Hình ảnh lột tả sóng gió châu Á 2015
Năm 2015, Afghanistan tiếp tục bất ổn, Ấn Độ và Pakistan tranh nhau chủ quyền vùng Kashmir, Biển Đông tiếp tục “dậy sóng” tranh chấp biển đảo…
Năm 2015: Bước ngoặt lớn của Putin Nhưng cu lưa ngoan muc nhât trên internet năm 2015 Dự đoán về năm 2015 chuẩn tới mức nào?
Trang Business Insider đăng một số bức ảnh lột tả các diễn biến trên toàn châu Á trong suốt 12 tháng qua:
Afghanistan
Một người đàn ông nhìn vào đống đổ nát của một bệnh viện thuộc tổ chức Bác sĩ Không biên giới ở Kunduz, sau khi cơ sở y tế này bị trúng bom của Mỹ. (Ảnh: AP)
Lính Mỹ tiếp tục duy trì hoạt động tích cực ở Afghanistan, vì Taliban và tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) ngày càng giành ảnh hưởng ở nước này. (Ảnh: Quân đội Mỹ)
Nepal
Trận động đất 6,7 độ Richter đã làm rung chuyển thủ đô Kathmandu, khiến hơn 2.200 người chết. Đây là trận động đất tồi tệ nhất trong 80 năm ở Nepal. (Ảnh: Reuters)
Ấn Độ
Một người đàn ông bán thuốc lá che dậy các vật dụng của mình trong khi một người khác xông khói để ngăn muỗi sinh sản ở Lucknow. (Ảnh: Reuters)
Video đang HOT
Thủ tướng Narendra Modi tham gia Ngày Yoga toàn quốc ở thủ đô New Delhi. (Ảnh: Reuters)
Tranh chấp tiếp tục diễn ra giữa Pakistan và Ấn Độ về chủ quyền vùng Kashmir. Trong ảnh là một phụ nữ Hồi giáo Kashmir đau đớn khóc gần thi thể một người tình nghi là phiến quân, trong lễ tang của anh ta ngày 5/12 ở Barhama, cách Srinagar – vùng Kashmir do Ấn Độ kiểm soát – 40km về phía nam. (Ảnh: AP)
Trung Quốc
Lính Trung Quốc luyện trong thời tiết giá lạnh – 26 độ C ở Heihe thuộc tỉnh Hắc Long Giang, giáp biên giới Nga (Ảnh: Reuters)
Trung Quốc đã nếm trải “Ngày thứ Hai đen tối” khi chỉ số Shanghai Composite giảm 8,492% trong một ngày. (Ảnh: Reuters)
Biển Đông
Tàu USS Theodore Roosevelt nhìn từ trên cao. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter bay trên chiếc V-22 Osprey sau khi thăm tàu sân bay này ở Biển Đông ngày 5/11/2015. (Ảnh: Reuters)
Nga
Các nữ học viên quân sự Nga tham gia diễu binh Ngày Chiến thắng tại Quảng trường Đỏ trong lễ kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến II ngày 9/5. (Ảnh: Reuters)
Nhật Bản
Một cuộc ẩu đả nổ ra tại Quốc hội Nhật Bản về một cuộc bỏ phiếu mở rộng vai trò của quân đội nước này. (Ảnh: Reuters)
Hàn Quốc
Hàng chục nghìn người Hàn Quốc đổ ra đường phản đối chính sách của Tổng thống Park Guen-Hye ngày 14/11. Họ bị chặn bởi hàng rào xe buýt cảnh sát ở trung tâm Seoul. (Ảnh: Reuters)
Thanh Hảo
Theo VNN
Hầm ngầm tránh không kích của Đức thời CTTG 2
Nằm ở Clapham, London, hầm ngầm tránh không kích của Đức được Anh sử dụng để tránh cuộc không kích Blitz dữ dội hồi Chiến tranh thế giới 2.
Được xây dựng ở bên dưới Clapham, London từ năm 1940 - 1942, hầm ngầm tránh không kích của Đức là nơi trú ẩn an toàn cho 8.000 người dân Anh trong Chiến tranh thế giới 2.
Hầm ngầm bí mật này nằm sâu dưới lòng đất và bố trí hàng trăm giường tầng để phục vụ nhu cầu ăn ở của người dân.
Hầm ngầm tuyệt mật một thời này trở thành nơi trú ẩn an toàn cho 8.000 người dân Anh trong giai đoạn phát xít Đức thực hiện cuộc oanh kích dữ dội Blitz nhắm vào các thành phố Anh từ ngày 7/9/1940 - 10/5/1941 (267 ngày đêm).
Rất nhiều giường tầng được bố trí bên trong hầm ngầm tuyệt mật của Anh.
Cục vận tải London (Transport for London - TfL) có kế hoạch mở cửa hầm ngầm tuyệt mật trên, biến nơi đây trở thành một địa điểm du lịch.
Phía trên mặt đất, tòa nhà cũ có thể sửa chữa, tái xây dựng thành quán cafe hoặc nhà hàng trong đó có không gian triển lãm nói về lịch sử hầm ngầm bên dưới.
Hầm ngầm này được sử dụng trong giai đoạn phát xít Đức sử dụng nhiều bom V1, V2.
Đến năm 1945, hầm ngầm bí mật này đóng cửa.
Sau đó, hầm ngầm này được sử dụng làm ký túc xá cho quân đội, dân thường và là nơi lưu trữ.
Bên trong hầm ngầm còn có căng-tin, các điểm viện trợ y tế...
Theo_Kiến Thức
Máy bay Nga oanh tạc dữ dội gần biên giới TNK Hãng thông tấn Reuters đưa tin, các máy bay được cho là của Nga đã tiến hành oanh tạc dữ dội gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Hãng thông tấn Reuters đưa tin, các máy bay được cho là của Nga đã tiến hành oanh tạc dữ dội gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Reuters dẫn lại thông tin từ Tổ chức Quan...