pháo tự động điều khiển từ xa với hệ thống vũ khí chính gồm một pháo tự động Oerlikon KBA 25mm và hai tên lửa chống tăng dẫn đường Maljutka-2T hoặc Spike.
Lính thủy Đánh bộ Mỹ trong đợt tập trận chung với các nước đồng minh tại Romania trong năm nay.
Các đơn vị bộ binh hoặc lính thủy đánh bộ Mỹ với hàng ngàn binh sĩ luôn được luân chuyển giữa các căn cứ quân sự ở Đông Âu như một cam kết của Washington về khả năng bảo vệ đồng minh trước các mối đe dọa từ Nga.
Được biết, Romania là một trong những nước ở Đông Âu mà Mỹ định triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa và Nga đã nhiều lần cảnh báo hành động trên của Mỹ sẽ khiến chính Romania gặp nhiều rắc rối hơn là được lợi.
Cận cảnh một chiếc LAV-25 của Mỹ trong một đợt tập trận tại Romania trong năm nay.
Theo_Kiến Thức
IS sẽ vẫn hoành hành trong năm 2016
Thế giới chưa thể xóa sổ Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng vào năm 2016, nhưng các nước có thể đẩy nhóm cực đoan tàn bạo bậc nhất trong thế kỷ 21 vào cảnh túng quẫn, theo CNN.
Phiến quân IS diễu hành trên đường phố Syria. Ảnh: Alarabiya.net
Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant (viết tắt là Daesh theo tiếng Arab) còn được biết đến với tên gọi Nhà nước Hồi giáo Iraq và Syria (ISIS). Cái tên cho thấy IS tự tuyên bố về ý thức hệ của nhóm trong thế giới Hồi giáo và tham vọng áp đặt đức tin lên 1,6 tỷ tín đồ.
IS vốn là một nhánh của tổ chức khủng bố al-Qaeda ở Iraq và do Abu Bakr al-Baghdadi cầm đầu. Nhóm khủng bố đang kiểm soát vùng lãnh thổ rộng lớn tương đương diện tích của bang Connecticut (Mỹ), trải dài từ miền Bắc Syria tới miền Trung Iraq.
"Sùng bái cái chết" vì ảo tưởng mù quáng rằng thế giới sắp diệt vong, phiến quân IS tin chúng sẽ sớm chiến đấu trong trận chiến Armageddon và giành chiến thắng. Armageddon là trận chiến sinh tử cuối cùng giữa người Hồi giáo và La Mã (ám chỉ người Thiên Chúa giáo, phương Tây).
Năm 2015, "Đế chế Hồi giáo" tự xưng đã gieo rắc nỗi kinh hoàng cho các nước, từ Tây Phi tới trung tâm của châu Âu. IS được cho là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại trong năm 2016, theo CNN.
IS đã bành trướng ra sao trong năm 2015?
Năm nay, IS đã thắt chặt kiểm soát những vùng đất mà chúng chiếm được, thiết lập bộ máy chính phủ gồm các hoạt động từ phát hành giấy khai sinh tới sản xuất tiền vàng, đồng thời đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền. Các chiến binh IS, lực lượng mà Tổng thống Barack Obama gọi là "một tập hợp nghiệp dư", không bị ảnh hưởng nhiều từ các cuộc không kích của liên quân do Mỹ đứng đầu, theo CNN.
Trên thực tế, IS mở rộng địa bàn bằng cách quy nạp hoặc liên minh với các nhóm khủng bố khác trong khu vực, gồm Boko Haram và Taliban ở Afghanistan. Các phần tử cực đoan dường như cạnh tranh với nhau khi tiến hành các vụ tấn công đẫm máu nhất lấy cảm hứng từ IS, gồm vụ đánh bom một nhà thờ Hồi giáo của người Shiite tại Yemen khiến 137 người chết, bắn rơi phi cơ chở khách của Nga tại Ai Cập cùng vụ tấn công du khách ở Tunisia.
Trong năm 2015, IS cho thấy tổ chức có thể tấn công bất cứ đâu, hoặc luôn có mô hình "những con sói đơn độc" ở những nơi chúng không xuất hiện. IS hiện áp dụng hình thức tuyển quân trực tuyến theo cách bí mật. Cách này khó bị phát hiện và thậm chí khiến việc ngăn các vụ tấn công đẫm máu trở nên khó khăn hơn. Cú sốc lớn nhất xảy ra vào tháng 10 khi IS thực hiện các vụ tấn công phối hợp tại trung tâm Paris, khiến 130 người chết và làm rúng động thế giới.
IS sẽ tiếp tục lộng hành năm 2016?
Vụ tấn công liên hoàn tại Pháp được coi là bước ngoặt trong bối cảnh cuộc chiến chống khủng bố sẽ mở rộng trong năm tới. Các giá trị riêng của thế giới phương Tây, từ nhiệm vụ nhân đạo tới quy chế người tị nạn và tương lai của đường biên giới mở giữa các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu, có nguy cơ chịu ảnh hưởng từ cuộc chiến này.
IS chắc chắn phải đối mặt trước những đợt tấn công từ phương Tây. Tuy nhiên, phá hủy cơ sở hạ tầng của tổ chức không đủ để đè bẹp ý thức hệ của nhóm khủng bố cực đoan.
Việc lực lượng Nga dội bom phiến quân cũng khiến tình hình thay đổi. Nhiều chuyên gia cho rằng, các đợt tấn công của Điện Kremlin chắc chắn làm suy yếu quân nổi dậy Syria, một trong những thách thức trên bộ đối với IS.
Các nhà lãnh đạo sẽ phải hành động để thuyết phục các lực lượng chủ chốt ở mặt đất, đặc biệt là những người Hồi giáo dòng Sunni ở Iraq, đẩy lùi IS khỏi thị trấn và thành phố. Cho tới nay, thế giới đã thống nhất kế hoạch chấm dứt cuộc chiến tại Syria, nơi thúc đẩy sự bành trướng của nhóm cực đoan.
Theo CNN, thế giới chưa thể xóa sổ IS vào năm 2016, đơn giản vì cuộc chiến này quá lớn. Tuy nhiên, các nước có thể đẩy một trong những nhóm tàn bạo nhất thế kỷ 21 rơi vào cảnh túng quẫn.
Hải Anh (CNN)
Theo Zing News
Hơn một triệu người di cư tới EU trong năm 2015 Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) ngày 22-12 cho biết, từ đầu năm 2015 đến nay, hơn một triệu người tị nạn và người di cư đã tới các nước thuộc Liên hiệp châu Âu (EU). Trong đó, gần 3.700 người đã thiệt mạng hoặc mất tích trong hành trình đầy nguy hiểm này. Người tị nạn và người di cư lên...