Hình ảnh mới đầy mê hoặc của siêu hố đen đầu tiên được chụp ảnh
Khi thế giới lần đầu tiên được chiêm ngưỡng bức ảnh chụp trực tiếp một hố đen, nhiều người tỏ ra khá thất vọng vì họ chỉ thấy một vết nhòa nhợt nhạt thay vì ảnh chụp chi tiết, nhưng giờ đây điều này đã thay đổi.
Hình ảnh mới của siêu hố đen ở thiên hà Messier 87 ESO
Hố đen là tên dùng để chỉ những con “ quái vật” thực thụ của vũ trụ, luôn ngốn ngấu mọi thứ xung quanh và thậm chí cả ánh sáng cũng không thể thoát khỏi chúng. Cho đến nay, hố đen thực sự là những thiên thể bí ẩn nhất mà vũ trụ từng tạo ra.
Đa số vật chất xung quanh đều bị hút vào hố đen, nhưng vẫn có một số dạng vật chất bằng cách nào đó thoát được số phận bị nuốt chửng, nhưng bù lại chúng bị tống vào không gian xa xăm.
Những luồng năng lượng chói lóa và vật chất tống ra từ lõi hố đen là một trong những điều bí mật của các thiên hà. Các nhà nghiên cứu nghi ngờ những luồng năng lượng đó được hình thành và khởi động bởi các từ trường, nhưng cho đến nay chứng cứ về giả thuyết này vẫn bị giới hạn.
Video đang HOT
Để khám phá bí mật trên, các chuyên gia quan sát dựa trên dữ liệu đến từ Kính thiên văn Event Horizon (EHT), tổ hợp kết nối 8 kính viễn vọng vô tuyến trên khắp các lục địa nhằm tạo ra kính viễn vọng ảo có kích thước cỡ Trái đất.
Vào năm 2019, EHT đã cho ra đời bức ảnh đầu tiên chụp trực tiếp một hố đen. Đối tượng chính là siêu hố đen của thiên hà Messier 87, cách Trái đất khoảng 55 triệu năm ánh sáng trong phạm vi chòm sao Xử Nữ.
“Giờ đây, chúng ta đang chứng kiến mẩu chứng cứ then chốt kế tiếp trong nỗ lực tìm hiểu cách thức các từ trường hoạt động xung quanh những hố đen”, theo báo The Guardian dẫn lời đồng tác giả Monika Moscibrodzka, trợ lý giáo sư đang công tác tại Đại học Radboud (Hà Lan).
Bức ảnh mới chụp siêu hố đen của thiên hà Messier 87 được công bố vào ngày 24.3 cho thấy chi tiết rõ ràng hơn của các lực từ trường đang quần đảo ở rìa trong của hố đen này, theo báo cáo đăng trên chuyên san Astrophysical Journal Letters.
“Những hình ảnh mới được công bố đóng vai trò quan trọng để hiểu bằng cách nào từ trường cho phép hố đen “ăn” vật chất và phóng thích các luồng năng lượng khổng lồ”, theo đồng tác giả Andrew Chael, thành viên của nhóm EHT.
Phát hiên hố đen khổng lồ "lang thang" trong không gian
Các hố đen siêu lớn thường sẽ giống như một động cơ tĩnh tại trung tâm của thiên hà, hút lấy mọi thứ xung quanh chúng.
Tuy nhiên, hiện các nhà thiên văn học đã phát hiện thấy một trường hợp rất bất thường về hố đen đi "lang thang" trong không gian. Trước đây, người ta tin rằng có thể vẫn tồn tại các hố đen siêu lớn đang di chuyển, nhưng để chứng minh cho giả thuyết đó là rất khó.
Dominic Pesce, nhà thiên văn học tại Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard & Smithsonian, đã hợp tác với các nhà khoa học để quan sát 10 thiên hà xa xôi và hố đen siêu lớn ở trung tâm của mỗi hệ trong 5 năm qua.
Pesce - tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: "Chúng tôi không mong đợi các siêu hố đen sẽ di chuyển vì thông thường chúng sẽ chỉ nằm yên một chỗ". "Chúng quá nặng. Có thể ví như việc bạn đá một trái bóng bowling sẽ khó hơn nhiều so với việc đá một trái banh - và trong trường hợp này, "trái bowling" đó có khối lượng gấp vài triệu lần Mặt Trời của chúng ta. "Điều này sẽ đòi hỏi một cú đá khá mạnh".
Các nhà nghiên cứu đã so sánh vận tốc của cả thiên hà và siêu hố đen trong chiến dịch quan sát để kiểm tra xem có sự tương đồng nào hay không. "Chúng tôi hy vọng chúng có cùng vận tốc. Nếu như không, nghĩa là đã xảy ra sự xáo trộn nào đó với hố đen" Pesce nói.
Các nhà nghiên cứu tập trung vào các hố đen có chứa nước như một thành phần trong đĩa bồi tụ của chúng. Khi đó, nó sẽ tạo ra một dấu hiệu ánh sáng vô tuyến được gọi là maser, trông hơi giống tia laser.
Tín hiệu này có thể được sử dụng để đo vận tốc của hố đen thông qua mạng ăng-ten vô tuyến được các nhà thiên văn học sử dụng.
Và trong khi chín hố đen siêu lớn đứng yên, có một hố dường như đang di chuyển. Nó cách Trái Đất 230 triệu năm ánh sáng và có thể được tìm thấy ở trung tâm của một thiên hà được gọi là J0437 2456. Hố đen siêu lớn có khối lượng gấp 3 triệu lần Mặt Trời, và nó đang di chuyển với vận tốc khoảng 177.000 km/h trong thiên hà.
Thiên hà J0437 2456 - nơi chứa siêu hố đen đang di chuyển. Ảnh: Sloan Digital Sky Survey
Các nhà khoa học không rõ lý do gì khiến hố đen di chuyển, tuy nhiên có hai ý tưởng về vấn đề này. "Chúng tôi có thể đang quan sát kết quả của việc hợp nhất hai siêu hố đen", đồng tác giả nghiên cứu Jim Condon, nhà thiên văn học tại Đài quan sát thiên văn vô tuyến quốc gia ở Virginia, cho biết. "Kết quả của sự hợp nhất như vậy có thể khiến cho hố đen mới chuyển động giật lùi".Tuy nhiên, cũng có thể hố đen là một cặp trong thiên hà.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, cần phải tiếp tục tiến hành những quan sát trong tương lai để tìm ra nguyên nhân đằng sau hành trình chuyển động xuyên không gian của hố đen này.
Kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Vật lý Thiên văn.
Phát hiện siêu hố đen nuốt chửng cả thiên hà Khi tìm đến nguồn phát vô tuyến xa nhất trong vũ trụ từ trước đến nay, các nhà thiên văn học phát hiện hóa ra đây là một siêu hố đen đang nuốt chửng cả thiên hà. Mô phỏng hình ảnh một chuẩn tinh ESO/M. KORNMESSER Cách Trái đất khoảng 13 tỉ năm, vào thời điểm vũ trụ mới 780 triệu năm tuổi,...